Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng

Đó là tên cuốn sách của PGS.TS Choi Byung Wook ( Đại học Inha Hàn Quốc) vừa ra mắt bạn đọc hôm nay tại sảnh tầng 5 nhà E Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lời phát biểu, GS Choi đã nói, đây chính là Luận án TS của ông  được bảo vệ tại Đại học Quốc gia Úc và ông đã rất vui mừng khi nó được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên. Trong lần xuất bản bằng tiếng Việt này ông cảm thấy sung sướng hơn vì 3 lý do: Một là công trình của ông đã đến được với độc giả Việt Nam, thứ hai là nó đã được trở về nơi nó hình thành và  đi ra với thế giới và thứ 3, điều rất tuyệt vời là nó được ra mắt vào đúng dịp hội ngộ của các nhà sử học Việt Nam tại cuộc Hội thảo" Sử học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa: những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận" được tổ chức ngày 4/3/2011, với sự có mặt của những  nhà sử học Việt Nam đến từ mọi miền đất nước.





Trích lời giới thiệu của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ : " Nhìn một cách tổng quát, cuốn chuyên khảo của tác giả Choi Byung Wook là một công trình nghiên cứu bổ ích, có giá trị. Nó cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới, một số lập luận kiến giải mới, một phương pháp tiếp cận khoa học và đưa ra những gợi ý mới, những vấn đề mới có thể trao đổi trong những cuộc thảo luận rộng rãi sau này"
Cuốn sách được thiết kế với 2 phần chính có liên quan với nhau: quá trình vận hành và đặc điểm cấu trúc của vùng đất Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Phần I: Quyền lực địa phương và sự tiêu vong của nó
 Chương 1. Di sản của hệ thống chính quyền Gia Đinh
 Chương 2.Gia Định thành tổng trấn( 1808-1833) và Lê Văn Duyệt
 Chương 3. Giải thể quyền lực ở vùng đất Nam Bộ
Phần II: Những nét đặc thù dứơi thời Minh Mạng
Chương IV: Chính sách giáo hóa ngừơi Nam Bộ của Minh Mạng
Chương V: Hậu quả của chính sách đồng hóa của Minh Mạng
Chưng VI: Đạc điền và bảo vệ tư hữu ruộng đất
Kết luận
" Cảm nhận bao trùm của người đọc cuốn sách là Choi Byung Wook bằng một phương pháp nghiên cứu thực chứng và  phân tích định lượng khá hiện đại, tác giả đã phục dựng cho chúng ta toàn cảnh một  vùng đất Nam Bộ dưới thời Minh Mạng, một mảnh đất đầy tiềm năng , xung lực nhưng cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn nội tại. Tác giả đã có ý tô đậm  hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa triều đình trung ương với thực thể di sản truyền thống địa phương và mâu thuẫn giữa các cộng đồng cư dân trong đó có mâu thuẫn dân tộc và sắc tộc. Người đọc có thể nhận thấy một sự quan sát sắc sảo ở luận cứ thứ nhất, đồng thời còn băn khoăn về sự toàn diện và tính thuyết phục của luận cứ thứ hai. Có thể ở đây lý luận về một " chủ nghĩa địa phương- vùng trong nghiên cứu là một lợi thế tích cực, nhưng nó sẽ trở thành một điểm yếu nếu chúng ta quá tin cậy khi sử dụng, nhất là những dữ liệu còn ở mức khiêm tốn. Điều đó cũng có thể áp dụng cho phương pháp phân tích định lượng. Lịch sử vốn là một ma trận phức hợp luôn luôn biến động ẩn hiện với vô vàn những tham số mà sự tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được bản chất những sự kiện, thông tin xác thực của chúng ta thì chỉ hạn hẹp. Vậy mọi sự quy nạp, khẳng định và kết luận phải chăng nên để ngỏ và mềm dẻo? Tuy nhiên đặt ra đựơc câu hỏi đã là tìm được một nửa câu trả lời." PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ nhận xét.

PGS. TS Choi Byung Wook chia sẻ: " Tôi rất vui vì qua bản dịch này được chia sẻ cùng với quý độc giả Việt Nam  những thông tin và cách nhìn về vùng đất Nam Bộ Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX. Nội dung của cuốn sách không chỉ là ý kiến cá nhân của một ngừơi nước ngoài nghiên cứu lịch sử, mà là của một ngừơi bạn ở đất nước đồng văn láng giềng, một đất nước cũng giống như Việt Nam, với nhiều sự kiện lịch sử sôi động trong cả hai thế kỷ XIX và XX. Tôi hi vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho độc giả Việt Nam  những tri thức mới trên cả hai phương diện: một là tri thức về lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, hai là tri thức về cách nhìn lịch sử của một ngừơi nghiên cứu lịch sử đến từ một đất nước có truyền thống lịch sử, văn hóa và những kinh nghiệm lịch sử rất gần gũi với Việt Nam..."

Choi Byung Wook trồng cây lưu niệm trước tượng đài Quang Trung ở Huế  tháng 2/2010

"

2 nhận xét:

  1. Bao giờ mới đưa tin hội thảo đấy?

    Trả lờiXóa
  2. Không có kỷ yếu làm sao đưa tin?, anh xã ngại xách nặng nên bỏ lại Viện rồì!:)

    Trả lờiXóa

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...