Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Bước đầu tìm hiểu đặc trưng văn hóa "duy tình" qua ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt*

Đặng Thị Vân Chi
Văn hoá duy tình là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh một trong những đặc điểm của người Việt là coi trọng tình cảm. Tâm lí coi trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của người Việt được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: với xã hội, với thiên nhiên ...Trong bài viết này chúng tôi giới hạn phạm vi tìm hiểu của mình qua một số hiện tượng trong ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt. Đây chỉ là những tìm hiểu bước đầu của tôi trong vấn đề khá lí thú này nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ giáo của bạn bè và đồng nghiệp.

1.Hiện tượng mở rộng cách xưng hô trong gia đình ra ngoài xã hội .

Trong hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Việt, ngoài đại từ tôi ( ngôi thứ nhất ) và ông- bà ( ngôi thứ hai) được dùng chính thức trong các văn bản hành chính, người Việt nhìn chung dùng phổ biến các đại từ chỉ mối quan hệ gia đình trong việc giao tiếp. Dưới đây là sơ đồ thuật ngữ thân tộc cơ bản:

+4 Kỵ
 +3 Cụ 
     + ông-bà
                + Cha- mẹ              
Ego                                                                           Tôi              
-1 Con
  -2 Cháu
  -3 Chắt
  -4 Chít
(Lấy "tôi " làm trung tâm thì anh chị của bố-mẹ đều gọi là bác, con của các bác thì phải gọi bằng anh chị, các em của bố  là chú/ cô ( tương ứng là thím ( vợ chú) và chú ( chồng dì), các em của mẹ là cậu/dì , vợ cậu là mợ và chồng dì là chú.)
Như vậy đại từ chỉ mối quan hệ trong gia đình gồm có các đại từ: Con, cháu, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím, bác, ông, bà, cụ, kỵ.
Trong số đại từ trên, ngoài từ kỵ hiếm khi được sử dụng trong thực tế và từ cậu bên cạnh ý nghĩa chỉ quan hệ trong gia đình là em trai của mẹ , được sử dụng phổ biến trong quan hệ bạn bè còn hầu hết các từ đều được sử dụng trong quan hệ giao tiếp. Riêng từ dì, thím, mợ được sử dụng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt đối với người phụ nữ khi đi chợ thường được những người bán hàng gọi là hoặc thím. Rõ ràng cách gọi như vậy tỏ ra rất hiệu quả trong việc tạo sự thân mật giữa người bán và người mua và làm cho việc mua bán trở nên dễ dàng hơn.
Hiện tượng mở rộng cách xưng hô trong gia đình ra ngoài xã hội của người Việt theo chúng tôi bắt nguồn từ đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam. Người Việt vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Do đó họ thường cư trú ổn định trong các làng xã. Quan hệ phổ biến trong các làng xã là quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng. Trải qua thời gian, các quan hệ hôn nhân hầu như đã làm cho mọi người trong làng trở nên có quan hệ họ hàng với nhau. Trong một quan hệ cộng đồng như vậy từ tôi- cá nhân ít được sử dụng và thay vào đó là cách xưng hô luôn biến đổi tuỳ theo quan hệ thân tộc và tuổi tác, vị trí của người xưng hô với người đối thoại. Ngôi thứ nhất có thể dùng cháu, con, anh, em... và ngôi thứ hai tương ứng có thể là anh, em, ông, bà, cụ, bác...Ngoài ra người Việt còn dùng từ tao ở ngôi thứ nhất với nghĩa hoặc rất thân mật, hoặc khi tức giận, khinh thị. Trong trường hợp này ngôi thứ hai là mày.
Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt có vẻ như rất phức tạp và làm cho người nước ngoài thường lúng túng khi học và sử dụng tiếng Việt. Song một khi đã nắm được bản sắc văn hoá trong hành vi giao tiếp của người Việt là coi trọng tính cộng đồng, coi mọi người như trong một gia đình lớn thì việc sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2.Sự xuất hiện của hệ thống từ biểu hiện sắc thái tình cảm.

Trong tiếng Việt có rất nhiều từ thể hiện sắc thái tình cảm của người nói trong giao tiếp. Chúng tôi tạm chia ra thành một số hình thức thể hiện sau:
a. Hệ thống các ngữ khí từ thể hiện các sắc thái tình cảm.
+ Ngữ khí từ thường thể hiện sự kính trọng khi chào hỏi (- Chào thầy ạ, -Chào bác ạ), khi trả lời (-Cháu đã ăn rồi ạ), khi hỏi (-Bác đã nghỉ hưu chưa ạ?)...
+ Ngữ khí từ làm cho việc yêu cầu một cái gì khác thay cho cái đang có trở nên nhẹ nhàng hơn(- Hôm nay em thích đi xem phim cơ).
+ Ngữ khí từ đây hoặc đấy thể hiện sự thân mật khi người nói báo hiệu bắt đầu tiến hành một hoạt động(-Chúng mình về đây), hoặc khi hỏi, (-Chị đang đọc gì đấy?)
+ Ngữ khí từ ư thể hiện sự thân mật khi hỏi (-Cháu đã về đấy ư?), hoặc tỏ sự ngạc nhiên (-Cháu đã lớn ngần này ư ! )
+ Ngữ khí từ nhé thể hiện sự thân mật trong câu đề nghị (-Anh uống nước chè nhé!)
+ Ngữ khí từ nhỉ thể hiện sự thân mật trong câu nhận xét (- Bộ phim này hay quá nhỉ !) hoặc câu hỏi lại (- Cậu vừa nói gì ấy nhỉ ?)
b. Hệ thống từ cảm thán.
+Biểu thị sự ngạc nhiên : ồ, ô, ơ, ô hay, ơ hay, ô kìa, ơ kìa.
+Biểu thị sự vui mừng : A( A! Mẹ đã về)
+Biểu thị sự sự hãi, đau đớn : Eo ôi, ái, ối, ôi ( -Eo ôi ! Ma;- ối! đau quá)
+Biểu thị sự bực tức : Hử, Hả. (- Gì thế hả)
c. Cách dùng từ xưng hô ở cuối câu kết hợp với từ ạ làm cho lời nói trở nên thân mật và lễ độ hơn.
-Dạo này bác có khoẻ không bác ?
-Hiện nay em rất bận thầy ạ.
d. Cách dùng từ được và bị / phải trước động từ thể hiện tình cảm thích hoặc không thích. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt trong tiếng Việt mà không thấy trong các ngôn ngữ khác. Ví dụ trong trường hợp khi nói : “ Tôi đi lính” thì câu nói trên không thể hiện tình cảm của người nói trước việc đi lính. Nhưng khi nói : “ tôi được đi lính” thì rõ ràng người nói bày tỏ sự thích thú , còn khi nói “Tôi bị đi lính”là muốn bày tỏ sự chán ngán, không thích. Một ví dụ khác khi nói “tôi được đi học ở ngoài” với “ Tôi phải đi học ở nước ngoài” là hai câu nói thể hiện hai tình cảm trái ngược nhau trước một sự việc.
e. Ngoài ra trong tiếng Việt còn xuất hiện một số loại từ đứng trước danh từ thể hiện thái độ tình cảm của người nói như : Ngài Tổng thống, Người anh hùng, thằng ăn cắp, mụ dì ghẻ, tên bạo chúa, ách bóc lột, ách thống trị...

3. Khuynh hướng thân mật hoá trong giao tiếp.
a. Khuynh hướng thân mật hoá trong giao tiếp thể hiện trước hết qua hiện tượng xuất hiện một loạt các ngữ khí từ có ý nghĩa làm cho lời nói trở nên thân mật hơn như đã trình bày trong phần 2 mục a và c
b. Trong giao tiếp, người Việt thường không ứng xử theo thông lệ mà có khuynh hướng thân mật hoá. Đây là vấn đề làm cho nhiều người nước ngoài đến Việt Nam thường thắc mắc.Ví dụ có sinh viên người Nhật hỏi tại sao người Việt ít nói xin lỗi, cám ơn; hoặc có người Hà Lan khi sống ở một làng Việt nhiều tháng để nghiên cứu về nông thôn đã trả lời “-Đi thẳng” khi được bà con nông dân chào bằng câu “ - Bác John đi đâu đấy”. Thông thường :
+Thay cho lời chào “Chào anh, chào chị’’ người Vịệt thường nói “ Anh / chị đi đâu đấy” ( khi gặp trên đường ) “ Bà / bác đang làm gì đấy” (Khách chào chủ nhà khi đến chơi ), hoặc khi chia tay thì nói “Mình đi nhé” ( khi gặp trên đường ) “ Bác nghỉ cháu về” ( khách chào chủ nhà), “Anh chị lại nhà” ( chủ nhà chào khách).
+ Để cảm ơn người Việt thường nói “ Cháu xin bác” (khi nhận quà), “Anh/ chị chu đáo quá” ( khi được quan tâm ), “Quí hoá quá” ( khi được đến thăm), “Các bác cứ quá khen” (khi được khen)...
+ Để xin lỗi người Việt thường nói “ Mong anh chị bỏ quá cho” ( khi trót làm một việc gì sai hoặc có lỗi), “ Cháu nó còn trẻ người non dạ” ( Xin lỗi thay cho con khi con mắc sai lầm với người lớn), “Anh chị thông cảm” ( khi không thể giúp được )... Trong trường hợp lỡ hẹn người Việt có thể có nhiều cách xin lỗi khác bằng cách giải thích lý do đến muộn...
c. Một biểu hiện khác trong giao tiếp của người Việt là thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi thăm về gia đình, cha mẹ và con cái, thậm chí ngay cả trong lần gặp đầu tiên.

Kết luận:

1. Việt Nam là một quốc gia dân tộc hình thành sớm. Ngay từ khi mới hình thành kinh tế trồng lúa nước đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo của cư dân Việt cổ . Đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, điều kiện tự nhiên ( vừa thuận lợi vừa khó khăn của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa), một vị trí địa lý (vừa thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá vừa buộc phải chấp nhận đấu tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển) đã quy định một lối sống cộng đồng gắn bó, trọng tình, trọng nghĩa của người Việt.
2. “Duy tình” là một trong những đặc trưng văn hoá của người Việt Nam được thể hiện khá rõ nét trong ngôn ngữ giao tiếp. Hệ thống từ xưng hô và từ biểu cảm trong tiếng Việt không những làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và tinh tế hơn mà còn góp phần củng cố thêm tinh thần cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình- một truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

* Đã đăng trong Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Đại học quốc gia,2001 Hà Nội tháng 3-2001


Tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Anh Quế- Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục 1996
2.Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hoá Việt Nam. NXB Giáo dục.1998
3.Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài NXB. ĐHQG HN.1997

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

The Vietnamese Communist Party’s Policy of Mobilizing Women in the 1930-1945 Revolution for the National Liberation *

(In Vietnam Journal of Family and Gender Studies, Dec2007, volume 2, number 2, from p 24 to p38)
Dang Thi Van Chi
In the early 20th century, as a result of two campaigns of colony exploitation by the French colonialists, there were important economic, social and cultural changes. These were important and necessary basics for the reception of bourgeois democratic thoughts from outside and the establishment of new trends in revolutionary propaganda. Along with these changes, the increasing presence of women in factories, plantations, and mines participating in socialized forms of labor brought about by capitalist methods of production and the emergence of a class of women intellectuals (teachers, journalists, writers, poets, etc.) caused women to become an important social force, attracting the attention and efforts of all contemporary political trends.

1. Political background and viewpoint of the Vietnamese Communist Party(1) about the role of women in the national democratic people’s revolution.

After World War I, in 1918, several political trends and parties took form in the petty capitalist and capitalist class in Vietnam. Political organizations had different viewpoints about women’s role depending on their political aims. For example, Pham Quynh, Minister of Education in the Hue court, who together with King Bao Dai planned to resume the implementation of the 1884 Treaty and called for “national sovereignty”, “constitutionalism”, “national unification”, highly appreciated Vietnamese women in history but only took upper-class women into account. According to him, “for women, the most important thing is to establish a character suitable to one’s social condition”. Under social changes and the influence of French culture, he believed that upper-class women could take part in innovating society, in other words Europeanization, but it should be within their own families, “making examples of their families” by doing charity and relief work, child protection, and setting up “salons to receive famous scholars to talk about national and life issues, with the hope it will affect the evolution of the Vietnamese nation” (Nam Phong Newspaper, October 1917). Bui Quang Chieu, leader of the Constitutionalist Party and Nguyen Phan Long, both of whom represented the middle-class national reformist trend, considered the “women’s role is in the house” (Bui Quang Chieu, Women New Literature, 20 June 1929) or “women should only choose to be housewives” (Nguyen Phan Long, Women New Literature, 11 July 1929), thus they did not need to take part in social work, the struggle for equal rights, and women liberation. They believed that women were not equal to men because of women themselves, “because of their nature, not through anyone’s fault”. The political objectives of the capitalist class as represented by Bui Quang Chieu were to ask the French Government to expand democratic and liberal rights in Indochina and to allow the native capitalist class greater participation in colonial councils. Therefore, he opposed women who asked for equal right to men, as he was afraid that assisting women in the struggle for equal rights would mean assisting them to become “protestors ... in the family as well as in society (Bui Quang Chieu, Women New Literature, 20 September 1929). In general, these organizations and political trends did not mention national liberation and thought that women should only be homemakers. Only Phan Boi Chau surpassed his contemporaries in terms of political viewpoint, moving gradually from monarchism to bourgeois democratic thought, and then approaching socialist thought. His patriotism helped Phan Boi Chau accurately assess the role of women in national liberation in the early 20th century. He also actively mobilized our people to struggle for national liberty. However, since his house arrest in Hue in 1925, Phan Boi Chau’s activities were restricted to speeches, propaganda leaflets, and his ideas about organizing and uniting women stated in the book “Women’s Issues” published 1929 were not implemented in revolutionary reality. The Vietnamese Nationalist Party, founded in December 1927, was a revolutionary party of the petty capitalist class and patriotic progressive intellectuals based on “Nam Dong literary society” group. The policy of this party was to promote a national revolution, fight against the French colonialists and the autocratic monarchy in order to establish democratic political institutions. However, the Vietnamese Nationalist Party did not have grassroots in the labor class. Although the initial regulations of the Vietnamese Nationalist Party allowed women to join the Party, they had to do their activities in a separate cell. Later, the Vietnamese Nationalist Party for some reason no longer allowed women to join the Party, but rather gathered them in a separate union called the Vietnamese Women’s Union (with the exception of one party cell of women founded before the change in policy that included the participation of Ms. Bac and Ms. Giang). According to the Regulations of the “Vietnamese Women’s Union”, the purpose of this union was to:
1. Cooperate with men in undertaking national revolution.
2. Establish a democratic republic group.
3. Assist and protect oppressed nations (Tran Huy Lieu, 1958: 118).
These above purposes indicate that the Vietnamese Nationalist Party was concerned with organizing and attracting women, but did not have a plan to mobilize women for their particular requirements. On 3 February, 1930 (according to pre-1945 revolutionary newspapers it was 6 January, 1930), the Vietnamese Communist Party (VCP) was founded in Hong Kong by unifying three communist organizations established in Vietnam at the end of 1929, marking an important breakthrough in Vietnamese national history and ending a time of crisis in the national salvation of the Vietnamese people. The summary political program of the Party (Vietnamese Communist Party, 1998: 2) clearly stated the objectives of the Party as doing “bourgeois revolution of civil rights and land revolution to progress towards a communist society” and “equal rights between men and women” - which was one of the 13 main policies of the Party, and one of the 10 objectives mentioned in the Appeal (Vietnamese Communist Party, 1998:14) of the leader Nguyen Ai Quoc on the foundation of the Party. The 1930 political thesis (Vietnamese Communist Party, Volume 2, 1998: 95) of the Vietnamese Communist Party also clearly stated one of the ten “essential tasks of a bourgeois revolution of civil rights” which was implementing “equal rights between men and women”. The Resolution of the Central General Conference in October 1930 on mobilizing women clearly expressed the Party’s viewpoint on women’s role in the people’s democratic national revolution led by the Party, as well as the Party’s policy of mobilizing women. The determination that women were an important force accounting for “a large part of the proletarian class” who were exploited not only by capitalists and feudalists but also restricted by feudal customs and morality, and “did not have any freedom”, led to the confirmation that if women could be awakened to revolutionary ideas, they would enthusiastically join the revolution and become “an essential force. If the women in the public at large do not join the revolutionary struggle, the revolution cannot be victorious”. The Vietnamese Communist Party asserted the significant and decisive role of women in the people’s democratic national revolution, thus it regarded mobilizing women as “a very big and essential task” (Vietnamese Communist Party, 1998: 188). This is one of the basic differences between the Vietnamese Communist Party and other contemporary political organizations, at the same time; it is also a source of strength which led the Vietnamese Communist Party to victory.

2. The Indochinese Communist Party’s (ICP) policy of mobilizing women

In the 1930s, in publicly issued bourgeoisie newspapers, women’s rights and women liberation were mentioned quite often, with slogans demanding the right for women to go to school and calling on women to learn a trade in order to live independently, regarding this as a solution to the implementation of women’s rights and the objective of women’s propaganda. However, they still targeted only women in the upper class. It can be seen that this campaign for women’s rights had the features of the theory of women’s right to freedom - bourgeois women’s rights, which was entirely separate from the movement of national liberation. Therefore, in its resolution on the propagandizing of women, IC Party emphasized “helping women escape from capitalist thought, overthrowing the illusion of ’equal rights between men and women’ within the frame of capitalism” and propagandizing to women the awareness that only when the nation is independent and the feudal system removed would women have real opportunities for equality and freedom. Therefore mobilizing women to participate in revolutionary activities was very essential because “if women stand on the sidelines of the revolution of workers and peasants, the objective of national liberation will never be reached” (Vietnamese Communist Party, 1998: 189). Unlike all previous patriotic and revolutionary movements, the targets of the Vietnamese Communist Party’s propaganda were working women, female workers and peasants, which made up a majority in society. To mobilize women to participate in revolutionary activities, our Party emphasized that first of all women should be re-organized into workers’ unions, peasants’ unions, youth unions and separate women’s unions. Specifically, the Party set the following requirements for the workers’ unions: “Workers’ unions must set up a women’s commission to develop propaganda for women” (Vietnamese Communist Party, 1998: 139). The female commissioner of the workers’ union was responsible for examining living and working conditions of female workers in order to make recommendations to the General Workers’ Union for slogans suitable to women’s requirements and interests, then mobilizing and attracting female workers to take part in Workers’ Union activities. For the Peasants’ Unions, the Party also pointed out that “Under the executive committee, the Peasants’ Union organizes departments for the mobilization of women, to convince female peasants to participate in peasants’ union to struggle together” (Vietnamese Communist Party, 1998: 155), and that “if we want women to participate in revolutionary struggles, we have to first overturn all religious or moral customs, and give them political training ... making them more aware of social class in order to attract them to join the unions of the proletarian class”; “In the leading institutions of the Party and Youth Union (from local to central levels), Women’s Committees should be organized or there should be a person tasked specifically to manage this issue”. In addition, IC Party also planned “to establish women’s organizations like the ’Women’s Alliance’ to promote the interests of women and the complete liberation of women” and attract all women who were not members of Workers’ Unions and Peasants’ Unions such as “workers’ wives and street sellers” (Vietnamese Communist Party, 1998: 190-191). In leading the revolution, the Party was always concerned about and directed the organization and mobilization of women. The resolution of the second Central Conference (March, 1931), in the item addressing party cells, it was pointed out clearly that “if there are female workers in the factory, the party cell must send one or two party members to work with them, in accordance with the plan set forth by female officers of the City Party Committee or Zone Party Committee. Even if there are no female workers, they should also send someone to mobilize the wives of workers. These party members must maintain close contact with the female officers of the Workers’ Union”. (Vietnamese Communist Party, 1999: 111). At the first Party Congress of the Indochinese Communist Party in 1935, the mobilization of women was considered one of the urgent tasks of the Party. The Party pointed out clearly that it was necessary to organize women’s participation in the Party, Communist Youth Union and revolutionary unions, to admit active women into steering agencies, and to attract women to suitable organizations through public and semi-public forms. “Each level of Party cell has to set up a Women’s Commission. The person responsible for that commission is entitled to attend conferences of the Party Committee, to vote about women’s issues” (Vietnamese Communist Party, 2002: 66). Accordingly, there should be special propaganda documents for women. Newspapers of the Party and other revolutionary unions needed to have articles about mobilizing women as well as taking a stand against the tendency to denigrate women and reactionary propaganda of upper class and feudal theories aiming to prevent women from participating in the struggle. The Party also emphasized that in struggles with the participation of women “...there must be special slogans for women (such as equal wages for equal work, no night work, 2 months of maternity leave before and after giving birth with full salary in accordance with the action programs of the Party, Workers’ Union, Communist Youth Party... Oppose polygamy and the French government’s maintenance and exploitation of prostitution to collect tax)” (Vietnamese Communist Party, 2002: 66-67). Faced with our nation’s new opportunities, during the 1936-1939 period of democratic mobilization, the Party made timely plans about organizing work, specifically about women, emphasizing that “it is necessary to set up public and semi-public Women’s Unions ... to protect the common interests of all people and women in particular” such as Unions of ‘democratic women’, ‘liberated women’, ‘progressive women’, or ‘supporting women’ (Vietnamese Communist Party, 2000: 244), and in regions with many women’s organizations with different names, ‘Women’s Alliances’ should be set up to unite them. In the general election of people’s representatives in the North in August 1939, under the leadership of the Party, the Indochina Democracy Front proposed a list of candidates along with their minimum action program. The program stated slogans relating to women’s interests such as “oppose prostitution; equal salary for women and men with similar jobs; women with talents equal to men should be given similar positions in public and private institutions; protect women and children (before and after giving birth, women working in offices and factories shall all receive paid maternity leave, establish daycare facilities for newborns)” (The News, issue 12, dated 25-29 June 1938). In 1939, World War II broke out. In September 1940, the Japanese fascist army entered the North and on the 8th in May, 1941, the Central Conference decided to establish a broad United National Front called the Vietnam Independent Alliance (Viet Minh for short). One of the ten main programs of the Viet Minh was “equal right between men and women”. The organizational structure of the Front included a Women’s Union of National Salvation. The Union’s regulations stated clearly that it aimed to “unite all patriotic Vietnamese women to fight for women’s everyday interests and together with other organizations of national salvation to fight against French colonialists and Japanese fascists for the complete independence of Vietnam” (Tran Huy Lieu, 1960:8). In 1941, faced with the urgent situation of mobilizing the anti-imperialist movement, a Resolution of a conference of officers from the entire northern region gave the following instructions: do not use female agitprop officers for transportation work, rather “train others to do transportation work and let female agitprop officers do their work’; “It is necessary to train more female cadres by training female party members from members of the Women’s Union of National Salvation ... issue propaganda leaflets to appeal to urban women. Use all the means to unite women of all classes” (Vietnamese Communist Party, 2000: 198), because “Only with the participation of women will the national liberation struggle easily achieve success” (Vietnamese Communist Party, 2000: 301). Revolutionary reality showed that this correct policy of mobilizing women and the Indochinese Communist Party’s timely guidance of the women’s movement made a decisive contribution to the success of the August 1945 Revolution.

3. Revolutionary newspapers and propaganda leaflets - an effective means of propagandizing and mobilizing women

Right when it was founded, the VC Party was very concerned with mobilization and propaganda, considering it an important task “to convince people and the vast majority of workers and lead them in the struggle”. In the process of leading the revolution, the Party always closely supervised and offered timely guidance for the mobilization of women through revolutionary newspapers and propaganda leaflets, pointing out that “the Party’s newspapers are liaison instruments between the Party and the working people: “(Vietnamese Communist Party, 1999: 117). Therefore, revolutionary newspapers had to address the everyday life of the workers and peasants, introduce political issues, basic political concepts and suitable political slogans, and the literary style of the newspapers had to be simple, understandable for working people. Mobilization “must be based on the educational level of workers and peasants”. As for mobilizing women, the Party emphasized “Regarding propaganda, newspapers of the Party, Youth Union, Workers’ Union and Peasants’ Union must address practical issues for women or have a separate column for those articles” (Vietnamese Communist Party, 1998: 191). It is remarkable that, apart from articles written specifically for women, in most propaganda leaflets and Party appeals women were always given equal standing with men through the pronouns of address “Men and women...” In 1930-1931, under the leadership of the Indochinese Communist Party, for the first time, workers and peasants united in the struggle. In this movement, the Party provided timely and close guidance for the work of organizing women. Most revolutionary propaganda leaflets of the Party during this period included slogans demanding rights for women, for example: equal rights between men and women; no marriages forced by parents; no polygamy; and the overturning of the unsound custom of despising women (Revolutionary propaganda leaflets. No BTCM 187/Gy374). On 8 March 1930, under the guidance of the Southern Regional Party Committee and the Southern Workers’ General Union, for the first time Vietnamese women celebrated Women’s Day. To guide women in the struggle, the Party launched a propaganda program and distributed leaflets to appeal to women to participate in the struggle. The program introduced the significance of the 8th of March as the day “to struggle for women’s liberation all over the world”, the day when women all over the world united to struggle against “all the tricks of exploiting and dominating women, against capitalism, an oppressing and exploiting regime, and against imperialist war”. The program also talked about Russian women, revealing the oppression and exploitation of Indochinese women under the colonialist regime. On this occasion, the Party issued propaganda leaflets with the appeal to women: “Working Indochinese women must participate actively in workers’ and peasant organizations in involved in the struggle, and together with men establish a revolutionary front to promote the liberation of the proletarian class and all oppressed people” (Revolutionary propaganda leaflets, No 1920/ Gy 616). Meanwhile, they also set up specific tasks for Indochinese women: “First of all, remove all unsound customs and traditions, the ruins of the feudal regime... discuss common demands of the proletarian class, participate in large numbers in organizations involved in the struggle... participate enthusiastically in everyday work... Regarding the everyday work of the people’s organizations, women and girls have to take an active part just as men do”, and affirmed that this was the only way by which women could “protect the interest of the proletarian class, and liberate women” (Vietnamese Communist Party, 1999: 67).
In revolutionary newspapers during this period, there was a lot of news about women’s activities and examples of women in the struggle. The newspaper The Proletarian Flag, issue 3, in 1931 reported: “On 21 January, a woman waited for the sanitary worker(2) at the market to give speech commemorating the anniversary of three comrades L”(3); “On 21 January in Hanh Thong Tay market (Gia Dinh), a woman gave a speech which was cheered by people, so much so a woman was moved to tears...”; the Workers and Peasants Newspaper, issue 26, 1 October 1931 reported that in Song Loc, a district chief beat a pregnant woman nearly to death. Some women going to market heard about it and immediately went to some neighboring communes to appeal to men and women for help. People in 6 neighboring communes (in Dang Xa zone) responded and the struggle soon became a demonstration of strength with approximately ten thousand people “surrounding the district chief, declaring his guilt and sentencing him to death, starting a widespread struggle” of people in Nghi Loc district. The Suffering Working People Newspaper, issue 13, published 18 September 1930 reported: “This fierce struggle is like other fierce struggles in Thanh Chuong, Ben Thuy, Can Loc, Ha Tinh which were led by women. Everywhere, women are bravely sacrificing themselves”. The article also affirmed that: “In this period of fierce struggle, while workers, peasants and soldiers are united in the struggle, women are also starting to participate in the struggle, and gloriously so, lending great strength to the people’s force. It means that women have broken the chains of slavery which had long confined them, and are participating in the struggle”. In the period from 1930 to 1935, French colonialists encouraged a movement of happiness and youthfulness to delude young people. Regarding women, there was a women’s liberation movement with ‘modern girls’, night fairs, speeches from the South to the North on the topic of ‘liberated women’ and ‘career women’, and articles in bourgeois newspapers like Women’s New Literature Newspaper (1929-1935), Women’s Discussion on Current Topics (1930-1934), Phong Hoa (1932-1936), which misled the women’s struggle. During this period, some progressive intellectuals like Phan Khoi, Diep Van Ky who were aware of the Vietnamese people’s condition of slavery, mobilized to liberate women from feudal morality. Some people who were influenced by the bourgeois women’s rights movement called for education and careers for women, and considered this to be the objective of the mobilization of women. To fight against these trends, during the period 1934-1935 the Women’s New Literature Newspaper published many communist journalists who disclosed the real situation of women: “Nine out of ten women are ignorant; all women are considered as children by the law .. women in Indochina can not organize themselves to protect their interests” and pointed out that the reasons for this were “the law does not allow women to set up trade unions and participate in all political and social rights related to their right to exist” (Women’s New Literature, 11 April 1935). They also pointed out that calling upon women to liberate themselves was only “idle talk” and emphasized the most pressing thing to be done: “The most important task in mobilizing women is to penetrate into the public. Firstly, the nation will be liberated, then all humankind will be liberated” (Women’s New Literature, 6 December, 1934). In 1936, the Popular Front was set up in France. The Popular Government took office and made some progressive reforms. The Indochinese Communist Party took advantage of this to launch a movement demanding freedom and democracy all over the country. Many revolutionary newspapers published publicly became the offices where the revolution was guided and led, specifically the new Young Spirit newspaper (issue 1, published 6 June 1936), New Society (issue 1, published 10 October, 1937), Present Life (issue 1, published 1 December 1938), New Day (issue 1, published 19 April, 1939), The News (issue 1, 2 April, 1938), Rice Branch (issue 1, published 15 January, 1937), The People (1938-1939), etc. Due to the favorable political situation, the Indochinese Communist Party planned to mobilize the establishment of legal public associations to organize and educate people as well as train cadres in order to create a force to be used in the struggle. To instruct people, many issues of the Labor Newspaper (1938-1939) included procedures to establish associations legally, the significance of legal associations, and techniques in dealing with the colonialist authority’s tricks to prohibit and disband fraternal associations. The News newspaper (issue 14, published on 2 - 6 July, 1938) analyzed “Women’s responsibilities” in the National Assembly election of 1938 and mobilized women to support representatives endorsed by The News and Present Day newspapers, emphasizing that mobilizing for “these candidates to be elected is to open a new era in the history of women’s liberation in this nation”. Newspapers were also where misleading thoughts in the mobilization of women were attacked. In the issue of the New Society newspaper published on 10 November, 1936, there was an article by Tam Kinh (Nguyen Thi Trac – an agent of the branch of the Northern Indochinese Congress) against the Present Day newspaper for publishing an article which criticized the conference of Northern women on 24 September, 1936. It pointed out the intention of the article in the Present Day Newspaper was to “take advantage of our low educational level and make sport of it for readers, which we strongly condemn”, and called upon women to “put themselves above that unconcious ridicule. We should just actively and enthusiastically do our work...” In the article titled Discussing Women’s Issues with the female writer Tuyet Dung (The People, issues 16, 17, 18 published on 14, 17, 21 September,1938), the author Nguyen Thi Kim Thanh criticized the fascist theory of “Women returning home” as aiming to take women back to the position of “good wives and mothers” who “run a house effectively”. The article emphasized and pointed out the fact that “advising women to be content with their fate as housewives does not only confine women to slavery but also misses out on half of the force that could be used in the struggle for national liberation in society, in general the liberation of humankind”. It also warned that “each man and woman should keep in mind that ’the family is broken when the nation is lost’ and that the family cannot be happy and equal if society at large is discontented”. Regarding some women’s incorrect awareness about women’s liberation, the article titled The Issue of Women’s Liberation (The People newspaper, issue 35, published on 7 December 1938) analysed and pointed out specific manifestations of this wrong thinking; “For example, some women are superficial because their family situation oppresses them, persecutes them and restrains them, which makes them think that liberation means leaving their families, escaping with an obscure thought about freedom... Some women misunderstand that liberation is dissolution and equality means romance. They are profligate and imitate various fashions, become utterly absorbed in impure pleasure-seeking and drawn-out dissipation in casinos full of material evils and carnal desire and forget about their responsibilities to family and society”. The article also emphasized that in order to deal conclusively with the issue of woman, women could not be separated in terms of gender, but rather “the essential aspect of the issue is the general aspect, the aspect of class”. By the year 1939 the Indochinese Communist Party was forced to work in secret, and the Party’s newspapers also had to publish secretly among the people. After the period of democratic mobilization the revolutionary public forces were trained in the practical aspects of the struggle, so revolutionary newspapers during this period focused on introducing international news, analysing the world and national situation, giving instructions for the struggle against the war, resisting the war, denouncing crimes of the French colonialists and Japanese facists towards our people, and in particular held up examples of model revolutionaries and instructed people to participate in specific activities to prepare for the general uprising to seize power. The Independent Vietnam Newspaper (1941-1945) had articles with questions and answers about the Work of Organizing Women and specific issues like: “Can women join armed units? If they cannot, what kind of work can they do? What are the weaknesses of our women?” (Independent Vietnam Newspaper 1941-1945, 2000:462). In 1945 New Year’s issue of the National Salvation Newspaper, there was an article “What Women Can Do” pointing out that in history, Vietnamese women had long been patriotic participants in wars against foreign aggression with typical examples like the Two Trung Sisters, Lady Trieu, and the female general Bui Thi Xuan; or more recently Miss Tam carrying weapons for Phan Dinh Phung, the third wife of De Tham, Miss Nguyen Thi Minh Khai, Miss Giang, etc. And the article concluded that women could shoulder hard work like men, and moreover “they have to do the work that men find difficult to do well”. Specifically “acting as street vendors to go on reconnaissance” or “guarding offices and venues where revolution is discussed” or “acting as good-natured peddlers” who transport weapons, working as couriers, carrying out agitation and propaganda among enemy troops, providing emergency medical care, or “even joining guerilla troops and running for election to revolutionary councils”, etc. Revolutionary newspapers during this period were published and handed out in Viet Bac revolutionary bases and countryside, so the literary style was simple, understandable, easy to remember and learn by heart, and used a lot. For example, on the issue of the Drive Off The Enemy newspaper published on 15 July 1944, there was a long poem encouraging women to struggle against the war with detailed instructions: Women! Don’t cry as it is no use... Roll up your trousers and go to the army camp. We urge and convince our husbands to come home. Lie down to block trains. Let’s shout at fascists... Or in the Freedom Newspaper issue 6 published in 1941, there was an article “A Beautiful Woman Draws The Sword” with strongly appealing poem: ...Stand up, women! We can draw the sword as well as anyone. Who is our national enemy? They are the French colonialists, Japanese fascists and unpatriotic Vietnamese... Break down the unjust regime, which has sunk women in a life of hardship for ages... When the newspapers were published, these articles encouraged women to participate in the revolutionary struggle, becoming an essential force in the general uprising to seize power in August 1945.

Conclusion

When the Vietnamese Communist Party was first founded, it accurately assessed the important role of Vietnamese women in the revolutionary movement. Women were enlightened and drawn into most of the struggles led by the Party. Many women were leaders in strikes and demonstrations showing strength. Many actions by women became the catalyst for larger movements like the Xo Viet Nghe Tinh movement, etc. Women were always present at demonstrations, strikes for demands, demanding freedom and democracy, freedom of trade union, protesting colonial reactionaries, etc., in the 1936-1939 movement of democratic mobilization. Especially, in the 1939-1945 movement of national liberation, women played an important role in the pre-uprising struggle as well as the general uprising of the August revolution. The victory of the August revolution affirmed the correctness of the Vietnamese Communist Party’s policy of mobilizing women, which was to clearly perceive the essential role of women and to inspire and mobilize the patriotic tradition of fighting foreign aggression in the historical spirit of “When the enemy comes to the home, even the women fight”. The victory of the August revolution was also the victory of closely linking the objectives of liberating the nation, liberating the classes and liberating women; it was the victory of using newspapers and revolutionary propaganda leaflets effectively. Meanwhile, the victory of the August revolution also expresses that the Vietnamese Communist Party’s policies about women fulfilled women’s aspirations in a way that was compatible with our nation’s tradition of respecting women.





Dang Thi Van Chi
* Sources: Vietnam Journal of Family and gender studies
Dec 2007, volume number 2
from p24 to p39

Notes
(1) The Vietnamese Communist Party, founded on 3 February 1930, was renamed the Indochinese Communist Party in October, 1930.
(2) This is an informal way to refer to the work of changing toilet-bins in the city previously.
(3) Meaning Lenin, Lepneck and Luxemburg

References

1.Independent Vietnam Newspaper 1941-1945.- H.: Labor Publisher, 2000. [In Vietnamese]
2.Published newspapers (publicly and secretly published newspapers) before 1954 archived at Natinal Library and Museum of Revolution. [In Vietnamese]
3. Revolutionary propaganda leaflet. No 1920/Gy 616. [In Vietnamese]
4. Revolutionary propaganda leaflet. No BTCM 187/Gy374. [In Vietnamese]
5.Xo Viet Nghe Tinh. 2000. Nghe An: Nghe An Publisher. [In Vietnamese]
6. Tran Huy Lieu, Van Tao. 1958. Vietnamese modern revolution. Hanoi: Literature-
7. History-Geography Publishing House. [In Vietnamese]
8. Tran Huy Lieu. 1960. “36 years of Vietnamese women participating in the struggle under the leadership of the Party.” Journal of History Studies Issue 12 (April). [In Vietnamese]
9. Vietnamese Communist Party. 1998. “Volume 1-2.” in Complete Documents of the Party. Hanoi: State Political Publishing House. [In Vietnamese]
10. Vietnamese Communist Party. 1999. “Volume 3-4.” in Complete Documents of the Party. Hanoi: State Political Publishing House. [In Vietnamese]
11. Vietnamese Communist Party. 2000. “Volume 6-7.” in Complete Documents of the Party. Hanoi: State Political Publishing House. [In Vietnamese]
12. Vietnamese Communist Party. 2002. “Volume 5.” in Complete Documents of the Party. Hanoi: State Political Publishing House. [In Vietnamese]

ĐƯỜNG LỐI VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONGCÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1930-1945*

Đặng Thị Vân Chi
 (Bài tham dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 2 tại TP Hồ Chí Minh ngày 14-16/7/2004. Đã đăng trong "Việt Nam học -Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 2: Việt Nam trên đường phát triển và Hội nhập: truyền thống và hiện đại," t2, NXB Thế giới, từ trang 318-330)

Năm 1896, phong trào Phan Đình Phùng bị dập tắt đã đánh dấu sự thất bại của phong trào Cần Vương- một phong trào “ giúp vua” như tên gọi của nó - nhằm khôi phục lại chế độ phong kiến. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ ý thức hệ phong kiến đã trở nên lỗi thời và giai cấp phong kiến đã không thể đảm đương được sứ mệnh lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và đưa Việt Nam hoà nhập với thế giới hiện đại.
Phụ nữ Việt Nam do nhưng điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt trong lịch sử đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những đóng góp quan trọng của phụ nữ đã góp phần tạo nên vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội truyền thống của người Việt. Lịch sử đã từng ghi lại những chiến công hào hùng của phụ nữ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nho giáo, đặc biệt từ thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn đã khiến cho phụ nữ luôn là một vấn đề của xã hội.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, Việt Nam đã có những biến đổi lớn về kinh tế, xã hội và văn hoá. Đây là những cơ sở quan trọng và cần thiết cho việc tiếp nhận các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài và hình thành những khuynh hướng vận động cách mạng mới. Cùng với những thay đổi này, sự có mặt ngày càng đông của phụ nữ trong các đồn điền, nhà máy, hầm mỏ, với các hình thức lao động được xã hội hoá của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như sự xuất hiện của lớp phụ nữ trí thức (dạy học, viết báo, viết văn,làm thơ…) đã làm cho phụ nữ trở thành một lực lượng xã hội quan trọng, là đối tượng quan tâm tranh thủ của mọi khuynh hướng chính trị. Vấn đề làm thế nào để vận động được đông đảo phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là nhân tố góp phần đảm bảo sự thành công của cách mạng.

1. Bối cảnh chính trị và quan điểm của Đảng cộng sản Đông Dương về vai trò của phụ nữ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân .
Sau chiến tranh Thế giới I năm 1918, tại Việt Nam hình thành một số khuynh hướng và đảng phái chính trị của các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản. Các tổ chức chính trị này tuỳ theo mục tiêu chính trị của mình mà có các quan điểm khác nhau về vai trò của phụ nữ. Ví dụ như Phạm Quỳnh, Thượng thư bộ học trong triều đình Huế, người cùng với Bảo Đại chủ trương thi hành trở lại Hiệp ước 1884, hô hào “quốc quyền”, “lập hiến”, “thống nhất quốc gia” tuy đánh giá cao phụ nữ Việt Nam trong lịch sử: “vốn có tiếng giỏi về đường kinh tế. Cuộc thương nghiệp trong nước phần nhiều là ở trong tay đàn bà. Dẫu cả thế giới không đâu có cảnh rất đáng kính đáng phục là cảnh vợ nuôi chồng đi học… Phụ nữ một mình tần tảo mà cung cấp cho cả một nhà, trên là cha mẹ, dưới lũ con” (Báo NP, 10/1917), nhưng ông cũng chỉ hướng tới phụ nữ thượng lưu. Theo ông, “đối với đàn bà con gái thì chủ nhất là gây lấy cái nhân cách hợp tình thế trong xã hội”. Trước những thay đổi của xã hội, ảnh hưởng của văn hoá Pháp, ông cho rằng phụ nữ thượng lưu có thể tham gia vào việc đổi mới xã hội, đó là sự Âu hoá, nhưng nên từ trong gia đình “lấy gia đình mình làm gương”, với các hoạt động từ thiện, cứu tế, bảo anh…lập các “sa lông tiếp các danh sĩ đàm đạo việc đời, việc nước, mong từ đó ảnh hưởng đến cuộc tiến hoá của dân tộc Việt Nam” (Báo NP, 10/1917).
Cả Bùi Quang Chiêu, thủ lĩnh của Đảng Lập hiến và Nguyễn Phan Long - những người đại diện cho khuynh hướng quốc gia cải lương của giai cấp tư sản đều coi “phận sự của đàn bà là ở trong nhà” (Bùi Quang Chiêu, PNTV, ngày 20/6/1929) hoặc “thiết tưởng đàn bà chỉ nên trọn đạo làm kẻ nội trợ” (Nguyễn Phan Long, PNTV, ngày 11/7/1929) cho nên phụ nữ chẳng cần tham gia công tác xã hội, chẳng cần đòi bình quyền và giải phóng phụ nữ. Họ cho rằng phụ nữ không được bình đẳng với nam giới là do phụ nữ, “vì tư cách của họ, không phải lỗi của ai.” Mục tiêu chính trị của giai cấp tư sản mà Bùi Quang Chiêu đại diện là đòi chính phủ Pháp nới rộng quyền tự do dân chủ ở Đông Dương, cho tư sản bản xứ tham gia nhiều hơn vào các Hội đồng thuộc địa. Do vậy, ông ta phản đối phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới, ông sợ rằng giúp cho phụ nữ đòi bình quyền là giúp họ “trở thành kẻ phản đối… từ trong gia đình tới ngoài xã hội ( PNTV, ngày 20/9/1929).
Nhìn chung, các tổ chức và khuynh hướng chính trị trên đều không đề cập đến việc giải phóng dân tộc và cho rằng phụ nữ chỉ nên làm phận sự trong gia đình. Riêng Phan Bội Châu đã vượt lên trên những người cùng thời về quan điểm chính trị, ông đã đi từ tư tưởng quân chủ, tới tư tưởng dân chủ tư sản rồi bắt đầu tiếp cận với tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lòng yêu nước đã giúp Phan Bội Châu đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX và ông cũng là người tích cực vận động nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, từ 1925, Phan Bội Châu bị quản thúc ở Huế, các hoạt động của ông mới chỉ dừng lại ở các bài phát biểu, các tập sách tuyên truyền, còn những ý tưởng về tổ chức và liên kết phụ nữ được ông trình bày trong cuốn “Vấn đề phụ nữ” xuất bản 1929, chưa được đưa ra thực thi trong thực tiễn cách mạng.
Việt Nam Quốc dân Đảng là một Đảng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và trí thức yêu nước tiến bộ ra đời năm 1927 trên cơ sở của nhóm Nam Đồng thư xã. Chủ trương của Đảng là làm cách mạng dân tộc, đánh đuổi Pháp và nền quân chủ chuyên chế nhằm thiết lập một thể chế chính trị cộng hoà. Tuy nhiên, Việt Nam Quốc dân Đảng lại không có cơ sở trong quần chúng lao động. Mặc dù theo điều lệ ban đầu của Việt Nam Quốc dân Đảng thì phụ nữ được tự do vào đảng nhưng phải sinh hoạt trong chi bộ riêng. Sau này vì một lý do nào đó mà Việt Nam Quốc dân Đảng đã không cho phép phụ nữ vào Đảng, chỉ tập hợp họ trong đoàn thể riêng gọi là Việt Nam Phụ nữ đoàn (trừ một chi bộ phụ nữ có từ trước, là chi bộ có cô Bắc, cô Giang tham gia.) Theo Điều lệ của “Việt Nam Phụ nữ đoàn” thì mục đích của đoàn thể này là:
1. Cộng tác với các đồng chí nam giới để thực hiện cách mạng dân tộc.
2. Xây dựng một tập đoàn cộng hoà dân chủ.
3. Giúp đỡ và che chở các dân tộc bị áp bức (Trần Huy Liệu, 1958: 118)
Các mục đích trên cho thấy Việt Nam Quốc dân Đảng đã chú ý đến việc tổ chức, thu hút phụ nữ, nhưng chưa thành một chủ trương vận động phụ nữ với những yêu cầu riêng của họ.
Ngày 3/ 2/1930 (theo báo chí cách mạng trước 1945 là ngày 6/1/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tại Hương Cảng, trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản hình thành ở Việt Nam cuối năm 1929 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước của nhân dân Việt Nam. Chính cương vắn tắt của Đảng (Văn kiện Đảng TT: tập 2,1998: 2) nêu rõ mục tiêu của Đảng là làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” và “ nam nữ bình quyền” - là một trong mười ba chủ trương lớn của Đảng, đồng thời cũng là một trong mười mục tiêu được nhắc tới trong Lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng(Văn kiện Đảng TT: tập 2,1998:14). Luận cương chính trị năm 1930 (Văn kiện Đảng TT: tập 2, 1998: 95) của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu rõ một trong mười “nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền” là thực hiện “nam nữ bình quyền”. Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị tháng 10/1930 về công tác Phụ nữ vận động đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về vai trò của phụ nữ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo, cũng như đường lối vận động phụ nữ của Đảng. Từ chỗ xác định: Phụ nữ là một lực lượng quan trọng chiếm “một phần lớn trong giai cấp vô sản”, họ không những bị tư bản và phong kiến bóc lột mà còn bị bó buộc bởi phong tục và lễ giáo phong kiến, họ “không có một chút tự do nào hết”, nên nếu họ được giác ngộ thì sẽ rất hăng hái tham gia cách mạng và trở thành “một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được”. Khẳng định được vai trò to lớn và có tính quyết định của phụ nữ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nên Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác vận động phụ nữ là một “nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu.” (Văn kiện Đảng TT: tập 2, 1998:188). Đây là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị đương thời, đồng thời cũng là cội nguồn sức mạnh đưa Đảng cộng sản Việt Nam đi tới thắng lợi .

2. Đường lối vận động phụ nữ của Đảng cộng sản Đông Dương
Trong những năm 1930, trên các báo chí tư sản phát hành công khai, vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ được đề cập khá nhiều với các khẩu hiệu đòi cho phụ nữ được đi học, hô hào phụ nữ lo cho mình một nghề nghiệp để có thể sống tự lập và coi đó là biện pháp để thực hiện nữ quyền cũng như mục tiêu của cuộc vận động phụ nữ. Không những thế, đối tượng vận động của họ chỉ là phụ nữ thuộc tầng lớp trên. Có thể thấy cuộc vận động nữ quyền này mang màu sắc của thuyết nữ quyền tự do - nữ quyền tư sản, hoàn toàn tách rời phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy trong Án nghị quyết về công tác vận động phụ nữ, Đảng ta đã nhấn mạnh “làm cho phụ nữ thoát khỏi tư tưởng tư bổn, đánh đổ cái mộng tưởng “nam nữ bình quyền” trong vòng tư bổn chủ nghĩa” và lưu ý cần tuyên truyền cho phụ nữ nhận thức được rằng: Chỉ khi nào nước nhà được độc lập, chế độ phong kiến bị xoá bỏ thì phụ nữ mới có cơ hội được bình đẳng thực sự, được giải phóng thực sự, do vậy việc vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động cách mạng là vô cùng quan trọng, “nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt mục đích giải phóng được”(Văn kiện Đảng TT: tập 2, 1998:189). Khác với tất cả các phong trào yêu nước và cách mạng trước đó, đối tượng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận động chính là phụ nữ lao động, phụ nữ công nhân và nông dân, lực lượng chiếm đa số trong xã hội. Để vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động cách mạng Đảng ta nhấn mạnh: Trước hết phụ nữ phải được tổ chức lại trong các tổ chức Công hội, Nông hội, Thanh niên và trong các tổ chức riêng của phụ nữ. Cụ thể, đưa ra yêu cầu đối với các tổ chức công hội: “ Các cơ quan công hội phải đặt ra phụ nữ uỷ viên hội để làm cho việc vận động phụ nữ được phát triển” (Văn kiện Đảng TT: tập 2, 1998:139). Nữ Uỷ viên Công hội có nhiệm vụ tìm hiểu điều kiện sinh hoạt, làm việc của nữ công nhân, để kịp thời đề xuất với Tổng Công hội đưa ra những khẩu hiệu phù hợp với yêu cầu và lợi ích của họ, trên cơ sở đó vận động, thu hút nữ công nhân tham gia các hoạt động của Công hội. Với các tổ chức Nông hội, Đảng ta cũng vạch rõ: “Dưới các ban chấp hành nông hội lại tổ chức ra bộ phụ nữ vận động để kéo phụ nữ nông dân tham gia cho mạnh vào nông hội để cùng nhau tranh đấu” (Văn kiện Đảng TT: tập 2, 1998: 155). Đồng thời cũng chỉ ra rằng: “Muốn cho phụ nữ tham gia vào các cuộc tranh đấu cách mạng thì trước hết phải đánh đổ hết thảy những cái phong tục thuộc về tôn giáo hay luân lí, phải huấn luyện chính trị cho phụ nữ… làm cho họ thêm giác ngộ giai cấp để kéo họ vào những đoàn thể của vô sản giai cấp” “ Trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Thanh niên Đoàn (Từ địa phương đến Trung ương) cần phải tổ chức ra Ban phụ nữ, hoặc là người chuyên môn phụ trách” Bên cạnh đó, Đảng ta cũng chủ trương “tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “ Phụ nữ Liên hiệp hội” mục đích là mưu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được triệt để giải phóng” và thu hút tất cả những phụ nữ không nằm trong các tổ chức Công hội và Nông hội như “vợ công nhân, người buôn gánh bán bưng” (Văn kiện Đảng toàn tập: tập 2, 1998: 190-191)...
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, công tác tổ chức và vận động phụ nữ luôn luôn được Đảng ta quan tâm và chỉ đạo kịp thời cũng như uốn nắn những thiếu sót chưa phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng. Ngày 29/4/1931, Nghị quyết của Xứ uỷ Trung Kỳ nhắc nhở: “Từ trước tới giờ trong Đảng có quan niệm sai lầm về tổ chức phụ nữ. Nói đến việc phụ nữ thì đảng viên yên chí ngay rằng phải hô hào đòi nữ quyền, chống chế độ phong kiến áp bức phụ nữ,… và chỉ vận động nữ giới đòi cho được ngang hàng nam giới. Có người tuyên truyền cao hơn nữa thì lại đem những tư tưởng anh hùng, những gương nữ kiệt mà hô hào phụ nữ. Rút lại vận động phụ nữ chỉ quanh quẩn trong vòng nữ quyền của tư bản hoặc quốc gia hẹp hòi" (Trần Huy Liệu, 1960: 4). Điều đó là trái với chính sách và hành động của Đảng.
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931), mục Công tác chi bộ đã lưu ý: “Nếu trong nhà máy có công nhân đàn bà thì chi bộ phái một hay hai đảng viên để công tác trong đám họ, theo kế hoạch của cán bộ phụ nữ Khu uỷ hay Thành uỷ. Dẫu trong nhà máy không có nữ công nhân cũng cần cử người vận động trong đám vợ con công nhân. Mấy người phụ trách đó lại hết sức liên lạc với bộ phụ nữ ở công hội.” (Văn kiện Đảng TT: tập 3, 1999 : 111)
Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1935, công tác vận động phụ nữ được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng. Đảng ta chỉ rõ: Cần phải tích cực tổ chức phụ nữ vào Đảng, vào Thanh niên Cộng sản đoàn và các đoàn thể cách mạng, đưa những phụ nữ hăng hái công tác vào các cơ quan chỉ đạo, thông qua các hình thức công khai và bán công khai để lôi kéo phụ nữ vào các tổ chức thích hợp: “Mỗi cấp đảng bộ phải lập một ban uỷ viên phụ nữ. Người phụ trách ban ấy được quyền tham dự các hội nghị của Đảng uỷ đảng, đ¬ược biểu quyết về các vấn đề phụ nữ” (Văn kiện Đảng TT: tập 5, 2002:66). Theo đó, phải có những tài liệu tuyên truyền riêng cho phụ nữ. Các báo của Đảng và các đoàn thể cách mạng khác cần có bài về vận động phụ nữ, đồng thời chống các xu hướng đầu cơ miệt thị phụ nữ, tuyên truyền các lý thuyết phản động của tư sản và phong kiến nhằm ngăn cản phụ nữ tham gia đấu tranh. Đồng thời Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng trong các cuộc đấu tranh có phụ nữ tham gia thì “nhất luật phải ra khẩu hiệu đặc biệt cho phụ nữ (như: công bằng nhau thì tiền lương bằng nhau, cấm làm việc đêm, được nghỉ hai tháng trước và hai tháng sau khi đẻ mà cứ lĩnh tròn tiền lương theo như các bản chương trình của Đảng, của Công hội, Thanh niên cộng sản… Chống chế độ nhiều vợ, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng chế độ làm đĩ để thu thuế)” (Văn kiện Đảng TT,T5, 2002: 66-67).
Trước những vận hội mới của đất nước, thời kì vận động dân chủ 1936-1939, Đảng ta đã kịp thời đưa ra những chủ trương mới về công tác tổ chức, cụ thể đối với phụ nữ, nhấn mạnh: “cần lập ra các hội phụ nữ công khai và bán công khai… để binh vực quyền lợi chung cho các lớp dân chúng và riêng cho phụ nữ”như: Hội “Phụ nữ dân chủ”, “Phụ nữ giải phóng” “Phụ nữ tân tiến”, “phụ nữ hỗ trợ”( Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 6,2000:244) Ở những địa phương có nhiều tổ chức phụ nữ với các tên gọi khác nhau thì lập ra “Phụ nữ liên hiệp hội” để thống nhất lại. Trong cuộc tổng tuyển cử dân biểu tại miền Bắc tháng 8/1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã đưa ra một danh sách ứng cử viên với chương trình tối thiểu của mặt trận. Chương trình đã nêu lên những khẩu hiệu liên quan đến quyền lợi của phụ nữ như “chống nạn mãi dâm, việc làm ngang nhau thì lương của đàn ông, đàn bà phải ngang nhau, tài năng như đàn ông thì đàn bà cũng làm được các chức việc như đàn ông trong các sở công và tư, bảo vệ phụ nữ và nhi đồng (trước và sau khi đẻ, đàn bà đi làm các công sở và nhà máy đều được nghỉ có lương, mở các hài nhi viện)” (Tin tức, số 12, ngày 25-29/6/1938).
Năm 1939, chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 9/1940, quân đội phát xít Nhật kéo vào Bắc kỳ. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII họp tháng 5/1941 đã quyết nghị thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Một trong Mười chương trình lớn của Việt Minh là “nam nữ bình quyền”. Hội Phụ nữ cứu quốc nằm trong hệ thống tổ chức của Mặt trận. Điều lệ của Hội nêu rõ “Đoàn kết hết thảy các chị em phụ nữ ái quốc Việt Nam để mưu lợi ích hàng ngày cho phụ nữ, để cùng các đoàn thể cứu quốc khác đánh Pháp đánh Nhật làm cho nước Việt Nam ta được hoàn toàn độc lập” (Trần Huy Liệu,1960:8).
Năm 1941, trước tình hình khẩn cấp của phong trào vận động phản đế, Nghị quyết hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ chỉ đạo: Không nên dùng cán bộ phụ vận làm công tác giao thông, cần “ phải đào tạo cán bộ giao thông khác để cho các nữ đồng chí chuyên môn tiến hành công tác phụ vận của họ”, “Cần đào tạo thêm cán bộ phụ nữ bằng cách huấn luyện cho các nữ đảng viên từ đoàn viên phụ nữ cứu quốc…cần phát hành truyền đơn kêu gọi chị em phụ nữ thành thị. Phải dùng mọi hình thức liên hiệp các tầng lớp phụ nữ” (Văn kiện Đảng TT, t7, 2000: 198). Vì “Cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc phải có phụ nữ tham gia mới dễ thắng lợi”(Văn kiện Đảng TT, t7, 2000: 301)
Thực tế cách mạng đã cho thấy đường lối vận động phụ nữ đúng đắn cùng sự chỉ đạo kịp thời của Đảng đối với phong trào phụ nữ đã góp phần quyết định vào thành công của Cách mạng tháng Tám 1945.

3. Báo chí cách mạng và truyền đơn cách mạng một phương tiện tuyên truyền, vận động phụ nữ hiệu quả

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm tới công tác cổ động tuyên truyền, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng “để thu phục quần chúng, để thu phục đại đa số thợ thuyền và lãnh đạo quần chúng tranh đấu”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn theo sát tình hình và chỉ đạo kịp thời công tác vận động phụ nữ qua báo chí cách mạng và các truyền đơn cổ động hướng dẫn phong trào và chỉ rõ “các báo của Đảng là những cơ quan liên lạc của Đảng với quần chúng lao khổ ” (Văn kiện Đảng TT, t3, 1999: 117). Do vậy, báo chí cách mạng phải nêu được đời sống sinh hoạt của quần chúng công nông, phải giới thiệu các vấn đề chính trị, các khái niệm chính trị cơ bản và các khẩu hiệu chính trị phù hợp, văn phong trong báo phải giản dị dễ hiểu đối với quần chúng lao động. Việc tuyên truyền cổ động “phải căn cứ vào cần dùng hiện tại và trình độ kiến thức của quần chúng công nông mà làm”. Đối với việc tuyên truyền vận động phụ nữ, Đảng ta nhấn mạnh “Về việc tuyên truyền cổ động thì các báo chương của Đảng, Thanh niên đoàn, Công hội và Nông hội thường phải nói đến những việc thiết thực cho phụ nữ hoặc để riêng một chương đăng những bài ấy” (Văn kiện Đảng TT,t2,1998:191 ). Ngoài việc đăng những bài báo dành riêng cho phụ nữ thì trong hầu hết các truyền đơn, lời hiệu triệu hay lời kêu gọi của Đảng, phụ nữ luôn được xếp ngang nam giới với các đại từ mở đầu “ Các anh em, chị em…”
Những năm 1930-1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương lần đầu tiên khối công nông đoàn kết trong một mặt trận tranh đấu. Trong phong trào đấu tranh này Đảng ta cũng có sự chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ đối với công tác phụ nữ. Hầu hết các truyền đơn cách mạng của Đảng thời kỳ này đều chú ý đăng các khẩu hiệu yêu cầu quyền lợi cho phụ nữ, ví dụ như:
1.Quyền đàn bà ngang quyền đàn ông;
2. Phản đối cha mẹ ép gả;
3. Phản đối chế độ nhiều vợ;
4. Đánh đổ hủ tục khinh thị đàn bà (Truyền đơn cách mạng. Kí hiệu BTCM 187/Gy374).
Ngày 8/3/1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Nam kỳ và Tổng Công hội Nam kỳ, lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Để hướng dẫn phụ nữ đấu tranh, Đảng ta đã đưa ra cương lĩnh tuyên truyền và truyền đơn kêu gọi phụ nữ tham gia tranh đấu. Cương lĩnh đã giới thiệu ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày “đấu tranh cho sự giải phóng phụ nữ toàn thế giới”, là ngày mà phụ nữ trên toàn thế giới cùng đoàn kết chống lại “tất cả các thủ đoạn bóc lột và thống trị phụ nữ, chống chủ nghĩa tư bản - một chế độ bóc lột và áp bức - chống chiến tranh đế quốc”. Cương lĩnh cũng giới thiệu về phụ nữ Liên bang Xô Viết; vạch rõ tình trạng bị áp bức, bóc lột của phụ nữ Đông Dương dưới chế độ thuộc địa… Nhân dịp này Đảng ta đã có ra truyền đơn đăng lời hiệu triệu kêu gọi phụ nữ: “Phụ nữ lao động Đông Dương phải hăng hái tham gia với số lượng lớn vào các tổ chức đấu tranh của công nhân và nông dân và cùng với đàn ông hình thành một mặt trận cách mạng để tăng cường công tác giải phóng giai cấp vô sản và tất cả các quần chúng bị áp bức.” (Truyền đơn cách mạng. Kí hiệu 1920/ Gy 616). Đồng thời, cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể cho phụ nữ Đông Dương: “ Trước hết phải phá bỏ các tục lệ tập quán cổ hủ, những cái còn lại (tàn tích) của phong kiến… thảo luận những yêu sách chung cho tất cả giai cấp vô sản, tham gia với số lượng đông đảo vào các tổ chức đấu tranh…phải tham gia tích cực vào công tác hằng ngày… Trong các công tác hằng ngày của các tổ chức quần chúng, các phụ nữ và nữ thanh niên phải tham gia một phần tích cực như đàn ông.” Và khẳng định rằng: chỉ bằng cách đó phụ nữ mới có thể “ bảo vệ các lợi ích của giai cấp vô sản, mới có thể giải phóng phụ nữ”. (Văn kiện Đảng TT, t3, 1999: 67).
Trên báo chí cách mạng thời kỳ này xuất hiện nhiều tin tức về hoạt động của phụ nữ và giới thiệu gương đấu tranh của phụ nữ. Báo Cờ vô sản số 3, năm 1931 đăng tin “Ngày 21.1, một chị phụ nữ đứng đón thợ sở phân ở chợ diễn thuyết khuyến khích cuộc kỉ niệm 3 đồng chí L” (tức Lê Nin, Lepnếch và Luých xămbua); “Ngày 21.1 ở chợ Hanh Thông Tây (Gia Định) có một chị phụ nữ đứng lên diễn thuyết quần chúng rất hoan nghênh và có một chị cảm động đến nỗi phải sa nước mắt..”; Báo Công nông binh (số 26, ngày 1/10/1931) cũng đưa tin: ở Song Lộc, khi một tri huyện đánh một chị phụ nữ có thai gần chết, một số chị em phụ nữ đi chợ về biết chuyện liền lập tức chia nhau chạy quanh mấy xã gần đấy kêu gọi anh em, chị em mau ra ứng tiếp. Nhân dân 6 xã lân cận (thuộc tổng Đặng Xá) đã hưởng ứng, cuộc đấu tranh nhanh chóng biến thành cuộc tuần hành thị uy với khoảng một vạn người “bao vây tên huyện, tuyên bố tội trạng và quyết định khép vào án tử hình, mở đầu cho một cuộc đấu tranh” rộng lớn của nhân dân huyện Nghi Lộc. Chính vì vậy báo Người Lao khổ số 13, ngày 18/9/1930 đã đưa tin:“ Cuộc đấu tranh dữ dội này cũng như cuộc đấu tranh dữ dội khác ở Thanh Chương, Bến Thuỷ, Can Lộc, Hà Tĩnh đều do chị em phụ nữ chỉ huy, mà đâu đâu chị em cũng rất dũng cảm hy sinh”. Bài báo cũng khẳng định: “Chính trong thời kỳ tranh đấu kịch liệt này, trong lúc công nông, binh lính bắt tay nhau trong hàng tranh đấu, chị em phụ nữ cũng bắt đầu tranh đấu, mà tranh đấu một cách rất vẻ vang cho nên lực lượng quần chúng tranh đấu thêm được một cái sức rất mạnh, tức là chị em phụ nữ phá xiềng xích nô lệ giam hãm đàn bà xưa nay mà ra vai dự cuộc tranh đấu”.
Trong những năm 1930-1935, thực dân Pháp cổ súy phong trào vui vẻ, trẻ trung nhằm ru ngủ thanh niên. Đối với phụ nữ, phong trào giải phóng phụ nữ với các cô gái “theo mới”, các hội chợ đêm, các cuộc diễn thuyết từ Nam ra Bắc với những chủ đề “Phụ nữ giải phóng”, “phụ nữ chức nghiệp” và các bài báo trên báo chí tư sản như các tờ Phụ nữ Tân Văn (1929-1935), Phụ nữ thời đàm (1930-1934), Phong Hoá (1932-1936) đã làm lạc hướng đấu tranh của phụ nữ. Cũng trong thời kỳ này một số trí thức tiến bộ nhận thức được thân phận nô lệ của người Việt Nam thì chủ trương quay sang vận động giải phóng phụ nữ khỏi lễ giáo phong kiến như Phan Khôi và Diệp Văn Kỳ. Hoặc có một số người ảnh hưởng của phong trào nữ quyền tư sản thì lại hô hào phụ nữ chức nghiệp, giáo dục phụ nữ, coi đó là mục tiêu của công cuộc vận động phụ nữ. Để đấu tranh với những xu hướng trên, báo Phụ nữ Tân văn trong những năm 1934-1935 đã xuất hiện nhiều bài của các nhà báo cộng sản vạch rõ tình trạng thực tại của phụ nữ: “ 9/10 phụ nữ bị nạn dốt, hết thảy đàn bà đều bị luật pháp xem là trẻ con… đàn bà ở Đông D¬ương không thể tổ chức để binh vực quyền lợi của mình” và chỉ rõ nguyên nhân là do: “luật pháp không công nhận cho đàn bà quyền lập nghiệp đoàn và tham dự vào tất cả các quyền chính trị, xã hội có quan hệ đến quyền sinh tồn của họ” (PNTV, ngày 11/4/1935), đồng thời vạch ra việc hô hào phụ nữ giải phóng như vậy “ chỉ là lời bàn xuông nói hão” và nhấn mạnh việc cần làm ngay là: “Điều cần yếu nhất của sự vận động phụ nữ là phải thâm nhập quần chúng. Tưrớc hết mưu dân tộc giải phóng, sau sẽ đạt tới nhân loại giải phóng” (PNTV, ngày 6/12/1934).
Năm 1936, Mặt trận Bình Dân bên Pháp được thành lập. Chính phủ Bình dân lên cầm quyền có một số cải cách tiến bộ. Đảng Cộng sản Đông Dương đã tranh thủ cơ hội này phát động một phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ rộng khắp trong cả nước. Nhiều tờ báo cách mạng được phát hành công khai đã trở thành nơi chỉ đạo và hướng dẫn phong trào cách mạng như tờ Hồn trẻ tập mới (số1, ngày 6.6.1936), Tân xã hội( số 1, ngày 10/10/1937), Đời nay (số 1, ngày1/12/1938), Ngày mới (số1, ngày 19/4/1939), Tin Tức (số 1, ngày 2/4/1938), Nhành lúa (số 1, ngày 15/1 /1937), Dân chúng (1938-1939).v.v..
Trước tình hình chính trị có nhiều thuận lợi, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương vận động thành lập các hội quần chúng hợp pháp làm nơi tổ chức, giáo dục quần chúng và rèn luyện, đào tạo cán bộ, tạo nên sức mạnh tranh đấu. Để hướng dẫn quần chúng, báo Lao động (1938-1939) đã đăng nhiều số giới thiệu cách lập các hội hợp pháp, ý nghĩa của các hội hợp pháp, các biện pháp đối phó với thủ đoạn ngăn cấm, giải tán các hội ái hữu của chính quyền thực dân. Riêng số 6 nhày 5/1/1939 có bài nhấn mạnh mấy điều cần lưu ý khi thảo điều lệ các hội quần chúng như: Điều lệ của hội phải chú ý sao cho “hợp với hoàn cảnh, hợp với pháp luật, hợp với trình độ anh em để có thể lôi kéo được quần chúng” vào các tổ chức một cách rộng rãi. Lời văn trong điều lệ cũng không nên dùng những từ chính trị cho rôm khiến cho chính quyền thực dân chú ý gây khó dễ và làm quần chúng sợ sệt, không dám tham gia, điều lệ cần phải thiết thực, giản đơn không, kỉ luật đừmg quả nghiêm phiền phức, nguyệt phí nhẹ nhàng vì phần lớn quần chúng công nông còn nghèo...
Báo Tin tức số 14, ngày 2-6/7/1938) phân tích “Trách nhiệm của chị em” trong kỳ tuyển cử Viện dân biểu năm 1938, đã vận động phụ nữ nên ủng hộ cho đại biểu của nhóm Tin tức, báo Ngày nay, và đại biểu của lao động, và nhấn mạnh rằng việc vận động cho “những người ứng cử đó trúng cử lại là mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phụ nữ giải phóng ở xứ này”.
Báo chí cũng là nơi đấu tranh với các tư tưởng sai lầm trong việc vận động phụ nữ. Báo Tân xã hội ngày 10/11/1936 có bài của tác giả Tâm Kính (tức Nguyễn Thị Trác- Lâm uỷ của chi nhánh Bắc kỳ Đông Dương Đại hội) phản đối báo Ngày nay đăng bài mỉa mai, phê bình cuộc hội nghị của phụ nữ Bắc kỳ họp ngày 24/9/1936. Bài báo thẳng thắn chỉ ra ý đồ của bài viết trên báo Ngày nay: “lợi dụng sự thấp kém về trình độ của chúng tôi để bầy trò hề mua vui độc giả là việc chúng tôi hết sức phản đối”, đồng thời kêu gọi và nhắc nhở chị em phụ nữ “Chị em chúng ta phải quả quyết đặt mình lên trên sự chế riễu vô ý thức ấy. Chúng ta hãy cứ sốt sắng, hăng hái làm việc của chúng ta…”
Trong bài Thảo luận vấn đề phụ nữ với nữ sĩ Tuyết Dung (các báo Dân chúng số 16, 17,18 ra các ngày 14, 17, 21/9/1936), tác giả Ng.Th Kim Anh đã phê phán thuyết “Phụ nữ hồi gia” của chủ nghĩa phát xít muốn kéo phụ nữ trở lại vị trí “những lương thê hiền mẫu”, “tề gia nội trợ” trong gia đình. Bài báo đã phân tích và chỉ ra việc “Khuyên chị em an phận ở gia đình, đó chẳng những giam hãm chị em vào cảnh nô lệ mà còn làm giảm mất một phân nửa lực lượng tranh đấu giải phóng dân tộc của xã hội, nói chung là cuộc giải phóng của loài người”. Đảng cộng sản không bao giờ chủ trương đánh đổ chế độ gia đình, chủ trương gây xung đột giữa nam và nữ mà trái lại chủ trương nam nữ bình đẳng, vợ chồng hoà thuận cùng nhau gánh vác công việc xã hội, xây dựng một xã hội tiến bộ, hoà bình và tự do. Và nhắc nhở: “mỗi một người đàn bà và đàn ông cần phải nhớ rằng “nước mất thì nhà tan”, xã hội bất bình thì gia đình chưa có chấn chỉnh hạnh phúc và bình đẳng”.
Trước những nhận thức sai lệch của một số chị em về vấn đề giải phóng phụ nữ, bài Vấn đề phụ nữ giải phóng (Dân chúng - số 35 ngày7/12/1938) đã phân tích và chỉ ra rất cụ thể một số biểu hiện: “Chẳng hạn có những chị em nông nổi vì hoàn cảnh gia đình áp bức, hành hạ, bó buộc nên tưởng rằng giải phóng là thoát ly gia đình, trốn đi với một sự nhận định hồ đồ về tự do…Một số chị em hiểu lầm giải phóng ra phóng đãng, tưởng bình đẳng tự do là lãng mạn. Xô bồ a dua nhau những mốt này mốt khác miệt mài trong những cuộc truy hoan ô uế, triền miên trong những sòng bạc chất chứa đầy những xấu xa vật chất và nhục dục mà quên lãng cả trách nhiệm trong gia đình xã hội”. Bài báo cũng nhấn mạnh rằng: muốn giải quyết vấn đề phụ nữ triệt để phụ nữ không thể đứng tách riêng xét về phương diện giới mà “điều cốt yếu của vấn đề là ở phương diện chung, ph¬ương diện giai cấp”
Đến năm 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật, các báo của Đảng cũng phát hành bí mật trong quần chúng. Sau thời kỳ vận động dân chủ, các lực lượng quần chúng cách mạng đã được rèn luyện trong thực tiễn tranh đấu, nên báo chí cách mạng thời kỳ này tập trung giới thiệu về tin tức quốc tế, phân tích tình hình thế giới, tình hình trong nước, hướng dẫn tranh đấu chống chiến tranh, phản chiến, tố cáo tội ác của Pháp, Nhật đối với nhân dân ta, đặc biệt là giới thiệu các gương đấu tranh, hướng dẫn nhân dân đi vào các hoạt động đấu tranh cụ thể chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Báo Việt nam độc lập (1941-1945) đã có bài viết bằng hình thức hỏi đáp về Công tác phụ nữ, giải đáp những vấn đề cụ thể như: “Phụ nữ có vào đội vũ trang được không, nếu không vào đội vũ trang địa phương thì làm công tác gì, phụ nữ ta còn có những khuyết điểm gì? (Báo Việt Nam độc lập 1941-1945, 2000: 462). Hoặc báo Cứu quốc số Xuân năm 1945 có bài viết “Đàn bà con gái làm gì được” đã chỉ ra rằng trong lịch sử phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm với những tấm gương tiêu biểu như Hai Bà Trưng, bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân; hoặc gần đây có cô Tám chuyên chở vũ khí cho Phan Đình Phùng, cô Ba Đề Thám, chị Nguyễn Thị Minh Khai, cô Giang… Và bài báo đi đến kết luận: Phụ nữ có thể gánh vác các công việc như nam giới, và không những thế “ trách nhiệm của các chị phải làm những việc gì mà phái đàn ông khó làm được chu đáo”. Cụ thể như:“ đóng vai hàng quà, hàng bánh len lỏi trong đám quân thù để do thám chúng” hoặc canh gác “bảo vệ các cơ quan, các địa điểm khai hội cách mạng”, “trong vai cô hàng buôn thúng bán mẹt hiền lành” chuyên chở vũ khí, làm thông tin liên lạc, binh vận, cứu thương hoặc “cũng có thể xung vào các đội du kích, có quyền ứng cử vào các hội đồng cách mạng…”
Báo chí cách mạng thời kỳ này được phát hành và lưu truyền phổ biến trong vùng căn cứ địa Việt Bắc và các vùng nông thôn nên văn phong giản dị dễ hiểu, hình thức văn vần dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng nhiều. Ví dụ báo Đuổi giặc nước số ra ngày 15/7/1944 có bài thơ dài vận động phụ nữ đấu tranh phản chiến với những hướng dẫn tỉ mỉ:
“Chị em phụ nữ ta ơi!
Dại gì mà khóc, khóc thời đ¬ược sao…
...Chị em ta kíp đồng tình
Ta ra phản đối chiến tranh giết người
Chống mộ lính bắt phu đòi
Giữ con, chồng, bố, đuổi loài giặc chung
Vén tay ta níu lấy chồng
Ta ôm lấy bố ta bồng lấy con
...Sắn quần ta đến trại đồn
Ta kêu, ta dục chồng con ta về
Nằm ngang đường cản tàu xe
Chỉ quân phát xít ta hè nhau la...
Phải trả chồng, phải trả cha
Trả con yêu quý cho ta tức thời”
Hoặc báo Tự do số 6 năm1941 cũng có bài viết: Má hồng tuốt kiếm với lời thơ kêu gọi hừng hực khí thế
“…Đứng lên hỡi chị em ơi!
Tuốt gươm chiến đấu ta thời kém ai
Kẻ thù dân tộc là ai
Chính quân Nhật Pháp với loài Việt gian
đứng lên ta quyết moi gan
Chặt đầu băm xác thoả hờn núi sông
...đạp tung chế độ bất công
Đã dìm nữ giới lao lung vạn đời…”

Khi báo được phát hành, những bài viết này đã góp phần động viên, khích lệ quần chúng phụ nữ tham gia đấu tranh cách mạng, trở thành lực lượng trọng yếu trong Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tháng 8 năm 1945.

Kết luận

Ngay từ khi mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá đúng vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong phong trào cách mạng. Họ được giác ngộ và thu hút trong hầu hết các cuộc đấu tranh do Đảng lãnh đạo. Nhiều chị em đã là những người đi đầu trong các phong trào bãi công, biểu tình thị uy; nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ đã trở thành ngòi nổ cho phong trào đấu tranh như trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh... Phụ nữ cũng luôn có mặt trong các cuộc biểu tình, đình công đưa yêu sách, đòi tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, chống phản động thuộc địa… trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939. Đặc biệt, trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945, phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh tiền khởi nghĩa cũng như trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thắng lợi, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam ban hành năm 1946 đã chính thức xác nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá. Đây không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói chung mà còn là thắng lợi của phụ nữ Việt Nam, những người luôn khẳng định năng lực sáng tạo cũng như khẳng định khát khao tự do, bình đẳng.Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã khẳng định đường lối vận động phụ nữ đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là việc nhận rõ vai trò to lớn của phụ nữ cũng như đã biết khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm theo tinh thần “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám còn là thắng lợi của đường lối kết hợp chặt chẽ mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ; là thắng lợi của việc sử dụng báo chí và truyền đơn cách mạng một cách hiệu quả. Đồng thời thắng lợi của cách mạng tháng Tám cũng thể hiện các chính sách về phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng đ¬ược nguyện vọng cũng như phù hợp với truyền thống tôn trọng phụ nữ của dân tộc.

Đặng Thị Vân Chi



Tài liệu tham khảo

Văn kiện Đảng toàn tập (1998): tập1, 2.- H.: Nxb Chính trị quốc gia,
Văn kiện đảng toàn tập:( 1999) tập 3, 4.- H.: Nxb Chính trị quốc gia, 
Văn kiện Đảng toàn tập:(2002) tập 5.- H.: Nxb Chính trị quốc gia, 
Văn kiện đảng toàn tập:(2000) tập 6,7.- H.: Nxb Chính trị quốc gia, 
Trần Huy Liệu.(1960) "Ba mươi năm đấu tranh của phụ nữ Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng." Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. số 12, tháng 4.
Trần Huy Liệu, Văn Tạo.( 1958.) Cách mạng Việt Nam cận đại: T5 .- H.: Nxb Văn sử địa, 
Xô viết Nghệ tĩnh.(2000.) Nxb Nghệ An,.
Các báo xuất bản (báo công khai và báo phát hành bí mật) tr¬ớc năm 1945 lưu trữ tại Thư viện quốc gia và Bảo tàng cách mạng.
Báo Nam Phong. Viết tắt NP
Truyền đơn cách mạng. Kí hiệu BTCM 187/Gy374
Truyền đơn cách mạng .Kí hiệu 1920/ Gy 616
Báo Việt Nam độc lập 1941-1945. H.:Nxb Lao động, 2000 và nhiều tờ báo cách mạng khác.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ đầu thế kỷ XX *


Đặng Thị Vân Chi*
 (Bài đã đăng trong Phan Bội Châu con người và sự nghiệp, NXB ĐHQG, HN, 1998 tr 303-317)

       Cuối thế kỉ XIX, thất bại của triều đình Huế trong việc bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa.
Sang đầu thế kỉ XX, các chương trình khai thác thuộc địa và các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của Pháp đã làm xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Sự có mặt ngày càng đông đảo của phụ nữ trong các nhà máy, hầm mỏ ...với các hình thức lao động được xã hội hoá của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cũng như sự xuất hiện của lớp phụ nữ trí thức ( dạy học, viết báo, viết văn, làm thơ...) đã đưa tới một thực tế: Phụ nữ đã trở thành một lực lượng xã hội quan trọng.
       Trong những năm đầu thế kỉ XX, tình hình xã hội Việt Nam đã đặt ra hai vấn đề lớn đối với phụ nữ.
     - Thứ nhất: trước tình trạng nước mất nhà tan, phụ nữ có vai trò gì trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
      - Thứ hai: sự thay đổi trong xã hội Việt Nam và những ảnh hưởng của các tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã buộc xã hội phải nhận thức lại vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội - được thể hiện tập trung trong việc nhận thức về vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ.
      Phan Bội Châu (1867-1940) là linh hồn của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Những hoạt động cách mạng của ông có ảnh hưởng lớn và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Chính vì lẽ đó mà trong phiên toà xử Phan Bội Châu, luật sư Bôna (Bonard) đã phải thừa nhận: “Trong mấy chục năm gần đây, lịch sử Phan Bội Châu đã lẫn lộn với lịch sử của dân tộc’’.(1) Tuy nhiên, trong suốt 20 năm hoạt động của mình, Phan Bội Châu chưa có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về những lực lượng xã hội cơ bản như nông dân và công nhân. Và lẽ dĩ nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi một nhà cách mạng như Phan Bội Châu có được một quan điểm về quần chúng, về lực lượng cách mạng thật đầy đủ. Mặc dù vậy, vì nhiều lí do, Phan Bội Châu lại sớm có ý thức vận động phụ nữ Việt Nam cùng với các lực lượng xã hội đặc biệt khác như đồng bào theo đạo Thiên chúa, đồng bào dân tộc ít người...Cái nhìn độc đáo ấy của ông được nhà sử học Pháp Bu-đa-ren ( G.Boudarel) ghi nhận trong cuốn Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông (2. Bu-đa-ren coi việc đó là độc đáo và làm cho Phan Bội Châu trở thành nhà cách mạng đầu tiên có ý thức về “một đảng chính trị hiện đại”.
       Bài viết này của chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này, ghi nhận một thành qủa nhận thức và hành động của vị chí sĩ này.
       Nhận thức của Phan Bội Châu về vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội có thể chia ra làm hai thời kì gắn với hai giai đoạn trong cuộc đời hoạt đông chính trị của ông.

1. Quan điểm của Phan Bội Châu về vận động phụ nữ trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ( 1904-1925 )

       Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị và văn chương của Phan Bội Châu. Bản thân ông cũng tự cho đây là thời kì hoạt động “đắc ý” nhất của mình. Trong thời kì này ông đã viết nhiều sách, báo để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, nhằm đoàn kết toàn dân tham gia đấu tranh vũ trang chống Pháp.
        Điểm nổi bật nhất trong tinh thần cách mạng của Phan Bội Châu là lòng yêu nước và ý chí kiên trì vũ trang chống Pháp. Xuất phát từ lòng yêu nước mà ngay từ những năm cuối cùng của thế kỷ trước, Phan Bội Châu đã đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Tình cảm của ông dành cho những nữ anh hùng vô danh được thể hiện qua các nhân vật nữ trong Trùng quang tâm sử, những cô Liên, bà Triệu, cô Chí... đặc biệt với các nữ anh hùng dân tộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bùi Thị Xuân...Có thể nói đề tài phụ nữ là một trong những mảng đề tài lớn trong các tác phẩm của ông.
Hơn thế, từ năm 1907 Phan Bội Châu còn đánh giá cao phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong Tân Việt Nam ông viết: “Phụ nữ là những người có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc thơ văn, hay nghề buôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh được con ngoan, vợ hiền thì giúp được chồng giỏi. Hơn nữa về các sự nghiệp chính trị người phụ nữ có quyền lợi không cùng. Có chú trọng việc giáo dục thì mới bỏ được riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho nước nhà giàu mạnh tấn tới.”
        Mạnh mẽ và triệt để hơn khi Phan Bội Châu cho rằng “trong một nước nếu không có phụ nữ yêu nước thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người ta thôi”.
         Đánh giá cao vai trò và đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, Phan Bội Châu chủ trương vận động phụ nữ tham gia vào phong trào đấu tranh cứu nước. Ngay từ năm 1906, trong Hải ngoại huyết thư Phan Bội Châu đã kêu gọi “nhi nữ” cùng “phú hào, quan chức,gia tô, sĩ tịch, lính tập, côn đồ, danh sĩ” đứng dậy giết giặc cứu nước.
       Đoàn kết dân tộc để đấu tranh vũ trang chống Pháp là chủ trương lớn xuyên suốt đường lối chính trị của Phan Bội Châu và được thể hiện trong các tác phẩm văn học do ông sáng tác trong thời kì này. Mặc dù hạn chế của Phan Bội Châu là không thấy được sức mạnh của công nhân và nông dân- lực lượng cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam- nhưng điểm tiến bộ trong tư tưởng của ông là đánh giá cao khả năng cách mạng của phụ nữ, điều mà nhiều nhà yêu nước cùng thời với ông không thấy được.
Điều này có thể thấy trong Đông kinh nghĩa thục do các sĩ phu tên tuổi như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền sáng lập, phụ nữ mới chỉ được kêu gọi tham gia vào việc đổi mới xã hội một cách gián tiếp thông qua việc khuyên chồng :

Anh làm sao cho ích nước lợi nhà

Mọi nghề tân học ắt là phải thông

Anh làm sao cho nổi tiếng Lạc hồng
Có khôn mới đứng được trong cõi đời”

Hoặc khuyên con:

Muốn khôn thì phải có thầy mới nên

Làm sao cho thù báo nghĩa đền
Để yên việc nước kẻo phiền mẹ cha
Làm tài trai yêu nước quên nhà” (3)

        Quan điểm của Phan Bội Châu về vấn đề phụ nữ được Trần Huy Liệu đánh giá là “điểm sâu sắc nhất”, “không những cụ Phan đã từ bỏ được lập trường quan điểm phong kiến về vấn đề phụ nữ mà còn tiến trước cả trào lưu tư sản dân chủ ở Việt Nam đương thời” (4)
           Những quan điểm tiến bộ của Phan Bội Châu về phụ nữ không chỉ dừng lại ở các tác phẩm văn học mà đã đi vào thực tế và đã động viên được phụ nữ tham gia tích cực vào phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Ví đụ như cô Đồng Đa (tên thật là Nguyễn Thị Mão) ở Sóc Sơn (nây thuộc ngoại thành Hà Nội) hoạt động tích cực trong phong trào Đông kinh nghĩa thục, bà Nhiêu Sáu (chính là bà Nguyễn Thị Ba) phụ trách việc liên lạc với nghĩ quân Hoàng Hoa Thám chuẩn bị vụ đầu độc binh lính Pháp trong thành Hà Nội (6-1908) hoặc bà Lê Thị Đàn (Lê phu nhân Âú Triệu ) phụ trách nhóm phụ nữ làm liên lạc trong phong trào Đông Du, Bạch Liên - Nguyễn Thị Thanh (Tiểu Trrưng ), bà Lụ, Trần Thị Trâm... mà thành tích và lòng dũng cảm của họ đã đượcc Phan Bội Châu hết sức khen ngợi và “kính phục” (5).

2. Quan điểm của Phan Bội Châu về vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ sau chiến tranh thế giới I.

       Từ sau Chiến tranh thế giới I, tình hình chính trị xã hội Việt Nam có những thay đổi quan trọng. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi sâu vào quĩ đạo của chủ nghĩa tư bản. Trong những vấn đề xã hội đặt ra khách quan đòi hỏi phải giải quyết có vấn đề phụ nữ. Bên cạnh đó các luồng tư tưởng tư sản từ bên ngoài dội vào Việt Nam cùng với các chính sách của Pháp đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phụ nữ, đặc biệt là vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ.. Trong công trình nghiên cứu về xã hội Việt Nam cận đại David Marr - một nhà Việt Nam học nổi tiếng của Uc- đã nhận định: “cho đến những năm 1920 thì phụ nữ và xã hội đã trở thành một điểm tập trung sự chú ý mà các vấn đề khác thường xoay quanh nó. Hàng trăm cuốn sách và bài báo đã được xuất bản về mọi mặt. Phụ nữ đã trở nên có ý thức rằng họ là một nhóm người trong xã hội với các mối bất bình và yêu cầu riêng.” (6). Trên các báo chí công khai vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ được bàn đến nhiều, đặc biệt trên Phụ nữ Tân văn.
        Ở thời điểm này Phan Bội Châu đã bị Pháp bắt giam lỏng ở Huế, các hoạt động chủ yếu của ông là viết sách báo. Mặc dù không còn điều kiện viết sách báo kêu gọi, vận động nhân dân làm cách mạng, đấu tranh chống Pháp như trước kia nữa, nhưng những bài báo của ông đã thể hiện một tinh thần trách nhiệm cao với dân với nước.
        Đối với vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ cũng như phong trào phụ nữ những năm 1930, trên các xuất bản phẩm thể hiện nhiều ý kiến khác nhau phản ánh nhận thức cũng như quyền lợi của các nhóm xã hội khác nhau.
       Những trí thức xuất thân Nho học như Trần Quý Cáp, Nguyễn Bá Học, Phạm Quỳnh, Trịnh Thu Tâm, Vũ Ngọc Liễn... trước những thay đổi của xã hội như phụ nữ được đi học, phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội, trước những tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam, đã không thể không bàn đến giáo dục phụ nữ. Nhưng ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đã làm cho họ mặc dù bàn đến nữ học hay ủng hộ viêc giaó dục phụ nữ cũng chỉ coi đó là biện pháp giúp phụ nữ hoàn thành chức phận của mình trong gia đình, để bảo vệ đạo đức và lễ giáo phong kiến, “ học để nhân cách hoàn toàn,” “vì nếu không học sao hiểu được "tứ đức” (7) Cũng có người bàn về nữ quyền và giải phóng phụ nữ nhưng cũng chỉ để khẳng định không thể có bình đẳng thực sự giữa nam và nữ.
       Còn những trí thức tư sản như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long thì phản đối nữ quyền vì xuất phát từ quan niệm phụ nữ Việt Nam xưa nay vốn vẫn là chủ gia đình, là “nội tướng”. Hoặc vì sợ rằng phong trào nữ quyền sẽ giúp phụ nữ chống lại nam giới “từ trong gia đình tới ngoài xã hội” (8)
        Bên cạnh đó, những nhà báo, những trí thức tự do như Nguyễn Văn Bá, Cao Văn Chánh, Trịnh Đình Rư... mặc dù ủng hộ nữ quyền, cho rằng “ quyền bình đẳng nam nữ là một tư tưởng tiến bộ” (9), là “Hợp với nhân đạo và công lý”(10), nhưng nữ quyền gắn với quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ thì hầu hết các tác giả đều né tránh không nói đến, mà chỉ nhấn mạnh quan niệm vị trí của phụ không chỉ ở trong gia đình, phụ nữ cần tham gia các công việc xã hội. Riêng Huỳnh Thúc Kháng cho rằng vì thực trạng phụ nữ Việt nam còn lạc hậu do hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến không được học tập, vì vậy không nên hô hào phụ nữ đòi quyền bầu cử.
        Một khuynh hướng khác nhận thức được thân phận nô lệ của người Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, khi mà “đàn ông cũng chỉ có quyền nằm canh đóng thuế” thì bàn về nữ quyền cũng chỉ là lời nói suông, nên chủ trương “ đối với vấn đề phụ nữ chỉ còn chuyện giải phóng, giải phóng ở phong tục, giải phóng ở gia đình, giải phóng ở xã hội và hoàn toàn giải phóng” (11) như Diệp Văn Kì, hoặc tấn công vào chế độ đại gia đình “ Xoá cái luật nam tôn nữ ty, giảng lại cái nghĩa chữ trinh, bênh vực sự cải giá là vô tội” (12 ) như Phan Khôi.
        Trong khi phần lớn các trí thức tư sản bàn về vấn đề phụ nữ nhưng lại tách vấn đề đó ra khỏi các vấn đề xã hội và không ai chỉ ra được rằng muốn thực hiện giải phóng phụ nữ trước hết phải giải phóng dân tộc thì Phan Bội Châu với tấm lòng yêu nước thiết tha đã không chỉ vượt lên hạn chế của chính tầng lớp mình mà còn đi xa hơn các trí thức tư sản trong việc nhận thức các tư tưởng dân chủ tư sản về phụ nữ.. Mở đầu cuốn Vấn đề phụ nữ (13) Phan Bội Châu đã khẳng định quyền của phụ nữ với tư cách là con người cũng như với tư cách là dân của một nước bằng cách đặt câu hỏi: “Đàn bà con gái có phải cũng loài người hay không?”, “Đàn bà con gái có phải cũng quốc dân hay không?” và tự khẳng định “Chắc không ai trả lời rằng “không phải” được”. Tư tưởng chống đế quốc, chống phong kiến của Phan Bội Châu được thể hiện rõ khi ông phân tích những nguyên nhân lịch sử dẫn đến tình trạng phụ nữ phải chịu một địa vị xã hội thấp kém. Ông cho rằng chính chiến tranh đã làm cho phụ nữ trở thành đồ vật khi phụ nữ bị coi như một thứ chiến lợi phẩm của bên thắng trận hoặc vì phụ nữ là mục đích của hành động cướp bóc trong chiến tranh nên để tránh “cái hoạ cướp mới nảy ra một cái lễ cho loài phụ nữ tức là một câu: “Phụ nữ bất xuất khuê môn”- Đàn bà con gái không được đi ra khỏi cửa buồng.” Một lí do nữa làm cho phụ nữ có địa vị thấp kém, theo Phan Bộ Châu đó là vì “quyền vua quá nặng nên mới sinh ra học thuyết tam cương”, “ vua bảo tôi chết, tôi phải chết; cha bảo con chết, con phải chết; chồng bảo vợ chết, vợ phải chết”.
Một mặt Phan Bội Châu tỏ ra phẫn nộ, thông cảm với địa vị bất bình đẳng của phụ nữ trong xã hội. Trước tình cảnh họ bị coi như “một giống đồ chơi cho con trai mà thôi” ông đã thốt lên: “Thảm hại thiệt” , “Oan khổ thiệt”. Nhưng mặt khác ông cũng vạch rõ trách nhiệm của phụ nữ đối với đất nước, đối với xã hội, gia đình và trước những vấn đề của chính mình. Ông đặt vấn đề “ khốn khổ thay nết hư tục cũ gắn quá sâu, quyền chuyên chế mới ép quá nặng, ở trong thời gia đình trói buộc, ở ngoài thời xã hội dày vò, nhưng các bà các chị đều chí không ra gì, tài trí không ra gì, xiềng khoá của gia đình không mấy người hay cổi lột, gông cùm của xã hội không mấy người hay phá tung”, “ thù nhà nợ nước có một chị nào biết đau đớn không, dân khổ nòi hèn có một bà nào biết thương xót không? Giắt tay ông chồng ra khỏi vòng bồi bếp có một mụ nào không? Rút chân cha nẹ ra khỏi ngục cu li có một cô nào không... nghĩ mà ngậm ngùi, lo mà nhức nhối”.(14)
       Đối với vấn đề nữ quyền, Phan Bội Châu quan niệm “nữ quyền” cũng như “nam quyền” trước hết đó là “quyền của người, mà cũng là quyền làm người”. Đó là “việc gì đáng nghe, tai con trai nghe được thời tai con gái cũng có quyền nghe, việc gì đáng thấy mắt con trai thấy được thời mắt con gái cũng có quyền thấy, việc gì đáng chống cự tay chân con trai chống cự được thì tay chân con gái cũng có quyền chống cự, việc gì đáng nói phô, miệng con trai nói phô được thì miệng co gái cũng có quyền nói phô, việc gì đáng ngẫm nghĩ óc con trai ngẫm nghĩ được thời óc con gái cũng có quyền ngẫm nghĩ”. Những phân tích của Phan Bội Châu về vấn đề nữ quyền cuối cùng để đi đến một kết luận: “ Gánh việc quốc gia, trả thù đánh giặc, con trai làm được lẽ đâu lại cấm con gái không được làm” và khi ta hết lòng gánh việc xã hội tức là hết nghĩa vụ làm người mà quyền người mới có thể khôi phục được. Quyền người đã khôi phục được thời quyền gái chẳng cần nói nữa.”(15) Như vậy có thể thấy mặc dù Phan Bội Châu chưa nói thẳng ra muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải giải phóng dân tộc ( có lẽ do điều kiện của ông lúc bấy giờ vẫn nằm trong sự kiểm soát của Pháp) nhưng rõ ràng Phan Bội Châu đã đặt vận mệnh của phụ nữ gắn liền với vận mệnh dân tộc, cũng như đề cao vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nhằm “ khôi phục quyền người”.
       Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và lối sống Âu Tây trong những năm 1930, một số phụ nữ thành thị sa vào cờ bạc, bói toán... đặc biệt phụ nữ Tây học, những “cô gái mới” thích sống theo ý mình, thích chơi thể thao, đọc tiểu thuyết lãng mạn, từ chối công việc nội trợ... mà lối sống và quan niệm của họ là một thách thức đối với những quan niệm đạo đức truyền thống, Phan Bội Châu đã tỏ rõ thái độ phê phán cái gọi là phong trào nữ quyền mà một số phụ nữ chủ trương để biện hộ cho những hành động của mình. Theo Phan Bội Châu những hiện tượng xã hội đó có nguyên nhân từ chế độ giáo dục. Vì chương trình giáo dục của Pháp là một chương trình giả dối, mà “ giáo dục giả dối bao nhiêu thời phụ nữ sa sút cũng bấy nhiêu. Cái hoạ áp chế ở gia đình không bằng cái hoạ bùa mê ở giáo dục, vứt hết kim tiền máu mủ vì phấn sáp nước bông, hao hết thời giờ quí báu vì đua hồng diện lục, mua được cái bằng tốt nghiệp thời xem cha mẹ chú bác không đáng một xu, mang được cái lốt Mađam thời xem đất nước quê hương không bằng một sợi tóc, thế mà nữ sĩ này, nữ sĩ nọ, danh hiệu um sùm, thế mà nay nữ quyền, mai nữ quyền, kêu rêu, xao xác, phụ nữ như thế còn vấn đề gì mà bàn nữa đâu” (16)
Một điểm nữa thể quan điểm tiến bộ của Phan Bội Châu về vấn đề phụ nữ đó là đường lối vận động phụ nữ của ông. Ở thời điểm này, ngoài Đảng cộng sản, có lẽ Phan Bội Châu là người duy nhất đặt vấn đề vận động phụ nữ và liên kết đoàn thể phụ nữ.
         Phan Bội Châu cho rằng: “Phụ nữ vận động là một việc cần thiết trong xã hội đời bây giờ” và muốn bắt tay vào việc vận động phụ nữ trước hết phải nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xã hội, trong quốc gia, trong loài người. Chủ trương vận động phụ nữ của Phan Bội Châu gồm 4 nội dung:
        “1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ
          2. Liên kết đoàn thể phụ nữ.
          3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ.
          4. Nâng cao địa vị của phụ nữ.”(17)

         Trong 4 nội dung trên theo Phan Bội Châu quan trọng nhất là việc nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữ vì chỉ có trên cơ sở nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữ mới có thể thực hiện nâng cao địa vị phụ nữ. Và ông cho rằng: “mình giáo dục lấy mình đó là thượng sách”. Vì vấn đề phụ nữ phải do chính phụ nữ tự quyết định.
          Tình cảm của Phan Bội Châu đối với phụ nữ thể hiện trong nhiều tác phẩm của ông. Nó chính là cơ sở giúp ông đặt niềm tin vào phụ nữ trong việc vận động cứu nước. Đối với tình trạng tha hoá đạo đức của một số phụ nữ đô thị, bên cạnh sự phê phán gay gắt, Phan Bội Châu vẫn bày tỏ sự thông cảm sâu sắc “nhưng nói cho đúng lẽ thời nhân cách của phụ nữ mà hèn hạ thế há phải tội ở tụi phụ nữ đâu mà tại lịch sử nước ta là một lịch sử vô giáo dục mà thứ nhất lại là giáo dục về phụ nữ thiệt không không có tí gì”. Còn ngày nay “ bề ngoài tuy vẫn có cái mặt nạ giáo dục mà tinh thần trong lại cốt làm cho tiêu mòn cái chân tính của người”.(18) Đối với những đồng chí cùng hoạt động như Âu Triệu, Phan Bội Châu tỏ thái độ trân trọng chân thành “ Âu Triệu là người đã giúp tôi làm được nhiều công việc, là người nghiêm và khí tiết. Tôi rất kính phục cô.” (19)
         Chính từ tình cảm trân trọng đối với phụ nữ, lòng tin vào khả năng của phụ nữ mà Phan Bội Châu đã không ngại ngần khi đặt vấn đề liên kết đoàn thể của phụ nữ trong khi “đoàn thể ở nước ta dầu phe nam còn ít ỏi lắm”. Nhưng theo Phan Bội Châu thì “đã chắc đâu mà con gái không hơn con trai ru? Hoa mùa xuân chưa nở, khi đã nở thì muôn tía ngàn hồng, sóng thuỷ triều chưa lên, khi đã lên thì tràn sông lấp hói”(20). Và ở đây tấm lòng yêu nước của Phan Bội Châu vẫn được bộc lộ khi ông kêu gọi phụ nữ liên kết lại để “hợp cả thảy người đồng một lòng, đều một sức bẻ đôi gông vô đạo, chặt đứt cái xiềng bất nhơn, khiến cho cái ma cướp bóc quyền mình phải lượm tay, cúi đầu mà nhường mình lên đài bình đẳng”.(21).
Nhìn chung, với tấm lòng yêu nước thiết tha,về quan điểm chính trị Phan Bội Châu đã đi từ tư tưởng quân chủ tới tư tưởng dân chủ tư sản, rồi cũng đã bắt đầu tiếp cận tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đối với vấn đề phụ nữ, cũng chính tấm lòng yêu nước của Phan Bội Châu đã giúp ông vượt lên trên những người cùng thời, giúp ông đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, cũng như vượt lên trên các trí thức tư sản trong việc tiếp nhận các tư tưởng dân chủ tư sản về vấn đề phụ nữ trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất.



Vân Chi

Chú thích:
* Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Đỗ Quang Hưng- người Thày đã ủng hộ và góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tiểu luận này.

Tài liệu tham khảo
1.Tôn Quang Phiệt- Phan Bội Châu và mỗi giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Văn Hoá. H. 1958. Tr.236
2 G.Boudarel- Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông. Văn hoá Thông tin . H.1998
3. Văn thơ Đông kinh nghĩa thục- Văn hoá. H.1997. Tr.127
4. Nhà yêu nước nhà văn Phan Bội Châu- KHXH. H.1970. Tr33
5.Phan Thị Nga-Đời tình ái của chí sĩ Phan Bội Châu. Hà Nội báo. Số 5. Ngày5-2-1936
6.David G Marr-Vietnamese Tradition on Trial, 1925-1945. Univerity of California Press. Tr 194
7.Tạp chí Nam Phong. Tháng 5-1919
8.Phụ nữ tân văn số 6 <20-6-1929>
9.Phụ nữ tân văn. Số 3 <16-5-1929>
10.Phụ nữ tân văn Số 9 <27-6-1929>
11.Phụ nữ tân văn Số 14 <1-8-1929>
12. Tạp chí đông Dương . Số 31 Năm 1937
13.Phan Bội Châu-Vấn đề phụ nữ. (Đây là một cuốn sách mới được tìm thấy trong lưu trữ quốc gia Pháp do PGS.TS Trần Chí Dõi mang về)
14.Phan Bội Châu- Vấn đề phụ nữ. Tr2
15 Phan Bội Châu - Vấn đề phụ nữ. Tr6.
16 Phụ nữ tân văn .Số10 <4-7-1929 >
17. Vấn đề phụ nữ..Tr10
18.Phụ nữ tân văn Số 10 <4-7-1929>
19. Phan Thị Nga, -Đời tình ái của chí sĩ Phan Bội Châu. Hà Nội báo. Số5 <5-2-1936>
20.Vấn đề phụ nữ .Tr14
21 Vấn đề phụ nữ.. Tr 14

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...