Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN ( (I676-I789) là tài liệu mới hay không mới?

Trên blog Nguyễn Xuân Diện có đăng bài " Phát hiện thêm một tài liệu cổ viết về Hoàng Sa- Trường Sa" của tác giả Trịnh Khắc Mạnh là PGS.TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm đăng trên Tạp chí Hán Nôm; Số 4 (94) 2009; Tr.79-82.  
Có thật đây là một tài liệu mới được phát hiện không?

Sự thực là từ những năm I990, nhóm nghiên cứu Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa- Trường Sa đã biết đến tài liệu này rồi và đã sử dụng trong các bài viết của mình. Gần đây nhất là trong bài viết " Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng Sa-Trường Sa trong sách Phủ Biên tạp lục" trong cuốn "20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành" NXB Thế giới năm 2008, Nguyễn Quang Ngọc đã viết: " Bộ sách được hoàn thành chỉ sau Phủ Biên tạp lục một thời gian ngắn là ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN ( (I676-I789)- bộ sử do Quốc sử viện thời Lê -Trịnh tổ chức biên soạn nối tiếp vào quyển XIX sách Đại Việt sử ký toàn thư. Trong sách, đoạn ghi chépvề Hoàng Sa- Trường sa trên căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Nói một cách khác, các nhà chép sử thời Lê Trịnh sau khi xác định ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục là hoàn toàn đúng sự thật, đã đưa gần như nguyên vẹn nội dung này vào chính sử của triều đại mình. Ý nghĩa của ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN chính là nó đã biến ghi chép khoa học khách quan của Lê Quý Đôn thành nội dung của bộ quốc sử"


 Phần ghi chú có viết: Tham khảo ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN ( (I676-I789), bản dịch, NXB KHXH, H I99I, tr 243-244. Theo những người dịch, khảo chứng và hiệu đính sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN thì có đến 9 bản cuốn sách này, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa- Trường Sa lại nằm trong Hậu Lê Thi sử ký lược do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm tại gia đình Lê Trọng Hàm, lưu trữ tại Viện sử học, Hà Nội, Kí hiệu HV II9." (tr 359)
 
Tài liệu này lại được nhắc lại trong bài CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII, XIX: TƯ LIỆU VÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ, " đã được đăng trên tạp chí Xưa & Nay và blog Chi đã có giới thiệu. trong bài này Nguyễn Quang Ngọc đã viết : "Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) là bộ chính sử do Quốc sử viện thời Lê Trịnh biên soạn, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trên căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Ý nghĩa củaĐại Việt sử ký tục biên chính là nó đã biến ghi chép khoa học, khách quan của Lê Quý Đôn thành một nội dung của bộ Quốc sử, chuyển tinh thần cơ bản của bản chép tay của Lê Quý Đôn thành bản khắc in chính thức trên danh nghĩa quốc gia


 Tình trạng này cho thấy:
- Các kết quả nghiên cứu của giơi sử học đã không được phổ biến rộng rãi trong nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. 
- Giới thiệu Đại Việt sử ký tục biên như một tài liệu mới phát hiện cho thấy tình trạng thiếu sự tổ chức và thống nhất  trong việc nghiên cứu.
 Theo yêu cầu của Giao Blog làm rõ luận điểm 2 trong nhận định của tôi, xin đưa mấy ảnh chụp toàn văn bài của GS Nguyễn quang Ngọc lần đăng thứ hai, trong đó phần chú thích có ghi rõ bài đã được đăng trên TCNCLS từ năm 2001.










3 nhận xét:

  1. Nếu được, em nhờ chị Chi hai điểm sau:

    1. Cho phổ biến bài của "cụ" Nguyễn Quang Ngọc (em nói vui nhé) . Tức bài viết "Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng Sa-Trường Sa trong sách Phủ Biên tạp lục"

    2. Chị bổ sung thêm các bài viết liên quan đến ĐVSKTB do giới sử học đã công bố thời 1990s. Cái này rất quí, làm rõ thêm nhận định đầu tiên (trong đoạn chữ màu xanh ở cuối entry).

    Trả lờiXóa
  2. Từ những năm 1990, GS Nguyễn Quang Ngọc ( lúc đó mới là TS) đã chủ trì đề tài về lịch sử chủ quyền của Việt nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
    GS Nguyễn Quang Ngọc đăng bài "Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng sa Trường sa trong sách Phủ Biên tạp lục" lần đầu tiên trên tạp chí Nghiên cứu Lich sử số 5 ( 318) tháng 9-10 năm 2001, từ trang 30 đến trang 38..
    Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Nghiên cứu Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển có làm cuốn sách kỷ niệm chọn đăng một số bài của các cán bộ của Viện, bài này được đăng lại lần thứ hai có bổ sung thêm một số chi tiết..

    Trong phần ghi chú có viết:Phần ghi chú có viết: Tham khảo ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN ( (I676-I789), bản dịch, NXB KHXH, H I99I, tr 243-244. Theo những người dịch, khảo chứng và hiệu đính sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN thì có đến 9 bản cuốn sách này, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa- Trường Sa lại nằm trong Hậu Lê Thi sử ký lược do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm tại gia đình Lê Trọng Hàm, lưu trữ tại Viện sử học, Hà Nội, Kí hiệu HV II9." (tr 359)

    Tài liệu này lại được nhắc lại trong bài CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII, XIX: TƯ LIỆU VÀ SỰ THẬT LỊCH SỬ, " đã được đăng trên tạp chí Xưa & Nay và blog Chi đã có giới thiệu. trong bài này Nguyễn Quang Ngọc đã viết : "Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) là bộ chính sử do Quốc sử viện thời Lê Trịnh biên soạn, trong đó đoạn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trên căn bản không khác ghi chép của Lê Quý Đôn. Ý nghĩa của Đại Việt sử ký tục biên chính là nó đã biến ghi chép khoa học, khách quan của Lê Quý Đôn thành một nội dung của bộ Quốc sử, chuyển tinh thần cơ bản của bản chép tay của Lê Quý Đôn thành bản khắc in chính thức trên danh nghĩa quốc gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chị Chi !

      Em xin mấy tấm ảnh này nhé, để bổ sung sang bên em.

      http://giaovn.blogspot.jp/2015/06/tai-lieu-moi-ve-hoang-sa-truong-sa-moi.html?showComment=1433925859451#c6493664945304497789

      Xóa

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...