Đây là bài viết của GS.TS Đỗ Quang Hưng nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của cha tôi, nhà sử học -nhà giáo Đặng Huy Vận đăng trên tạp chí Xưa-Nay số 61 III-1999, (tr 24-25)
Kỷ niệm 42 năm ngày mất của cha tôi- mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ( 22/2/1969)- mùng 7 tháng Giêng năm Tân Mão tôi đăng lại bài này và danh mục các công trình nghiên cứu của cha tôi.
Kỷ niệm 42 năm ngày mất của cha tôi- mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ( 22/2/1969)- mùng 7 tháng Giêng năm Tân Mão tôi đăng lại bài này và danh mục các công trình nghiên cứu của cha tôi.
Đỗ Quang Hưng
"Có một ông thầy, một nhà sử học đã thành danh ở độ tuổi còn trẻ, khi qua đời chưa kịp bước vào ngưỡng tuổi 40, đó là Đặng Huy Vận.
Ông sinh ngày 6 tháng 7 năm 1930 tại thôn Hành Thiện, xã Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà nho có truyền thống làm nghề dạy học ở chính cái làng nổi danh có nhiều danh nhân văn hóa, chính trị, xã hội nước ta thời cận hiện đại.
Năm 1953, sau khi tốt nghiệp phổ thông trường Hoàng Văn Thụ (Thanh Hóa), ông được cử làm giáo viên trường cấp II Nguyễn Văn Luyện và là cán bộ tỉnh đoàn học sinh Thanh Hóa. Năm 1957, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với năng lực học tập, nghiên cứu xuất sắc và vốn tiếng Pháp, chữ Hán khá căn bản, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy môn lịch sử Việt Nam cận đại của trường rồi gắn bó thực sự với Khoa lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học KHXH và NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong hơn 10 năm quan trọng nhất đời mình, từ đầu 1959, ông đã có mặt bên cạnh những thầy giáo đầu tiên còn thưa thớt của bộ môn LSVN cận đại như Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Nguyễn Văn Sự, Chương Thâu ... dưới sự lãnh đạo trực tiếp của GS Trần Văn Giàu.
Ông sinh ngày 6 tháng 7 năm 1930 tại thôn Hành Thiện, xã Xuân Khu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà nho có truyền thống làm nghề dạy học ở chính cái làng nổi danh có nhiều danh nhân văn hóa, chính trị, xã hội nước ta thời cận hiện đại.
Năm 1953, sau khi tốt nghiệp phổ thông trường Hoàng Văn Thụ (Thanh Hóa), ông được cử làm giáo viên trường cấp II Nguyễn Văn Luyện và là cán bộ tỉnh đoàn học sinh Thanh Hóa. Năm 1957, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với năng lực học tập, nghiên cứu xuất sắc và vốn tiếng Pháp, chữ Hán khá căn bản, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy môn lịch sử Việt Nam cận đại của trường rồi gắn bó thực sự với Khoa lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học KHXH và NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong hơn 10 năm quan trọng nhất đời mình, từ đầu 1959, ông đã có mặt bên cạnh những thầy giáo đầu tiên còn thưa thớt của bộ môn LSVN cận đại như Đinh Xuân Lâm, Hoàng Văn Lân, Nguyễn Văn Sự, Chương Thâu ... dưới sự lãnh đạo trực tiếp của GS Trần Văn Giàu.
Cuốn 40 năm Khoa lịch sử (1956-1996) (NXB CTQG, 1996) cung cấp thư mục 38 đầu sách, bài viết của ông (viết riêng và chung) đã nói lên sức làm việc và năng lực sáng tạo trong nghiên cứu của ông. Trong Điếu văn của Khoa Lịch sử đọc trong buổi tang lễ ông chiều 23 tháng 2/1969 tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Bắc Thái, nơi sơ tán của trường ĐHTHHN trong những năm đánh Mỹ còn cho biết: "trong số những lai cảo của đồng chí để lại chúng tôi còn thấy 4 tập tư liệu trên 1.000 trang, gần 10 bài báo đã viết xong hoặc còn dang dở ..."
Căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi của giới sử học một cây bút có tài, một thầy giáo tâm huyết. Tư liệu của gia đình do thạc sĩ sử học Đặng Thị Vân Chi, con gái duy nhất của ông, cho biết: GS Kiều Xuân Bá, lúc đó là Phó Chủ nhiệm khoa, có ghi lại lời trăng trối của ông: "Sự nghiệp phục vụ Đảng qua công trình nghiên cứu sử học đến đây phải bỏ dở giữa chừng, rất tiếc không kịp hoàn thành trước khi nhắm mắt ....". Linh cữu ông được chuyển trên vai các học trò, phần lớn mặc áo lính cũ, khiêng từ Suối Đôi, xóm Trại Chuối đến đồi sim Văn Yên.
Trong khi một tập tuyển các tác phẩm của ông đang được Hội KHLS biên tập để xuất bản, xin có đôi lời giới thiệu:
Ngoài việc tham gia viết bộ giáo trình Lịch sử Cận Đại Việt Nam đồ sộ gồm 4 tập, in trong các năm 1959-1961, do giáo sư Trần Văn Giàu chủ biên, Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cùng Chương Thâu); Khởi nghĩa Ba Đinh Hùng Lĩnh (viết chung với Đinh Xuân Lâm, Trịnh Thu) .v.v... là hơn 30 bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và Thông báo khoa học trường ĐHTHHN. Ngòi bút của Đặng Huy Vận xông xáo vào hầu hết các vấn đề nóng bỏng của lịch sử cận đại Việt Nam lúc đó; tham gia tranh luận về Phan Châu Trinh, đánh giá Trương Vĩnh Ký, Lưu Vĩnh Phúc, về A.De Rhodes với vấn đề chữ quốc ngữ, nghiên cứu về Phan Bội Châu, Phân Kỳ lịch sử cận đại Việt Nam....
Đặc biệt, ngòi bút của ông còn tập trung vào các vấn đề lịch sử phong trào kháng Pháp từ 1858 đến Cần Vương (1885-1896) với biết bao nhân vật, sự kiện và cả thơ văn yêu nước.
Có thể nói ở thập kỷ 60, Đặng Huy Vận là một trong những cây bút sử học viết khỏe nhất, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc sưu tầm, giới thiệu tư liệu thư tịch, điền dã về lịch sử Việt Nam cận đại.
Thời gian đã vượt qua một số vấn đề trong các tác phẩm của ông, nhưng chắc chắn về cơ bản đây vẫn là những trang viết có giá trị cho đời sau. Giáo sư Trần Huy Liệu lúc đó là Viện trưởng Viện Sử học và Hội trưởng Hội KHLSVN, trong thư chia buồn gửi Ban Giám đốc trường ĐHTHHN và gia đình ngày 25 tháng 2 năm 1969 có viết: "Đồng chí Đặng Huy Vận đã góp phần tạo nên những cán bộ làm công tác sử học, công tác sử học của nước VNDCCH. Là một người nghiên cứu lịch sử, công tác viên nhiệt tình của Viện Sử học và tạp chí NCLS, đồng chí Đặng Huy Vận đã có những cống hiến trong việc nghiên cứu và phổ biến khoa học lịch sử nước ta".Người Viết bài báo nhỏ này là một học trò của Thầy, có mặt trong những ngày Thầy ra đi, nhân 30 năm ngày giỗ, xin được thay một nén nhang kính nhớ!"
Hà Nội, Xuân 1999.
Bài này đã được đưa lên trang web:
http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoa/0001/0000/dhvan.HTM
Bài này đã được đưa lên trang web:
http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoa/0001/0000/dhvan.HTM
Sau đám tang của cha tôi, GS Hoàng Như Mai, một người bạn thân của bố tôi bên khoa Văn đã viết bài thơ Viếng bạn. Bài này đã được đăng trong tuyển tập thơ của GS Hoàng Như Mai. Bài đăng ở đây và các chú thích tôi lấy từ nguyên bản của chính GS Hoàng Như Mai gửi cho GS Thạch Giang.
Viếng bạn
Hoàng Như Mai
Đã mất anh Chu, lại mất anh!
Cuộc đời người thế, thật mong manh
Trời đêm thăm thẳm, sao tàn lạnh
Mùa chửa vào thu, rụng lá xanh*
Thôi thế là xong một kiếp người
Tâm tư hoài bão thế là thôi
Anh Chu dù sống, tinh anh chết!
Anh : Tấm bia đề mưa nắng phơi!
Một chiếc ba lô, chồng bản thảo
Mười bài báo viết chửa đưa đăng**
Một người vợ goa, con thơ ấu
Có thế, Và lời anh giối giăng:
Tôi đã suốt đời vì cách mạng
Đảng tin: trí thức rất trung thành
Công trình bỏ dở, bài đang soạn
Con dại... Xin nhờ cậy các anh***
Chẳng cần cáo phó tin anh mất****
Đưa tiễn anh, đông đủ bạn bè
Khiêng cữu sinh viên trào nước mắt
Nhớ giờ anh giảng họ ngồi nghe
Như thế đời anh! Đời Chu Thiên!
Đói no thiếu thốn chẳng than phiền
Việc chung nguyện dốc toàn tâm lực
Rất ít dành cho cuộc sống riêng
Chúng ta, trí thức đi theo Đảng
Nào có khi nào kể thiệt hơn
Việc làm ngay thẳng, lòng trong sáng
Sống giản đơn và chết giản đơn
Cuộc sống giờ đây đã lặng im
Chào anh yên nghỉ mé đồi xim
Bấy nhiêu cũng đủ , ơi anh Vận
Làm một người thường, có ÓC, TIM!
Tháng 2/1969
(*) Trạnh nghĩ đến câu Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu
(**) Trong lời khóc bạn của Hà Văn Tấn: Tất cả gia tài của anh Vận còn lại ở khoa có thế thôi.
(***) Đó là lời giối giăng của anh Vận với anh em khiêng đi bệnh xá
(****) Nghe đâu có tờ báo từ chối việc đăng cáo phó.
Thư mục các công trình nghiên cứu của nhà sử học -nhà giáo Đặng Huy Vận trong 13 năm công tác tại Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Nguồn:
Nguồn:
Các bài báo khoa học
- Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội ở miền Nam Trung Bộ từ 1916 (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 22, 1961.
- Vài ý kiến nhỏ bàn góp thêm về những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỉ XIX (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 24, 1961.
- Góp vài ý kiến nhỏ về đánh giá Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Cờ đen trong lịch sử cận đại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 37, 1962.
- Góp một vài ý kiến về phân kì lịch sử cận đại Việt Nam (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 44, 1962.
- Phan Thanh Giản trong lịch sử cận đại Việt Nam (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 48, 1963.
- Cuộc kháng chiến của Đốc Đen và bài văn tế Cơriviê tử trận ở Yên Lũ (Thái Bình). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 49,1963.
- Nhìn nhận Trương Vĩnh Kí như thế nào cho đúng (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 61, 1964.
- Mưu đồ chính trị của Alechxăng Đơ Rốt và vấn đề chữ Quốc ngữ (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 63, 1964.
- Thêm một số tài liệu về cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) ở Nghệ Tĩnh. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 75, 1856.
- Bước đầu tìm hiểu tình hình đấu tranh giai cấp thời Gia Long (1802-1819) (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 78, 1965.
- Về cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai năm Giáp Tuất (1874) ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 79, 1965.
- Tìm hiểu chế độ lao dịch và binh dịch dưới thời Gia Long (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 80, 1965.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh (1883-1888) (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 81, 1966.
- Đề đốc Tạ Hiền và phong trào chống Pháp ở Nam Định và Thái Bình cuối thế kỉ XIX (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 83, 1966.
- Một điển hình của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn: cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 86, 1966.
- Tìm hiểu về mối liên hệ giữa hai đội nghĩa quân Hùng Lĩnh và Sông Đà trong những năm 1891-1892 qua một số tài liệu mới (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 87, 1966.
- Lã Xuân oai và hoạt động chống Pháp của ông trong những năm 1882-1889 (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 89, 1966.
- Tìm hiểu về cuộc đấu tranh giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 94, 1967.
- Thêm một số tư liệu về Đốc Ngữ và phong trào chống Pháp ở vùng hạ lưu sông Đà cuối thế kỉ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 96, 1967.
- Tống Duy Tân với phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hoá hồi cuối thế kỉ XIX (1886-1892) (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 98, 1967.
- Bàn thêm về cuộc kháng chiến ở cứ điểm phòng ngự Ba Đình, Thanh Hoá (1886-1887)(viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 99, 1967.
- Vè yêu nước chống đế quốc Pháp xâm lược (viết chung). Tạp chí Văn học, 1967.
- Phan Bội Châu và công cuộc vận động đồng bào Thiên chúa giáo đầu thế kỉ XX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 104, 1967.
- Tìm hiểu một số điểm liên quan đến nguyên nhân cuộc bạo động Lê Văn Khôi: vấn đề Lê Văn Duyệt (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 105, 1967.
- Về cuộc kháng chiến kiên cường và anh dũng của nhân dân Quảng Bình ở cuối thế kỉ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 106, 1968.
- Thêm một vài ý kiến về công tác sử học của Phan Bội Châu (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 109, 1968.
- Về cuộc đấu tranh của những người sĩ phu yêu nước chủ chiến chống triều đình đầu hàng xâm lược cuối thế kỉ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 110, 1968.
- Một số vấn đề về cuộc chiến đấu ở cứ điểm phòng ngự Ba Đình, Thanh Hoá (viết chung). Thông báo Khoa học Sử học, tập 3, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1969.
- Về những hoạt động du kích của nghĩa quân Bãi Sậy ở đồng bằng Bắc Kì trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Thông báo khoa học Sử học, tập III, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1969.
- Những năm đầu của kháng chiến chống Pháp ở Nghệ Tĩnh và quá trình hình thành cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 133, 1970.
- Đề đốc Lưu Kì và những hoạt động chống Pháp của ông ở vùng Đông Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 134, 1970.
- Nhà văn và nhà thơ yêu nước Phan Bội Châu (viết chung). Tạp chí Khoa học Xã hội, 1970.
- Bước đầu tìm hiểu quan điểm sử học của Phan Bội Châu (viết chung). Thông báo Khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971.
- Về những hoạt động của đội nghĩa quân Hai Sông trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX (viết chung). Thông báo Khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971.
Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo
- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ thế kỉ XIX (viết chung). Nxb Giáo dục, Thanh Hoá. 1961.
- Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II ( viết chung) NXB Giáo dục, năm 1961
- Lịch sử cận đại Việt Nam, tập III, ( viết chung) NXB Giáo dục, năm 1961
- Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX (1858-1900)(Biên tập chung). Nxb Văn hoá, 1967.
- Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh (1886-1892) (viết chung).Nxb Thanh Hoá, 1985.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét