Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

THÁI HỌC VIỆT NAM


      Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Thái ở Việt Nam có số dân đứng thứ 3 trong số các tộc người Việt Nam với dân số 1.550.423 người ( sau người Kinh 73.594.341 người và người Tày 1.626.392 người). Vì vậy, tìm  hiểu, nghiên cứu  về người Thái là một nhu cầu chính đáng thu hút sự quan tâm của giới khoa học xã hội nhân văn Việt Nam. Theo PGS.TS Hoàng Lương, chủ nhiệm chương trình Thái học đương nhiệm, vào năm 1988 bốn nhà dân tộc học người Thái: Cầm Trọng, Cầm Cường, Lê Sĩ Giáo và Hoàng Lương đã đề xuất ý tưởng về xây dựng một chương trình Thái học nhằm nghiên cứu toàn diện về người Thái. Ý kiến này ngay lập tức đã được sự ủng hộ của các học giả trong và ngoài nước, đặc biệt là GS Phan Huy Lê Giám đốc Trung tâm hợp tác và nghiên cứu Việt Nam. Kết quả là ngày 7/9/1989, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã ra quyết định chính thức thành lập Chương trình Thái học Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu tổng hợp ( chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực của Khoa học Xã hội và nhân văn và môi trường sinh thái) các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái ở Việt Nam. Chương trình Thái học VN được đặt trong Trung tâm hợp tác Nghiên cứu Việt Nam ( thành lập ngày 17/5/1989).Năm 1995, Trung tâm hợp tác nghiên cứu VN phát triển thành Trung tâm Nghiên cứu VN và Giao lưu Văn hóa. Năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu VN và Giao lưu văn hóa chính thức trở thành Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Với nhận thức Thái học Việt Nam là Việt Nam học trên không gian văn hóa và xã hội môi trường Tày- Thái, Chương trình Thái học chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu  liên ngành, kết hợp dân tộc học với các ngành khoa học xã hội có liên quan như sử học, xã hội học, ngôn ngữ học, văn hóa dân gian, địa lý, môi trường... 

      Chương trình Thái học Việt Nam, cho đến nay đã có  23 năm triển khai các hoạt động khoa học, chương trình đã hoàn thành nhiều đề tài khoa học có chất lượng chuyên môn cao, tổ chức thành công 6 hội thảo, hội nghị khoa học cấp quốc gia, tạo được vị thế trong nền học thuật trong nước, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức khách quan và tổng thể về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày -Thái.


     Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ nhất ( 1991) chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực văn hóa như những nghiên cứu về so sánh tiếng Thái, chữ Thái ( Việt Nam) với tiếng Thái, chữ Thái ( Thái Lan) [ Cầm Cường-Dương Xuân Cương,], văn học, văn hóa dân gian, dân ca, tục ngữ, âm nhạc... Thái  [Phan Đăng Nhật, Lương Yệu, Trương Sĩ Hùng, Vương Trung, Văn Hòa, Hoàng Trần Nghịc, Quảng Huyên, Hoàng Lương, Cầm Bích], văn hóa, phong tục, tập quán của người Thái [Lê Ngọc Thắng, Hoàng Luận, Hoàng Huy Phách, Lê Vui, Nguyễn Đình Lộc...]


     Hội thảo Thái học Việt Nam lần thứ hai ( năm 1998)  tập trung vào chủ đề văn hóa và lịch sử, đi sâu vào các vấn đề cụ thể của ngôn ngữ Thái như: "Chữ Thái- một sản phẩm trí tuệ của Xã hội Bản mường..." ( Cầm Cường); giới thiệu về chữ Thái Lai pao của người Thái Tương dương ( Trần Chí Dõi, & M.Ferlus); tiếng Nùng và chữ tày-Nùng( Mông ký Slay); Từ ngôn ngữ Thái đến các biến thể từ vựng trong tiếng Tày-Nùng" ( Vương Toàn); Tiếng Pọong- sự tiếp xúc ngôn ngữ đầu tiên giữa Việt và Thái"( Nguyễn Tương Lai)... Các vấn đề về  tộc người, văn hóa, phong tục, tập quán... như" Tìm về cội nguồn lịch sử người Thái" ( Lê Sĩ Giáo), đặc trưng tổ chức xã hội truyền thống Thái ( Hoàng Lương); về tên gọi và lịch sử cư trú của các nhóm Thái miền tây Nghệ An" (Vi Văn An); Văn hóa- các đặc trưng chủ yếu... ( Cầm Trọng), truyền thống ăn uống ( Ngô Đức Thịnh), Nguồn gốc và tập quán uống rượu cần" ( Hà Văn Ban), 50 món ăn thông thường của người Thái ( Vi Trọng Liên), nhạc khí cổ truyền ( Cầm Bích), Đặc trưng trong múa Thái (Dương Minh Sơn), Mỹ thuật dân gian (Phan Ngọc Khuê), Làm Vía, lễ thu Vía...


      Hội thảo Thái học  lần thứ ba năm 2002, các báo cáo đi sâu vào các chủ đề :Lịch sử-xã hội, văn hóa và giao lưu văn hóa, phong tục tập quán và tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ văn tự. Trong Hội thảo lần 3 này các các tác giả đi sâu tập trung khảo sát tư liệu văn bản như " Chín Chúa tranh Ngôi", các truyền thuyết trở lại cội nguồn, truyện kể dân gian về quá trình di cư, định cư của người Thái, các câu chuyện dân gian về các nhân vật lịch sử như Nùng Trí Cao, niên biểu các thủ lĩnh người Thái... các tri thức bản địa, các nghề truyền thống, các tập quán cụ thể như đám cưới, tục thờ cũng tổ tiên, phong tục tang ma,... thế giới quan...
      Đặc biệt ngoài các báo cáo cá nhân của các tác giả theo các chủ đề, hội thảo đã dành một ngày để thảo luận góp ý cho đề tài " Nghiên cứu chữ Thái Việt Nam" do Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý. "Đề tài đã khảo sát 7 tỉnh có người Thái cư trú là Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An để thu thập tư liệu về chữ Thái trong từng vùng, tiến hành so sánh, đối chiếu, phân tích, những chỗ đồng dị, xác lập cơ sở khoa học xây dựng bộ chữ Thái thống nhất cho cộng đồng các nhóm người Thái ở Việt Nam" ( Phan Huy Lê- báo cáo đề dẫn)


      Nhìn chung cả 3 lần Hội thảo đầu tiên đều được tổ chức ở Hà Nội và không theo định kỳ cụ thể, từ sau khi Viện Việt Nam học và khoa học phát triển được thành lập, Ban lãnh đạo Viện và Ban điều hành Chương trình Thái học nhận thấy, chương trình đã đi qua những bước " mò mẫm, thăm dò dư luận để tìm lối đi và những nội dung chính" ( Hoàng Lương- báo cáo đề dẫn năm 20I2) chương trình cần có những bước đột phá mới mà mỗi kỳ Hội thảo sẽ là một "điểm nhấn" trong lộ trình đi tới những nhận thức ngày càng đầy đủ và khách quan hơn.
      Trên cơ sở đó Hội thảo Thái học lần thư tư năm 2006  được tổ chức ở Cao Bằng với chủ đề: Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày -Thái trong tiến trình Lịch sử Việt Nam". Với chủ đề trên, Hội thảo đã đi sâu vào đóng góp của các nhóm tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái  trong các giai đoạn Lịch sử từ : Thời kỳ dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc, đến thời kỳ phong kiến từ thế kỷ X-XVII, thế kỷ XVIII-XIX, thời kỳ từ năm I930-cách mạng tháng Tám năm I945, trong kháng chiến chống Pháp, các vấn đề về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, sử thi.  


     Hội thảo Thái học lần thứ 5 được tổ chức năm 2009 tại Điện Biên phủ với chủ đề "Địa danh và những vấn đề lịch sử văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái' trọng tâm của Hội thảo là đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc lịch sử văn hóa các tộc người Tày- Thái qua các di tích, truyền thuyết và nhất là qua tư liệu địa danh Tày Thái. Các vùng Tây Bắc, đặc biệt khu vực Điện Biên, với xứ Mường Thanh được coi là quê gốc của các bộ tộc Thái, vùng Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An đều có nhiều bài viết về địa danh và di tích, ngoài ra Hội thảo cũng nhận được nhiều bài viết có liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử...là những ghi chép về về vùng đất và con người nổi tiếng được xếp vào mục có tiêu  đề " Những vùng đất và con người qua ký ức dân gian". Tuy những bài viết này không được chuẩn bị và hoàn thành dưới dạng một bài nghiên cứu, nhưng rất có giá trị  cung cấp sử liệu, thông tin khách quan xác thực giúp người đọc có thể nhận diện lịch sử, văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.


      Hội thảo Thái học lần thứ sáu vừa được tổ chức trong hai ngày 6-7/6/20I2 tại Thanh Hóa với chủ đề " Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái-Kadai ở Việt Nam- truyền thống, hội nhập và phát triển." Hội thảo lần thứ 6 đã nhận được 73 tham luận của hơn 70 tác giả, tập trung vào các vấn đề Lịch sử, văn hóa, kinh tế-xã hội, môi trường hội nhập và phát triển.
    Kỷ yếu Hội thảo lần thứ 6.


Danh mục các bài tham luận




Hội thảo đã tập trung thảo luận những vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu:

Người Thái xứ Thanh: Nguồn gốc, quá trình tộc người, mối liên hệ văn hóa tộc người, không


 gian văn hóa các mối quan hệ trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, quan hệ với các nhóm Thái


Lào.

Văn hóa Đông Sơn văn hóa Tày Thái: Biểu tượng; vấn đề họ ngôn ngữ văn hóa tiền


sử
Văn hóa Thái trong bức tranh văn hóa các tộc ngườiTây Bắc Việt Nam; khắp Thái, văn hóa 


cộng đồng người TháiMường So…
Tộc danh, địa danh trong nghiên cứu lịch sử trao đổi về một số tộc danh, địa danh
Lịch sử qua sử thi Thái.
Sự khác biệt giữa các ngành NùngViệt Nam.
Vấn đề xây dựng các công trình thủy điệnkhu vực Tây Bắc, tây Thanh Hóa, Nghệ An ảnh 
hưởng của đến sinh kế văn hóa truyền thống của người Thái tái định .
Kinh tế, văn hóa - hội cộng đồng người TháiThanh Hóa.
Hôn nhân gia đình của người Bố Y ở Giang.
Đổi mới phương pháp nghiên cứu Thái học theo hướng tiếp cận Liên ngành gắn với Khu vực 
học Khoa học phát triển
Sử dụng quản tài nguyên đất rừng. Vấn đề con người rừng.
Nghề làng nghề truyền thống trong phát triển bền vững.
Bảo tồn phát huy văn hóa tín ngưỡng truyền thống.
Người Thái Sơn La trên con đường đổi mới phát triển.
Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu hơn bản chất hơn giữa cộng đồng các tộc người 
Thái - Kadai với văn hóa Đông Sơn.
Cần đánh giá đầy đủ, cụ thể tổng thể tác động (tích cực, tiêu cực) của các công trình thủy
điện đến kinh tế, hội văn hóa của cộng đồng các tộc người Thái.
Nghiên cứu bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống.
Nghiên cứu các nguồn lực (tự nhiên, hội, con người) phục vụ phát triển bền vững. Phát triển 
nâng cao chương trình Thái học Việt Nam phục vụ phát triển vùng Thái Tây Bắc.
Quan tâm nghiên cứu các tộc người ít người.
Xây dựng Nhà Bảo tàng văn hóa các dân tộc xứ Thanh.

Hội thảo cũng nhất trí đề xuất hướng nghiên cứu và chủ đề cho Hội thảo tiếp theo:



Chủ đề: Phát triển kinh tế hội bảo vệ môi trường (hay nguồn lực phục vụ phát triển bền
vững vùng Thái Tây Bắc), trong đó lấy Sơn La trọng điểm.

Yêu cầu: Gắn với Chương trình Khoa học Công nghệ Nhà nước về vùng Tây Bắc.
Quy : 80-100 báo cáo/ tác giả, từ 5-10% báo cáo/ tác giả quốc tế.
Thời gian: 2014.
Địa điểm: Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Chủ trì: Viện VNH&KHPT, ĐHQGHN (Chương trình Thái học Việt Nam) UBND tỉnh Sơn La.
Kinh phí tổ chức hội nghị hoạt động thường xuyên của Chương trình Thái học Việt Nam. 

     Một số hình ảnh tại Hội thảo lần thứ sáu tại Thanh Hóa

    GS.TS Trương Quang Hải Viện Phó Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển lên giới thiệu, khai mạc Hội thảo.


Phó Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Thanh Hóa đọc diễn văn chào mừng.



PGS.TS Hoàng Lương, chủ nhiệm chương trình Thái học Việt Nam chuẩn bị báo cáo đề dẫn.




GS.TS Nguyễn Quang Ngọc-Viện trưởng  Việt Nam học và Khoa học phát triển  đọc báo cáo tổng kết


Các đại biểu tham dự Hội thảo


Một số hình ảnh Thành nhà Hồ.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...