Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Truyền thống Việt Nam trong thử thách(1920-1945)

David Marr
Người dịch: Đặng Thị Vân Chi ( do trình độ tiếng Anh của người dịch còn nhiều hạn chế, rất mong các bạn góp ý để bản dịch được tốt hơn- Những ai sử dụng, làm ơn xin dẫn nguồn- Xin cám ơn.)


Lời nói đầu


       Với tư cách là một nhân viên của cơ quan tình báo hải quân Mỹ ở Việt Nam trong những năm 1962-1963, tôi không thể không bị tác động bởi khả năng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam trong việc chỉ đạo kết hợp các hoạt động chính trị và quân sự giữa những điều kiện khó khăn nhất có thể hình dung được. Mặc dù ở rải rác trong hàng trăm địa phương khác nhau, bị săn lùng cả trên không, ngoài biển, trên mặt đất, dường như thiếu tất cả mọi thứ trừ sự kiên cường, MTDTGPMNVN đã xoay xở để tránh được việc bị chia cắt và tiêu diệt từng phần. Hơn nữa vào năm 1963, MTDTGP đã đạt tới đỉnh cao ở chỗ nó đã có thể đối đầu trực tiếp và có lẽ vượt lên trên, chế độ được Mỹ ủng hộ ở Sài Gòn.
        Sự quan tâm của tôi bị lôi cuốn một phần bởi sự thách đố trí tuệ này. Chúng tôi biết rằng, MTDTGP có một hệ thống thông tin cực kì thô sơ, nhưng chúng tôi cũng quan sát thấy thậm chí những đơn vị thấp nhất trong tổ chức nhìn chung đã hiểu được họ mong đợi gì và cố gắng hành động theo điều đó. Rồi cũng có lần khi tất cả những người lãnh đạo Mặt trận của một làng, một huyện hoặc một vùng bị giết, bị bắt hoặc bị buộc phải dạt sang vùng khác, nhưng các hoạt động “chống chính phủ” không chấm dứt hoàn toàn. Trong thực tế sau khoảng vài tháng hoặc một năm các hoạt động như vậy có xu hướng tăng trở lại. Đường dây liên lạc với quan chức cấp cao của Mặt trận được thiét lập lại và bộ máy chính quyền Sài Gòn được Mỹ ủng hộ thì ở trong điều kiện ngày càng xấu đi so với trước.
        Có nhiều lần khác tôi đã nhận thấy rằng hai nhà lãnh đạo đơn vị của Mặt trận ở hai nới rất xa nhau, phải đối phó với tình hình mới giống hệt nhau mà không thể chờ đợi sự chỉ đạo từ bên trên, có khuynh hướng phản ứng lại về cơ bản theo cùng một cách như nhau. Họ không luôn luôn lựa chọn đúng nhưng hầu như họ đã có cùng một sự sắc bén về chính trị, cách giải quyết xác đáng mà không phụ thuộc vào hệ thống tổ chức ban đầu. Trong nhiều điều khác, điều này gợi ý rằng những chuyên gia chống nổi dậy, những người lập kế hoạch chống lại mặt trận bằng cách theo đuổi chiến lược “da báo”, cô lập vùng và cố gắng thúc đẩy sự phân hoá trong hàng ngũ đối phương đã phải chịu số phận thất bại. Mặt trận có thể còn chưa hồi phục nhưng không phải do chính sách chia rẽ và cai trị của chính quyền Sài Gòn.
      Tôi bắt đầu nghi ngờ rằng có sự nhất trí về tư tưởng trong các thành viên của Mặt trận đến mức làm cho các cán bộ địa phương hoạt động hàng tuần hoặc hàng tháng mà không cần các mệnh lệnh từ cấp trên đưa xuống. Hơn nữa, khi các nhà lãnh đạo địa phương bị loại bỏ như là kết quả của các hành động của chính quyền Sài Gòn, thì ở đó thường vẫn duy trì đủ ý chí trong những người kế tục để phục hồi phong trào trong thời gian ngắn.
       Tôi đã rời khỏi hải quân vào năm 1964, nhưng vẫn còn quan tâm tới vấn đề ý thức hệ này. Làm thế nào để tiếp tục? Tôi đã bác bỏ khoa học chính trị như một phương pháp luận thích hợp trong một năm bắt đầu nghiên cứu của tôi ở trường đại học Caliphocnia, Berkeley. Thật là buồn cười khi nghĩ như vậy, ví dụ như tôi có thể đến một làng Việt Nam và tiến hành những cuộc khảo sát thích hợp. Không làm được điều đó, tôi ao ước được tập trung vào việc phỏng vấn các tù nhân. Tôi đã cố gắng hài lòng với việc phân tích và đọc kĩ các văn bản, báo chí và các quyển sách bướm của các nhà lãnh đạo Mặt trận và Miền Bắc hiện nay, nhưng rõ ràng là, kĩ thuật thì hời hợt, và nguồn gốc tư liệu thì không rõ ràng trong một số vấn đề chủ yếu.. Năm 1965, tôi đã phỏng vấn một số trí thức ở đô thị miền nam Việt Nam, nhưng thật ngạc nhiên khi phát hiện ra là họ biết về chủ nghĩa chống thực dân hiện đại và sự phát triển của phong trào cộng sản Việt Nam mới ít làm sao. Đến nỗi tôi đã có suy nghĩ rằng, từ bỏ lịch sử như là sự lựa chọn duy nhất. Không đặc biệt vội vã trong vấn đề này, vì sau năm 1966 tôi không còn coi những người cộng sản Việt Nam như kẻ thù phải chiến thắng và đánh bại. Thực tế, trong khi nghiên cứu để làm luận văn tiến sĩ ở miền Nam Việt Nam năm 1967 tôi đã trở nên tin chắc rằng những người cộng sản Việt Nam sẽ chiến thắng, nói rộng ra, bởi vì họ được thừa hưởng một truyền thống chống ngoại xâm và truyền thống dân tộc mạnh mẽ. Năm 1971 tôi đã xuất bản quyển sách “Chống chủ nghĩa thực dân của Việt nam” 1885-1925 ( Đại học Caliphocnia xuất bản ). Vào lúc đó thay vì viết một quyển tiếp theo, có vẻ như việc làm có ý nghĩa hơn là góp phần vào bất cứ hiểu biết nào mà tôi đã có được cùng với những người khác cùng tư tưởng, cố gắng làm cho những anh bạn Mỹ tin rằng hành động của chúng ta ở Đông Nam Á là tàn ác và vô nhân đạo. Cuối cùng chúng tôi đã thành lập trung tâm nghiên cứu Đông Dương. Mặc dù chúng tôi chưa bao giờ chờ đợi cạnh tranh với khối thông tin khổng lồ của ngành hành pháp Mỹ, những nỗ lực của chúng tôi không phải là không có cơ hội thành công. Vị đại sứ Mỹ cuối cùng của Sài Gòn thậm chí đã cho trung tâm nghiên cứu Đông Dương công trạng về việc “nhất định thua Việt Nam” một cách châm biếm. Với tất cả sự công bằng, lịch sử đã ghi nhận rằng vào năm 1975, quân đội nhân dân Việt Nam - bây giờ có quyền làm chủ một cách nguỵ biện và một hệ thống cộng sản- đã chắc chắn thành công.
       Đến Đại học quốc gia Úc vào năm 1975, kế hoạch ban đầu của tôi là nghiên cứu và viết một tập sách thứ hai về chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. Tuy nhiên ý tưởng đó đã bị thay đổi khi tôi phát hịên ra nguồn tư liệu gốc đa dạng và phong phú về thời kì 1920-1945. Hầu hết 10.000 đầu sách tiếng Việt đã được đặt ở Hội sưu tập sách chỉ riêng ở Pa ri, vài trăm loại sách bằng tiếng Việt và tiếng Pháp có giá trị ở Vecsai hoặc có thể đặt bằng microphim. Ít nhất có 80 cá nhân đã xuất bản hồi kí về các hoạt động chính trị và văn hoá của họ cho tới cách mạng tháng 8-1945. Trung tâm lưu trữ tư liệu ( ở Pa ri) có lưu trữ một số sách báo bí mật của người Việt Nam, và một số khác đã được tái bản bởi một số tạp chí học thuật ở Hà Nội. Mặc dù rõ ràng là không thể đọc tất cả những tài liệu này, tôi cảm thấy rằng không tài liệu nào có thể bị bỏ qua trước vì không liên quan.
       Điểm nổi lên mạnh mẽ nhất từ nguồn tư liệu gốc này là tính cách thử nghiệm, đầy tư tưởng kích thích, các thông tin bổ sung cho nhau, sự chán ngán sâu sắc, sự nhận thức lại đầy đau đớn, và cuối cùng là sự phân hoá của giới trí thức cùng với hàng ngũ những người thân thuộc đối với bất kì sinh viên nào trong những thập kỉ sau đó ở Việt Nam. Trong khi có thể nó vẫn còn đáng ao ước với các học giả khác để vẽ phác ra những mảng cân bằng giữa những người thực dân và những người chống thực dân, những người dân tộc và những người cộng sản, những người theo quan điểm truyền thống và những người theo quan điểm ôn hoà thì nó dường như làm cho tôi đòi hỏi nhiều hơn và thành công nhiều hơn trong việc cố gắng truyền đạt môi trường trí thức chung này, sự bùng nổ thực sự của sự ham hiểu biết và những bài nói chuyện tiếp theo bằng cách tập trung hơn vào việc nghiên cứu và thực hiện.
        Kết quả là cuốn sách bao gồm 8 chương theo chủ đề cơ bản, không có chương nào trong số đó được xác định trước, khi tôi bắt đầu klhai thác nguồn tư liệu gốc. Phải thừa nhận về cơ bản nghiên cứu của tôi ưu tiên vào thế hệ tầng lớp các học giả Việt Nam. Tôi đã không ngạc nhiên khi nhận thấy tầng lớp trí thức này đã tiếp tục quan tâm tới mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, ý nghĩa của quá khứ, và những vấn đề hoà hợp xã hội và đấu tranh xã hội. Tôi cũng đã có linh cảm mạnh mẽ rằng làm thế nào để kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn và sự đồi bại cá nhân, có thể điều chủ yếu đối với giới trí thức này, những người hoặc do lựa chọn hoặc do hoàn cảnh đã trở nên tham gia vào các phong trào chính trị có tổ chức. Mặt khác tôi chưa được chuẩn bị cho một số lượng lớn các bài luận và bài báo về giáo dục đạo đức. Mà tôi cũng không nhận thức được quy mô của cuộc thảo luận về cải cách ngôn ngữ. Và mức độ mãnh liệt của cuộc thảo luận về việc thay đổi vai trò của phụ nữ cho thấy tôi hoàn toàn chưa được chuẩn bị.
       Ít nhất có ba chủ đề khác cho thấy là có ý nghĩa nhưng không may là chưa có khả năng mô tả hoặc phân tích cụ thể trong cuốn sách này. Tiểu thuyết bình dân đã được sử dụng hiệu quả đáng kể ở Việt Nam trong suốt thời kì này. Tuy nhiên sau khi đọc một số tiểu thuyết và truyện ngắn đỉnh cao trong số hàng ngàn quyển có giá trị, tôi đi đến kết luận rằng việc nghiên cứu tiểu thuyết phải có một phương pháp phức tạp mà tôi thì được chuẩn bị quá ít. Cũng có thể nói như vậy với các văn bản về tôn giáo và tín ngưỡng trừ khi đó là vấn đề không quá nhiều phương pháp luận đến nỗi cần phải thông thạo những thuật ngữ chuyên môn cao. Cuối cùng đó là vấn đề văn hoá bình dân của người Việt Nam, cả từ triển vọng của nhà văn thời kì 1920-1945 cũng như ảnh hưởng còn lại của văn học truyền miệng. Sau một vài lần lưỡng lự tôi chọn cách để các chủ đề này lại cho tập thứ ba, liên quan với thái độ của người nông dân Việt Nam, chiến dịch vận động quần chúng của Việt Minh và thực tiễn của cuộc chiến tranh nhân dân sau năm 1945. Hi vọng rằng cuốn sách sẽ gợi ý để trả lời hai câu hỏi còn lại ở cuối của những cố gắng hiện nay: quy mô gì đã làm nên những khái niệm tinh tuý nhất và động cơ thúc đẩy người nông dân Việt Nam, và ở mức độ nào người lãnh đạo Việt Nam buộc phải tạo nên sự thích nghi nào đó với quan điểm truyền thống trong việc quan tâm xây dựng một phong trào quân sự và chính trị hiệu quả ?
        Đồng nhất 8 chủ đề có tính trí thức này để thảo luận, vẫn cần thiết đặt chúng trong một khung cảnh lịch sử thích hợp và sắp xếp chúng thành một chuỗi có ý nghĩa. Chương giới thiệu và chương I là phác thảo để gặp gỡ lần đầu là cần thiết, mặc dù tôi có lẽ là người đầu tiên nhận ra việc nghiên cứu không đầy đủ của tôi đã theo đuổi những chủ đề như, nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam, các tầng lớp xã hội, hệ thống chính trị và hành chính của Pháp và quan hệ của tất cả những điều này với những đòi hỏi về tâm lý và tài chính các loại của Mẫu quốc. Mỗi một chương tiếp theo gắn liền với một số nền tảng lịch sử của những chủ đề tiếp mà tôi hi vọng nó đủ cho độc giả nói chung và không quá nhiều cho các chuyên gia. Vì các chương tiếp theo có một sự tiến triển mạnh trong cuốn sách , từ nỗi ám ảnh trí thức ban đầu cho tới sau này, từ tư tưởng chính trị ôn hoà cho tới tư tưởng chính trị cấp tiến, và từ tư tưởng tới hành động. Tôi tin rằng điều này phản ánh chiều hướng lịch sử của giai đoạn, mặc dù tôi cũng sẽ không phủ nhận vai trò của sự nhận thức lại.
         Mặt khác một vài độc giả cũng có thể cảm thấy rằng tôi ít dành sự quan tâm tới Đảng cộng sản Đông Dương đặc biệt là Hồ Chí Minh. Một câu trả lời có lẽ được hướng vào các loại chuyên khảo, các cuốn tiểu sử và các bản dịch sang tiếng châu Âu về những vấn đề này. Tuy nhiên, cơ bản hơn, tôi nghĩ rằng chỉ tập trung vào những người chiến thắng sẽ có nguy cơ không hiểu được tại sao người thua đã thua. Thắng cũng như thua, có quá trình sáng tạo của riêng nó, có xung lượng lịch sử của riêng nó. Bác bỏ cả một khung cảnh rộng lớn, hoặc hạ thấp tất cả mọi người trừ những người cộng sản để có lợi cho khuôn mẫu, trớ trêu thay sẽ có nguy cơ hạ thấp những thành tựu lịch sử của cả Hồ Chí Minh lẫn Đảng cộng sản. Bên cạnh đó sự tin tưởng vẫn tồn tại trong toàn bộ nghiên cứu của tôi về khả năng của đảng cộng sản hai lần sống lại sau những sự phá huỷ hầu như hoàn toàn và rồi để dẫn đầu một cuộc cách mạng, thiết lập một chính phủ có thể đứng vững và đi vào một cuộc đấu tranh kháng chíên dân tộc hơn 30 năm, đã không thể giải thích được bằng lịch sử của một tổ chức cũng như bằng sự lỗi lạc của một con người .
        Trong các nhà sử học đương thời ở Việt Nam có khuynh hướng cho rằng thành công của Việt Nam đầu tiên là đánh bại Pháp và rồi sau này là Mỹ là nhờ chủ yếu ở sức mạnh của truyền thống, ví dụ: quan hệ giữa tộc người và sự đồng nhất về ngôn ngữ, nền văn minh lâu đời và một trang sử đáng tự hào về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc. Những nhân tố như vậy chắc chắn là quan trọng như tôi cũng đã làm rõ trong cuốn sách đầu tiên của tôi. Tuy nhiên kết quả dồn lại của tất cả những nghiên cứu này ( bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp ) nhằm nhấn mạnh sức mạnh của truyền thống đã làm hạ thấp ý nghĩa lịch sử của những biến đổi trọng đại trong thời kì thực dân ở Việt Nam (1858-1945). Tại sao những luận văn liên tiếp được đón nhận rộng rãi như vậy tự nó đã là một vấn đề thú vị. Có lẽ một vài nhà sử học đã tìm thấy trong đó một sự xác nhận dễ chịu đối với triết lý sống bảo thủ của riêng mình. Những người khác có khuynh hướng làm rối tung lên để kết án chủ nghĩa đế quốc một cách đạo đức với nhiều vấn đề khách quan của việc xác định chính xác những nhân tố gì đã giúp đỡ hoặc cản trở đế quốc và động cơ chống đế quốc. Trong các nhà sử học mác xít Việt Nam có thêm vào những khao khát vì việc chép sử luôn luôn phục vụ chính trị- cả khi được sử dụng như một công cụ phân tích cũng như khi được sử dụng để tuyên truyền. Điều đáng chú ý như chúng ta sẽ thấy sau này là cách mà các tác giả Mac-xít Việt Nam nhấn mạnh sự thay đổi lịch sử khi phân tích xã hội thuộc địa cũng như khi đóng bìa cho cuộc cách mạng sau đó mà còn tiếp tục khi động viên phong trào giải phóng dân tộc lan rộng hơn nữa. Đâu là chỗ những điêù đó từ bỏ họ, bây giờ cuộc đấu tranh giải phóng đã được kết luận, và công việc xây dựng một xã hội công nông nghiệp tiên tiến đã bắt đầu, là vấn đề được đề cập đến trong kết luận của tôi.
        Trải qua 8 năm làm việc có nhiều người đã giúp tôi trong việc hoàn thành cuốn sách này. Trước tiên tôi muốn cảm ơn Christiane- Rageau viện tiểu sử quốc gia, vì không có sự cho phép đặc biệt của cô ấy tôi sẽ không thể khảo sát tập hợp tư liệu về Việt Nam một cách có phương pháp . Trong suốt giai đoạn nghiên cứu đầu tiên của tôi, năm 1972, Phạm Như Hổ đã dành cho sự hỗ trợ đáng kể . Rồi sau đó một số nhân viên của trung tâm tư liệu ở Pa ri và Provence đã sẵn lòng chỉ dẫn chính thức như có thể được phép. Cũng như vậy với các nhân viên thư viện của Viện sử ở Hà Nội. Phạm vi công việc có thể làm được vào năm 1971-1972 nhờ vào sự tài trợ của chính sách bảo hiểm nhân đạo quốc gia (gửi ở chương trình nghiên cứu Đông Nam á của Đại học Cornell) và năm 1977-1978 nhờ tài trợ của viện nghiên cứu Thái Bình Dương học của Đại học Quốc gia Úc.
      Vài chương bản thảo đầu tiên được sự góp ý sâu sắc của Frderic Wakeman, Jr, Alexander Woodsie, John Whitmore, Joseph Esherick, Jeffrey Barloww, va David Elliott. Trong sự nỗ lực viết những chương sau tôi đặc biệt biết ơn David Chandlet, Christine White, Jennifer Brewter vì những gợi ý và phê bình cụ thể của họ. Một số người khác cũng đã dành những lời nhận xét bổ ích cho một số tiểu mục ngoại lệ như: Wang Gungwu, Daniel Hemery, Athony Reid, Gail Kelly, Afred Mc Coy, Michael Stenson, Craig Renolds, William O’ Malley John Sparagens. Tháng 2-1978 ba học giả ở Viện Sử học ở Việt Nam: Văn Tạo, Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc đọc bản thảo đầu tiên của cuốn sách và đã bình luận một cách hùng hồn. Mặc dù tôi chắc ràng họ vẫn còn phản đối một vài sự giải thích của tôi, tôi vui mừng nói rằng chúng tôi hoàn toàn có thể duy trì và mở rộng cuộc đối thoại. Cũng vào năm 1978 và một lần nữa vào tháng 4-1980, Trần Văn Giầu đã ân cần thảo luận với tôi cả về vấn đề trí thức đáng quan tâm hơn hết lẫn về những sự kiện mà ông là người đã tham dự. Những nhận xét của ông đã giúp tôi làm việc vượt ra bên ngoài phạm vi của cuốn sách.
        Nhân viên hành chính của khoa lịch sử Đông Nam Á và Thái Bình Dương ở Đại học quốc gia Úc giúp chuyển bản thảo viết tay lần cuối của tôi sang bản thảo đánh máy sạch sẽ, mà đại diện xứng đáng cho công trạng trứ danh đó là Robyn Walker. Philip Robyn đã giúp đỡ biên tập bản thảo cuối cùng. Vợ tôi, Ái, tiếp tục tạo ra một môi trường độc nhất vô nhị có lợi cho việc nghiên cứu về chính đất nước của cô ấy, và các con tôi Danny, Aileen và Andy giữ chúng tôi khỏi những suy nghĩ triền miên về quá khứ. Các bạn tốt của chúng tôi, Đõ Quý Tân, Chriss Jenkins, và Trần Khánh Tuyết đã giúp đỡ bằng quá nhiều cách để có thể kể hêt, rồi vì lí do đó, tất cả nhiều hơn là sự cảm kích.
       Một phần của chương 5, về vấn đề phụ nữ, xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tập 35, số 3 (5-1976), từ trang 371-189, và được phép tái bản. Chương 6 là chương trình bày theo cách riêng chương của tôi có sự tham gia của Anthony Reid và Đavi Mar, “ nhận thức quá khứ của Đông Nam á và được Hội Nghiên cứu Á châu của Úc cho phép tái bản vào năm 1979.


(Marr David G (1995) Vietnamese tradition on trial:1920-1945,University of California Press Berkeley, California.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...