Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Chị em hãy đòi cho được quyền bỏ thăm



Nhân dịp  bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp sắp tới, tôi xin được giới thiệu với các bạn  một bài  báo được viết cách đây  khoảng 80 năm đăng trên báo Đàn bà mới.  Ngày nay, việc toàn dân đi bầu cử là một việc dường như hiển nhiên, nhưng mấy ai nghĩ rằng  cái quyền hiển nhiên đó không phải bỗng dưng mà có. Các bạn hãy đọc để biết cách đây 80 năm ,  cái quyền hiển nhiên đó đã từng bị coi là ý tưởng lố lăng, điên rồ, ngu dại... như thế nào!
"Ngày 3 Mars ngày dân bỏ thăm  bầu mấy ông Hội đồng quản hạt, . Mấy ông này sẽ có nhiệm vụ đứng lên binh vực quyền lợi cho cả triệu người, từ việc nhỏ tới việc lớn, bất cứ việc gì ích lợi cho đại đa số, các ông sẽ có trọng trách ngó tới, biết tới rồi hoặc thỉnh cầu, yêu cầu tới chính phủ các ông phải làm cho đạt  mục đích của mình. Vậy thì cái  bổn phận người dân là phải biết lựa chọn  kẻ thay mặt cho mình. Mỗi người dân ( kẻ đủ quyền công dân, cầm lá thăm đi bầu tức là cầm thứ binh khí thiêng liêng trao cho người khác, nhờ người khác binh vực quyền lợi cho mình, cho hạt mình và cho cả toàn xứ.
Binh vực lợi quyền cho cả xứ là cho hết cả đàn ông lẫn đàn bà vậy tại sao chỉ đàn ông được quyền lựa chọn người thay mặt còn chị em tôi không được. một điều bất bình đẳng.
Điều này trước đã nhiều chị em , anh em bàn đến, song vô hiệu quả, nay đem ra nói nữa, tôi cũng chắc trước rằng rồi cũng sẽ thất bại. Song thất bại chẳng phải là một sự lầm mình ngã lòng, cản mình không cho tới đích thành công, vậy nhân cái dịp bầu cử này ta cứ cổ võ, ta cứ yêu cầu. rồi nếu ta trong một hai năm, trong năm mười năm không được cầm lá thăm trong tay, tất một ngày- ngày ấy không xa, chúng ta sẽ thắng, chúng ta sẽ được. Ở đời không có gì không phấn đấu mà không có kết quả đươc. Song yêu cầu cho phụ nữ có quyền bầu cử, sao cũng có người nông nổi đáp lại rằng:
Cái hàng đàn bà Việt nam mà đòi quyền bỏ thăm thì bao giờ được. Cái lá thăm khi ở tay họ chỉ là “của tặng” cho kẻ phỉnh phơ, dùng lời đường ngọt dụ họ, vì họ nhẹ dạ và nhiều nhu cảm, không thể theo mạng lệnh của lương tâm và công lý
Nói vậy là lầm. Lấy lịch sử, hoặc lấy ngay những công việc xảy ra hàng ngày ở giữa xã hội phụ nữ cũng đủ chứng nhận rằng người đàn bà ở thời đại này có đủ những đức tính cả quyết, biết suy xét, như đàn ông vậy. Và nếu lời bình phẩm trên có  đúng thì vì nhẹ dạ mà không biết chọn người và  với   vì đồng tiền mà bỏ thăm cho kẻ mua mình thì người nào nặng tội hơn? Tự phụ là biết suy xét mà đem lá thăm bán mấy chục đồng bạc chẳng  nhục lắm ư? Nói vậy hẳn bọn đàn ông cử tri hẳn chối cãi !
. Cứ chối cãi đi! nhưng chúng tôi hỏi: Mỗi một kỳ có mấy người ra ứng cử Hội đồng là mỗi một kỳ mấy  người đó xài bạc vạn, vậy những số tiền đó đi đâu? Việc mua bán thăm ở mấy trước xá Tây năm 1933 khi có  một cuộc bầu cử Hội đồng thành phố chúng tôi chưa quên mà
Hoặc có người  lại hỏi : Đàn bà nước Pháp, một nước văn minh gấp mấy trăm mình, làm  thầy mình còn chưa được quyền bầu cử nữa là đàn bà Việt Nam. Đàn bà Việt Nam đòi cho mình lá thăm là một việc lố lăng, một sự chỉ có trong mộng tưởng.
Kẻ hỏi vậy là kẻ rất đỗi ngu dại! Vậy mấy nước ở cuối châu Phi, nước Ấn… trình độ văn minh có bằng nước Pháp không? Mà đàn bà họ được di bỏ thăm? Đàn bà Pháp chưa được bỏ thăm là đàn ông Pháp cố đè nén đó thôi! Chứ lấy trình độ văn minh của một nước  ghép vô vào việc bỏ thăm là một sự “ lố lăng”, “ngu dại” hoặc có người tinh quái hơn bảo chúng tôi rằng: chị em được trời phú cho nhan sắc, một cái mãnh lực vô song bắt đàn ông con trai phải phục tong phải chịu theo cái ý muốn của mình, ở nhà thì được làm bà nội tướng, ra đường thì được kính nể, vậy còn muốn sao nữa.? chị em xin cho được lá thăm! Xin làm gì? Lá thăm đó tức là có bổn phận, có bổn phận tất là có trách nhiệm! Đằng này tuy mình không được đi bầu nhưng  mình không phải có trách nhiệm chả hơn ư?
Đối với những lời nói đường mật, khôn khéo nhưng ích kỉ đó, chị em tôi  trả lời: thôi xin các ông, chúng tôi là người dân, các ông cũng là người dân, chúng tôi cũng có bổn phận như các ông, nên cũng muốn có trách nhiệm như các ông mà.
Vậy hỡi chị em, bổn phận bắt chúng ta phải để ý, lo lắng hết thảy những vấn đề gifcos lien lạc tới sự sanh hoạt của chúng ta. Những vấn đề ấy nhiều lắm, bọn đàn ông đã tỏ dấu bất lực vậy chị em ta hãy thử ghé vai vào! Con ta không có chỗ học, chồng ta bị hiếp đáp ( việc chú Nồi chủ xe thổ mộ mà báo này đã viết trong bài Tiếng còi xe lửa) sanh mạng ta bị coi thường( việc xe lửa bị trật bánh ở Thuận lý vừa đây. Vụ này xảy ra vì sở Hỏa xa bắt người ta làm tới 12 giờ có 0$60 tiền lương, vậy nên có sự trễ nải, không tròn bổn phận hóa ra tai vạ) ôi còn bao nhiêu việc nữa, nói ra sao xiết. chị em ta hãy mau mau đòi quyền đi bầu cử, được đi bầu  rồi tất là được bầu cử, được bầu cử mới có thể là được những việc trên kia !"
Thụy An

1 nhận xét:

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...