Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Việc viết lịch sử Việt Nam hiện đại

Shawn Fredrick Mc Hale
Người dịch: Đặng Thị Vân Chi 
Trích từ chương 1: Sự biến đổi của văn hoá in ấn và đời sống công cộng, 1907-1945 sự sắp xếp lại các giá trị tượng trưng ...từ :" Print and power: Confucianism, Communisism, and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, University ofHawai'i press, Honolulu"
        Đầu những năm 1920, một số nhỏ người Việt Nam bắt đầu quay sang chủ nghĩa Mac và chủ nghĩa dân tộc. Những người theo học thuyết này đề nghị một cách chấp nhận hiện đại hoá chưa từng được thực hiện ở Việt Nam với điều kiện đó là, bất chấp sự thức tỉnh của người Việt Nam và kết quả tất yếu kì lạ của cuộc cách mạng của họ, một số ít nhà cách mạng tin rằng người Việt Nam sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của người Pháp. Những tác giả này từ những năm 1920 và những năm 1930 đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bộ khung cho việc chép lịch sử của Việt Nam hiện đại. Một trong những giá trị chủ yếu của họ là tin rằng lẽ phải sẽ chiến thắng kẻ trống trị. Như là một hệ quả, họ tấn công vào sự suy đồi của thực tiễn tôn giáo văn hoá cũ và phát triển những khái niệm chính trị mới. Một số nhà Mác xít và dân tộc chủ nghĩa đã viết trong những năm 1920 và 1930 như Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu đã có ảnh hưởng lớn tới việc chép sử Việt Nam thời kì sau 1945. Không hề ngạc nhiên, những tác giả này có ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ các nhà sử học, những người coi lịch sử Việt Nam hiện đại là câu chuyện về cách mạng và chủ nghĩa dân tộc.
        Những nhà sử học được đào tạo ở phương Tây của Việt Nam hiện nay cũng theo các đồng nghiệp của họ, cũng có khuynh hướng tập trung việc nghiên cứu của họ vào chính trị. Có ít nhất bốn lý do cho sự lựa chọn này. Thứ nhất, và hiển nhiên nhất, những sự kiện chủ yếu trong lịch sử Việt Nam thời kì 50 năm trước đây, từ cách mạng tháng Tám cho tới cuộc xung đột Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra trong địa hạt quân sự và chính trị. Thứ hai, các nhà sử học phương Tây thì dựa hẳn vào các tài liệu lưu trữ của Pháp , Những tài liệu chứa đựng khối tư liệu khổng lồ về các phong trào xã hội và chính trị của Việt Nam, những bằng chứng mà dường như đã cung cấp những chứng cớ phong phú về tầm quan trọng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Thứ ba chính phủ Việt Nam đã hạn chế việc tiếp cận các tài liệu đối với các học giả phương Tây. Dù cho sự hạn chế có giảm đi nó cũng không cho phép những nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện việc nghiên cứu độc lập ở vùng nông thôn hoặc tiến hành những điều tra nhậy cảm ( như lĩnh vực  việc làm của người Trung Quốc và người Khơ me sống ở vùng đồng bằng sông Mê công). Thứ tư, những nhà sử học phương Tây đã bị ảnh hưởng bởi những đồng nghiệp Việt Nam của họ, những người không tôn giáo, đã nhấn mạnh vào các nhân vật yêu nước, dân tộc, cộng sản trong lịch sử Việt Nam hiện đại trong khoảng hơn 40 năm.
        Kết quả là cả những nhà sử học Việt Nam và những nhà sử học phương Tây đều thừa nhận rằng việc nghiên cứu chính trị ( và đặc biệt là sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc) được gói gọn trong bản chất của lịch sử Việt Nam hiện đại. Khuynh hướng của họ được củng cố bởi khao khát nhìn lịch sử trong những điều kiện có mục đích, các nhà sử học đã miêu tả sinh động cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 như một sự kết thúc không thể tránh khỏi của nền thống trị thực dân cũng như coi đó là một sự mở đầu mới. Trong khi cách mạng tháng Tám được coi như một việc không thể tránh khỏi nó cũng được nhìn nhận như là sự thức tỉnh về ý thức của nhân dân Việt Nam. Họ khẳng định rằng họ là chủ thể không phải là khách thể của lịch sử. Cuộc cách mạng này đã trở thành sự kiện nền tảng trong lịch sử Việt Nam, nó chiếm một vị trí tương tự như cách mạng Pháp trong lịch sử nước Pháp.) Các nhà sử học có khuynh hướng đặt toàn bộ sự tường thuật trong mối liên hệ với toàn bộ các sự kiện ở địa phương và khung cảnh chung của toàn quốc, vì vậy góp phần vào việc tiếp cận tổng thể.
       Trong việc nghiên cứu trước đây về thời kì 1920-1945, các học giả thường tập trung thẳng vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Hướng nghiên cứu chuyển sang thiên về nghiên cứu các sự kiện và phong traò, đặc biệt tập trung vào người chiến thắng cuối cùng của cuộc đấu tranh chống thực dân. Cách tiếp cận này, trong khi cung cấp một sự tường thuật liên kết các sự kiện của quá khứ, đã làm yếu đi sự khích lệ những lợi ích có tính mục đích một cách quá đáng của lịch sử Việt Nam.
       Hồ Huệ Tâm đã tranh luận chống lại những hiểu biết có tính mục đích như vậy về quá khứ, điều làm nghèo đi hiểu biết của chúng ta về lịch sử hiện đại mà những tường thuật lên đến cực điểm là về cách mạng tháng Tám. Như nhiều nhà sử học, bà khẳng định: “ Những năm 1920 ở Việt Nam thường được coi như là một thời kì biến chuyển từ chủ nghĩa cải cách trí thức đầu thế kỉ sang chính trị quần chúng cách mạng những năm 1930”. Những ý kiến như vậy xác định đặc điểm của những năm 1920 không theo nó là cái gì mà theo cái trước nó là gì và cái nó sẽ trở thành . Đẩy cuộc tranh luận này đi xa hơn, tôi tin rằng các nhà sử học sẽ xác định được đặc điểm của toàn bộ thời kì 1920-1945 không dựa trên những điều kiện của bản thân nó mà theo mục đích luận, như tập trung vào cuộc đấu tranh chính trị đã được thần thánh hoá trong cách mạng tháng Tám.
         Khi tôi quay lại từ những kết quả phương Tây về sử học Việt Nam gần đây tới một trong những nguồn sử liệu chủ yếu của họ, những tài liệu lưu trữ về Việt Nam trong lưu trữ của Pháp, chúng tôi buộc phải chú ý bởi hai ấn tượng. Thứ nhất tài liệu lưu trữ về chính trị và hành chính thì rất phong phú còn các tài liệu về vấn đề văn hoá thì rất nghèo nàn. Ví dụ, những tài liệu về Phật giáo và Nho giáo thì mờ nhạt, những tài liệu về phụ nữ thì hiếm hoi.. Thứ hai, trong khi chính quyền Pháp thu thập nhiều bằng chứng về phong trào cộng sản và phong trào dân tộc, đặc biệt thời kì 1920-1930, những tài liệu này cho chúng ta biết rất nhiều về việc người Pháp nhận thức rõ những nguy hiểm như nó đã xảy ra về những đe doạ có thật được đặt ra bởi những nhóm nhỏ này. Hai sự quan sát này dẫn chúng tôi đến một kết luận rõ ràng là các học giả đã không quan tâm đầy đủ về lịch sử Việt Nam: hồ sơ tài liệu, việc biên soạn vì những lợi ích của nhà nước thực dân Pháp bị đóng khuôn bởi thế giới quan của các nhà cai trị và chính trị tác động trở lại việc nhận thức mối đe doạ đối với bộ máy nhà nước.
          Hai chương đầu tiên của luận văn này dựa hoàn toàn vào nguồn tài liệu tiếng Pháp, nhiều tài liệu từ các nhà cai trị. Vì vậy không hề ngạc nhiên rằng thế giới quan có được qua những tài liệu này là có hệ thống. Chúng tôi đang tìm kiếm một sự cố gắng của chính quyền thuộc địa gây ấn tượng đối với một hệ thống kiểm soát: ( hợp pháp, hành chính) về sự tiến triển của sự sáng tạo, việc xuất bản, sự kiểm duyệt, sự phân phối và phát hành các văn bản. Nhưng bất chấp những văn bản đó vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà nước, điều khó khăn hơn là đánh giá một  vănbản như thế nào thì có thể phát hành, bị biến đổi ( qua việc sao chép), và tạo ra sự lộn xộn qua tay người đọc. Đặt vấn đề một cách đơn giản, thế giới quan những văn bản tiếng Việt được sử dụng trong những chương sau thì ít hệ thống hơn, vì vậy đem lại một cách nhìn lộn xộn về quá khứ của Việt Nam
        Tài liệu lưu trữ và tài liệu chữ in được xuất bản khoảng giữa những năm 1920-1945 ủng hộ việc lựa chọn việc đọc của quá khứ. Luận văn này trình bày một việc đọc như vậy trong khi chấp nhận tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc và cách mạng, không đặt chúng ở trung tâm của cuộc tranh luận. Nó kiểm tra một chút khía cạnh sự chuyển biến vĩ đại đã xảy ra ở Việt Nam trong thế kỉ này, làm thay đổi vai trò của chữ in và sự nổi dậy của lĩnh vực xuất bản của cuộc thảo luận.
         Cuộc thảo luận về sự biến đổi này có ba thành phần chính. Trước hết Việt Nam trong thế kỉ XX đã chứng kiến sự nổi lên của văn hoá in ấn, một vấn đề trong đó chữ in thay thế ngày càng nhiều hình thức thông tin truyền miệng. Thứ hai, sự phát triển của văn hoá in ấn, trong khi xuất hiện cùng thời điểm với sự trỗi dậy của những phong trào cách mạng và phong trào dân tộc, là một quá trình dễ nhận thấy có thể hiểu được điều kiện riêng của nó. Thứ ba, luật pháp thực dân đã quyết định văn hoá in ấn này. Luật quyết định cấu trúc của lĩnh vực xuất bản và thiết lập nền tảng cho sự kiểm duyệt. Bằng cách giới hạn tính chất của những bài phát biểu không thể chấp nhận được trong điều kiện hợp pháp, nó buộc những bài viết chống Pháp ra khỏi cuộc thảo luận công khai và đi vào địa hạt bí mật. Và định nghĩa như nó được biết là do những quan niệm của người Pháp và người Việt về những lĩnh vực tôn giáo và phi tôn giáo. Lĩnh vực công khai này bị cách li ra khỏi những xuất bản phẩm tôn giáo.
         Ba thành phần trên cho thấy hình dung chung về những lập luận trong luận văn này. Để hiểu biết đời sống trí thức của Việt Nam trong một vài mức độ sâu sắc nào đó, tuy nhiên, mục ba quay lại từ việc nghiên cứu rộng rãi văn hoá in ấn và sự hình thành lĩnh vực xuất bản tới tiếp cận việc đọc có chọn lọc một cách cẩn thận nhóm các bài luận. Mục sau là trung tâm của luận văn, vì nó vượt lên trên sự khái quát để chỉ ra kết cấu đặc biệt của đời sống xã hội và trí thức của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...