Bạn mang trong mình tình yêu của cha mẹ, người thân, truyền thống gia đình là tài sản, là bệ đỡ đưa bạn vào đời. Tình yêu đất nước, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc là sức mạnh, là hành trang để bạn bước ra với thế giới.
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009
Giới thiệu chung
Việt Nam là một nước nằm trên bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc Việt Nam giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phía Tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp Thái Bình Dương.
Việt Nam có diện tích khoảng 331.991 km2 với đường bờ biển dài 3260 km và khoảng hơn 3000 hòn đảolớn, nhỏ. Do có vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên Việt Nam sớm trở thành chiếc cầu nối giữa lục địa châu Á với Đông Nam Á hải đảo và biển Thái Bình Dương. Không những thế Việt Nam còn là giao điểm của con đường biển quốc tế từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, nơi tiếp xúc và giao thoa của nhiều nền văn hoá, văn minh lớn trên thế giới như văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
Thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng với đầy đủ các loại địa hình: đồng bằng ven biển, trung du, cao nguyên và núi rừng. Trong lòng đất Việt Nam có rất nhiều loại khoáng sản quý, trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao. Điều này làm cho Việt Nam trở thành nước có tiềm năng kinh tế cao.
Về mặt khí hậu, Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, có nhiều vùng tiểu khí hậu với đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu , đông ở miền Bắc và hai mùa: mùa mưa và mùa khô ở miền Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và lý giải vì sao người Việt đã chọn nghề trồng lúa nước là nghề sống chính. Nhưng cũng chính đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng lắm mưa nhiều, thiên tai thường xuyên xảy ra đã hun đúc nên tính cách người Việt là cần cù, chịu khó và một cách ứng xử hoà đồng với thiên nhiên.
Theo sự tích Hồng Bàng, tổ tiên của người Việt là Âu Cơ và Lạc Long Quân. Âu Cơ là Tiên thuộc lục quốc ở trên cạn và Lạc long Quân là Rồng thuộc thuỷ quốc ở miền duyên hải, hải đảo. Huyền thoại này được xác nhận bởi các di tích và di vật khảo cổ học phong phú, đa dạng, liên tục đã cho thấy một thực tế: tổ tiên của người Việt chính là chủ nhân của vùng đất này, đã đồng thời khai phá cả vùng rừng núi lẫn đồng bằng và biển cả, đã triệt để khai thác và thích nghi với điều kiện tự nhiên, để tạo nên thế mạnh của cộng đồng.
Dân tộc Việt Nam hiện nay gồm 54 tộc người với dân số hơn 80 triệu người. Người Kinh chiếm khoảng 87%dân số và 53 tộc người thiểu số.
Về mặt ngôn ngữ, các tộc người sinh sống trên đất Viêt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ của các hệ ngôn ngữ Nam Á, Thái, Nam đảo và Hán Tạng như: Môn Khơ me, Việt- Mường, Mông - Dao, hỗn hợp Nam Á, Tày- Thái, Tạng- Miến, Hán và Nam đảo. Lãnh thổ và cư dân Việt được hình thành và định hình trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một cộng đồng cư dân nhiều tộc người, có tộc người đa số, có tộc người thiểu số, có tộc người đến trước, có tộc người đến sau, nhưng tất cả đều cùng chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ đất nước. Quan trọng hơn, chính những đặc điểm này đã tạo nên một nền văn hoá Việt phong phú , đa dạng; Một tính cách Việt cần cù, dũng cảm, dễ hoà đồng và hiểu khách...
Vân Chi
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*
Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...
-
Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...
-
Đặng Thị Vân Chi ( Bài đăng trong Việt Nam học và Tiếng Việt- Các hướng tiếp cận, NXB KHXH, 20 1 1, từ tr 3 1 đến tr43) ...
-
Đặng Thị Vân Chi ( Bài đăng trong Giảng dạy nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt- Những vấn đề Lý luận và Thực tiễn, NXB Đại học Quốc g...