Sáng ngày 22/2/2019 tại trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội , Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Khoa Lịch sử đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách "Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” của cố tác giả nhà sử học, nhà giáo Đặng Huy Vận và một số đồng nghiệp. Tại buổi giới thiệu sách này GS.TS Phùng Hữu Phú ( người viết Lời giới thiệu cuốn sách) * đã có bài phát biểu giới thiệu cuốn sách.
Giáo sư cho biết Cuốn sách này đã để lại cho GS 3 ấn tượng sâu sắc:
-
Thứ
nhất "quyển sách này đã Thể hiện Lẽ sống, lý trưởng
sống của một nhà giáo, một nhà sử học, một trí thức yêu nước và cách mạng".
- Thứ hai "quyển sách này là sự kết tinh và tỏa sáng một phong
cách sử học nghiêm cẩn và tài hoa..."
-
Thứ ba "tập sách này là sự kết
tinh và tỏa sáng, một nhân cách, một văn hóa viết".
Dưới đây là nguyên văn đoạn trích bài phát biểu:
“ 1. Vì sao nói quyển
sách này thể hiện Lẽ sống, lý trưởng sống của một nhà giáo, một nhà sử
học, một trí thức yêu nước và cách mạng. Đọc tập sách này chúng ta thấy công
trình nghiên cứu của nhà sử học Đặng Huy Vận tập trung vào “Phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”.
Đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà là sự lựa chọn có chủ đích. Chúng
ta nhớ là các công trình của nhà giáo - nhà sử học Đặng Huy Vận viết đều trong khoảng
thời gian những năm 60 của thế kỷ trước. Đây là khoảng thời gian cuộc chiến tranh
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta diễn ra vô cùng khốc liệt. Năm 1960 “Đồng
khởi” phía Nam, chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến hành chiến tranh cách
mạng, năm 1965, Mỹ đổ quân vào, năm 1966 Mỹ bắt đầu ném bom phá hoại ra miền
Bắc…những công trình in trong tập sách này ra đời trong bối cảnh đó. Thế vì sao
mà thầy Đặng Huy Vận lại dành hết tâm sức để viết về phong trào kháng chiến? Chính là vì Thày Đặng Huy Vận muốn thông qua những trang sử hào hùng của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến mà người ta nói là "châu chấu đá voi", của một dân
tộc với tầm vông giáo mác… chống lại đại bác máy bay của một cường quốc đế quốc,
muốn tinh thần bất khuất ấy, chủ nghĩa yêu nước ấy, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam
ấy… được truyền lại cho thế hệ Việt Nam đánh Mỹ. Lấy sử học làm vũ khí tham gia
trực tiếp vào cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước - đó là lẽ sống, là lý trưởng
sống của một nhà giáo, một nhà sử học, một trí thức yêu nước và cách mạng … đấy
là điều mà tôi thu hoạch được rất là sâu sắc.
2.Vì sao nói quyển
sách này là sự kết tinh và tỏa sáng một
phong cách sử học nghiêm cẩn và tài hoa... Giở những bài viết trong tập
sách này chúng ta thấy ngồn ngộn chất liệu, sử liệu: tài liệu tiếng Hán, tiếng
Pháp, tài liệu thành văn, tài liệu khảo
sát thực địa..., mà Thầy Đặng Huy Vận đặc biệt coi trọng khảo sát thực địa,
lắng nghe nhân dân, những câu chuyện còn truyền lại trong dân gian, những bài
thơ còn lưu truyền lại trong dân gian, chứng kiến không gian diễn ra sự kiện
lịch sử... Đây là một tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chi tiết, nó khác
hẳn lối làm việc qua loa, đại khái, chiếu lệ... không phải là không còn trong
những bài nghiên cứu sử học trước đây và ngay cả bây giờ… Đọc lại những bài
viết của Thầy Đặng Huy Vận lịch sử hiện lên sống động, vô cũng thú vị . Tôi cứ
day dứt mãi một câu hỏi: vì sao nhân dân ít đọc sử, vì sao học trò không yêu thích
môn lịch sử? Có nhiều lý do, trong đó có lý do dường như là phong cách viết sử
của ta, phong cách dạy sử của ta có vấn đề, không phải là không phổ biến đâu,
với quan niệm rằng, sử là phải tổng quát, phải phát hiện quy luật, phải nâng
lên thành kinh nghiệm, phải nâng lên thành bài học … mà lịch sử vốn là sự sáng tạo của nhân dân, là máu, là mồ hôi, hấp dẫn
lắm chứ, sống động lắm chứ, mà chúng ta khô khan hóa, sơ cứng hóa sử học khá
nhiều. Nhưng Thầy Đặng Huy Vận không thế. Đọc các bài viết của Thầy chúng ta
hình dung rất rõ các nhân vật lịch sử, các anh hùng nghĩa sĩ, các trận đánh
từng chi tiết, từng căn cứ, từ mái đình thế nào, cây đa thế nào, hào lũy thế
nào..... sống động như là một cuốn phim quay chậm lại một thời gian lịch sử đầy
máu và nước mắt, đọc sống động lắm... cái phong cách ấy tôi học ở Thầy Vận rất
nhiều.
3.Tại
sao nói tập sách này là sự kết tinh và
tỏa sáng một nhân cách, một văn hóa viết. Bởi vì cuốn sách này từng bài, từng dòng, nhà giáo, nhà sử học Đặng Huy Vận không chỉ viết bằng trí tuệ, mà còn viết bằng
trái tim, viết bằng tấm lòng, sự trân trọng, sự ngưỡng mộ, sự tự hào về Nhân
dân, về Tổ quốc tự hào về các Anh hùng nghĩa sĩ, một tấm lòng trân trọng lịch
sử, trân trọng những thế hệ đã hi sinh, công trình này khi đọc tôi thấy xúc
động vì có tấm lòng ở đó, tình yêu thương ở đó, sự trận trọng ở đó. Trong các
bài viết, có lúc Thầy Đặng Huy Vận có thảo luận, có tranh luận với các nhà sử
học khác về sự kiện, con người, để đánh giá về chính nó, nhưng thái độ thảo luận, tranh luận rất khiêm
cung, rất văn hóa, không đao to búa lớn. Đó là văn hóa thảo luận, văn hóa tranh
luận phản ánh tấm lòng của một con người nhân ái, nhân văn,..Cái đó dạy chúng
ta nhiều điều lắm. Bây giờ không phải ở chỗ này, chỗ khác, diễn đàn này diễn đàn
khác, tranh luận nhau, đâu phải là tranh luận học thuật mà đó là sự báng bổ, sự
phỉ nhổ, sự xúc phạm lẫn nhau.. Đấy không là văn hóa, càng không phải là nhân
cách.
Tôi muốn nói ba điều
đó vì chính ba điều này tạo nên giá trị của tác phẩm "Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX" của nhà giáo, nhà sử
học đáng kính Đặng Huy Vận. Cuốn sách này không chỉ là một tập tri thức cho những
người nghiên cứu lịch sử, những người học tập lịch sử, những người yêu thích
lịch sử, mà quan trọng hơn, cuốn sách này là sự phản chiếu một tấm gương lớn của
một Nhà giáo, một Nhà sử học một Ngươì trí thức yêu nước và cách mạng mà bản
thân tôi và các thế hệ học trò mãi mãi noi gương Thầy, học tập Thầy. Đây là
chính là những điều tôi muốn nói về tập sách của một người Thầy mà tôi đã từng
yêu quý, luôn luôn tự hào và xin lấy lời
giới thiệu ấy như một nén tâm nhang thắp trước anh linh của Thầy".
* Đọc bài giới thiệu sách của GS.TS Phùng Hữu Phú ở đây:
http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Gioi-thieu-sach-Phong-trao-yeu-nuoc-chong-thuc-dan-Phap-xam-luoc-cua-nhan-dan-Viet-Nam-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-1-702-18370?fbclid=IwAR1gKOlddMcNJsHokqivUsO5A0gjAavhjjxVTb_Syyl3ptumBwKTsjOEALE
http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Gioi-thieu-sach-Phong-trao-yeu-nuoc-chong-thuc-dan-Phap-xam-luoc-cua-nhan-dan-Viet-Nam-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-1-702-18370?fbclid=IwAR1gKOlddMcNJsHokqivUsO5A0gjAavhjjxVTb_Syyl3ptumBwKTsjOEALE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét