Vào lúc 14h Thứ Hai, ngày 06 tháng 5 năm 2013 tại Phòng Multimedia, Bảo tàng Nhân học, Tầng 3 nhà B, VNU-USSH, 336 Nguyễn Trãi, Assist.Prof. Dr Christina Firpo (CalPoly University, California, US) đã trình bày một phần trong cuốn sách sắp xuất bản của mình về " Những thách thức trong việc tăng dân số chủng tộc da trắng tại các thuộc địa khai thác và giải pháp người lai ở Đông Dương". Đây là một buổi sinh hoạt khoa học do Chi đoàn cán bộ khoa Lịch sử và Bộ môn Nhân học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
TS. Đỗ Thùy Lan, thay mặt ban tổ chức có đôi lơì giới thiệu .
Buổi nói chuyện được sự quan tâm của đông đảo giảng viên và sinh viên của hai khoa lịch sử và Nhân học
Trong nhiều hình thức khác nhau của chủ
nghĩa thực dân ở thế kỷ 19
và đầu thế kỷ 20 tồn tại hai hình thức thuộc địa : thuộc địa di dân và thuộc địa khai thác.
Chế độ thuộc địa di dân (định cư) bao gồm
Mỹ, Canada và Úc, có mục tiêu chiếm đất đai và đưa dân đến đó ở, trong trường hợp
này là những di dân Âu châu và những lao động di dân nhập cư, còn hệ thống thuộc địa khai thác (được gọi
là "thuộc địa không định cư”
theo
Penny Edwards hoặc mối quan hệ thuộc địa nhượng
quyền (“Franchize”) theo thuật ngữ của Patrick Wolfe), chẳng hạn như những thuộc
địa đã thấy ở châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, nhằm mục đích để bòn rút khoáng sản và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên ở thuộc địa
bằng cách sử dụng lao động bản xứ. Để duy trì hệ thống này,
các chính quyền của các thuộc địa khai thác đã khuyến khích nhập khẩu những người
nhập cư và một số lượng lớn dân số bản xứ để đáp ứng nhu cầu về người lao động.
Tuy nhiên, những kẻ đi chiếm thuộc địa đã gặp khó khăn trong việc duy trì số
dân thống trị da trắng, những người có xu hướng trở thành những cư dân tạm trú.
Với một nước mẹ xa xôi, việc duy trì sự có mặt rõ ràng của người châu Âu như một biểu hiện về quyền lực ở thuộc địa. là sự bắt buộc đối với những nhà nước
này.
Trong
trường hợp Đông Dương thuộc Pháp, (thuộc hệ thống thuộc địa khai thác), chính phủ
Pháp phải vật lộn để duy trì sự hiện diện người da trắng
ở thuộc địa và tìm cách tăng số người da trắng ở đó lên.
Từ
các dữ liệu thu thập được trong lưu trữ của chính phủ, cũng như từ các nguồn tư
liệu đã công bố và chưa công bố, TS Christina Firpo đã xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin của hơn 3.400 trẻ em lai. Cơ sở dữ liệu này
theo dõi trẻ em qua nhiều thập kỷ, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành sau đó,
và kể cả một số người đã tới Pháp hoặc không ở Việt Nam trong thời kỳ hậu thuộc địa.
Với cơ sở dữ liệu này, TS Christina Firpo đã hình thành một luận điểm có thể trả lời cho những phê bình
chung rằng các nghiên cứu về người da trắng và các nghiên cứu thuộc địa là quá
lý thuyết.
TS cũng cho thấy rằng trong số các chiến
lược để tăng số dân Pháp ở Đông Dương, chính quyền thực dân đã chuyển sang người
lai [hỗn chủng] để giải quyết những
thách thức về dân số liên quan đến màu da của một hệ thống thuộc địa khai thác
và tăng chủng tộc Pháp da trắng ở Đông Dương. Đó là cách chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương di chuyển những con lai, những
người có màu da trắng khỏi các bà mẹ Việt Nam, Campuchia, và Lào tới các trường
nội trú, nơi họ được giáo dục lại về văn
hóa và trở thành những người "đàn ông Pháp nhỏ" với mục đích sử dụng họ để thúc đẩy việc tăng số dân Pháp da trắng ở thuộc địa.
Theo TS Christina Firpo, do nhu cầu về dân số, chính phủ thực dân Pháp đã sử dụng nhiều biện pháp như: lập kế
hoạch nuôi dưỡng số dân cư da trắng ở các thuộc địa và sau đó hồi hương
những người da trắng sinh ra ở thuộc địa về cư trú tại Pháp; lập
Hội Khuyến khích sinh đẻ để thúc đẩy việc sinh ra những trẻ con Pháp da trắng ở
thuộc địa và hỗ trợ các bậc cha mẹ của các gia đình đông con; vận
động chính phủ khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình đông con người Pháp, tạo ra các ưu đãi như thuộc địa
định cư cho người châu Âu, nhà ở, chăm sóc tại bệnh viện, tăng lương, và kỳ nghỉ
cho cha mẹ da trắng của các gia đình
đông con... Tuy nhiên, đó là việc không dễ dàng, và chưa đáp ứng được nhu cầu về dân số da trắng ở thuộc địa. Và giải pháp người lai đối với thuộc địa Đông Dương là một lựa chọn.
Bởi vì những trẻ con lai kkhông được những người cha Pháp của chúng công nhận nên không được chính thức coi là người Pháp và chúng thường duy trì một bản
sắc văn hóa Việt Nam, Campuchia, Lào. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng llà những người sống bên lề xã hội. Sau chiến tranh, chúng được các nhân viên quân sự, các quan chức chính phủ đã tìm kiếm một cách có hệ
thống ở vùng nông thôn Việt Nam, Campuchia và Lào. Sau năm 1945, cuộc tìm kiếm được mở rộng tới những trẻ em có cha là binh
lính gốc Phi và Ấn Độ phục vụ trong quân
đội Pháp –những trẻ em không có dòng máu " của người da
trắng", một vài điều mà tôi rất vui khi được nói đến sau này TS Chrisstina cho biết. Gán cho những đứa trẻ lai
này, những đứa trẻ sống với các bà mẹ của họ, như là những đứa trẻ “bị bỏ
rơi", các quan chức Pháp đã lấy quyền tạm bảo hộ họ và đưa họ vào
các tổ chức. Các tổ chức này đã chính thức được xếp vào loại các "trại trẻ
mồ côi" được vận hành bởi "Hội
Bảo trợ”, ngay cả khi nhiều bà mẹ của những đứa trẻ này đã không sẵn sàng từ bỏ
quyền nuôi con của mình. Tại đây, những đứa trể lai được đào tạo theo chương trình giáo dục
văn hóa mới để có thể trở thành
" những người Pháp nhỏ ."
Lịch trình thứ hai là đào tạo họ trở thành sĩ quan trong quân đội thuộc địa. Năm
1938, chính quyền thực dân thành lập một học viện quân sự cho những chàng trai
lai “bị bỏ rơi". Những người được giám hộ sẽ tạo thành nhóm lãnh đạo rất cần thiết cho quân đội
thuộc địa, sẽ trung thành với Pháp, nhưng, với các kỹ năng song ngữ của họ, họ
có thể giao tiếp hiệu quả với với các binh sĩ.
Kế
hoạch 3 nhằm sử dụng người lai để phát triển các khu tái định cư của người Bắc Bộ để giải
quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng và khai khẩn thêm đất đai ở An Nam. Công
sứ Pháp từ Gia Định cho rằng 'kỹ năng song ngữ của người lai sẽ giúp cho thuộc
địa vì họ có thể trở thành "bậc thầy" đối với những người lao động bản
xứ. Chương trình này, bắt đầu vào năm 1919, đã đưa những người lai Á - Âu tới Xuân
Lộc, Đồng Nai, dọc theo con đường thuộc địa cũ Đà Lạt, gần Núi Bà Rá, và ở
Djiring-Blao. Đến
năm 1943, Hội bảo trợ thành lập một Trung tâm hình thành những người thực dân
Á-Âu tại Bến Cát, gần Thủ Dầu Một, những người đã tốt nghiệp được dự kiến sẽ
định cư trên khắp An Nam.
Một phần của chương trình này nhằm
đưa dân đến các khu vực chiến lược của Tây Nguyên tại các khu vực của
cao nguyên Langbian và thành phố Đà Lạt được dự kiến sẽ trở thành thủ đô thuộc
địa mới. Đà Lạt được phục vụ như một "Trung tâm châu Âu" và một "đối trọng
đối với quyền lực của người Việt Nam". Thành phố được thiết kế như là nơi sinh sống chủ yếu của các quan chức da trắng,
nhưng chính quyền thực dân không thể tuyển dụng đủ số lượng cư dân da trắng nên ngay từ chiến tranh thế giới thứ I, quan chức hội bảo trợ đã đưa ra ý tưởng di
dời người lai Á – Âu tới Langbian, khu vực liên kết chặt chẽ với
thành phố Đà Lạt, nhưng kế hoạch này đã không trở thành hiện thực cho đến khi
chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Theo kế hoạch này, khu định cư người lai ở Đà Lạt sẽ không chỉ phục vụ người
lai An Nam, mà cho tất cả người lai Đông Dương "bằng cách đưa người dân đến
các khu định cư với những trẻ em, những người sẽ trở thành người Pháp da trắng.
Kế hoạch thứ tư là hội nhập trẻ em lai “bị bỏ rơi" vào
xã hội thuộc địa Pháp như một tầng lớp tinh hoa chính trị Pháp cố định.
Khi trưởng thành, những người lai sau này sẽ đảm nhận các vị trí hành chính do những
người Pháp nắm giữ trước đây, vì vậy đảm bảo rằng các thuộc địa sẽ không bao
giờ thiếu các quan chức người Pháp da trắng. Theo kế hoạch của tổ chức Jules
Brévié, trẻ em lai Á – Âu “bị bỏ
rơi” sẽ được "làm người Pháp" và giáo dục để tạo thành một tầng lớp
"thực dân trong tương lai," hoặc một "tầng lớp người Pháp đặc biệt ở Đông Dương” (classe spéciale de
'Français de l'Indochine") những người được mong đợi như là những người
Pháp ở thuộc địa vĩnh viễn.
Coedès dự đoán rằng tầng lớp thượng lưu Pháp mới này sẽ tương ứng với tầng lớp
chính trị thượng lưu Việt Nam, Campuchia và Lào đã từng tồn tại ở thuộc địa. Thống đốc bày tỏ mong muốn "xây dựng một nền văn minh hỗn hợp Pháp-Đông
Dương ".
TS Christina Firpo kết luận: "Thật thú vị khi cả
hai loại thuộc địa di dân và thuộc địa khai thác đều thực hiện một chính sách
di chuyển trẻ em, giáo dục lại văn hóa,
và đồng hóa để tái tạo một nhóm dân số thuộc địa lý tưởng, mặc dù cho các mục
tiêu khác nhau. thuộc địa Khai thác Đông Dương di chuyển, tái giáo dục, và đồng
hóa trẻ em hỗn chủng như một phần của kế hoạch tăng dân số định cư da trắng
trong khi các thuộc địa của Mỹ, Úc và Canada di chuyển, tái giáo dục, và đồng
hóa trẻ em bản địa như một phần của kế hoạch giảm dân số bản địa. Thật vậy,
trong khi mục tiêu dân số của thuộc địa định cư và thuộc địa khai thác là rất
khác nhau, chính sách để đạt được điều đó thì lại tương tự như nhau.
Những câu chuyện về chính sách loại bỏ
những đứa trẻ bản địa là một giải pháp cho những thách thức dân số thuộc địa
đưa ra một số câu hỏi: Tại sao các chính phủ lớn và mạnh mẽ như vậy lại dành
nhiều nguồn lực để can thiệp vào một dân số quá nhỏ cả về số lượng và tầm vóc?
Điều gì đã khiến những trẻ em và các bà mẹ của họ bị coi như một mối đe dọa
trong con mắt của chính quyền? Điều có
thể học được trong việc đặt phụ nữ và trẻ em thuộc địa vào trung tâm của nó có
thể cho chúng ta biết về những cách thức mà quyền lực hợp pháp của các nhà nước
thuộc địa kiểm soát các công dân và những người bị lệ thuộc vào họ?
Sau phần trình bày, TS Christina đã trả lời nhiều câu hỏi cụ thể về chính sách của Pháp đối với người lai ở Đông Dương. TS Trần Viết Nghĩa muốn hỏi rõ thêm về vị trí của những người lai này trong xã hội VN và Pháp thời kỳ hậu chiến. Một câu hỏi, cũng là một gợi ý khá thú vị của TS Nguyễn Trường Giang về những người lai có bố Pháp, mẹ là các phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc VN. Việc so sánh tính chất của các chính sách đối với " con lai" của chính phủ Pháp và chính phủ Mỹ. TS Đặng Thị Vân Chi liên hệ thêm về trường hợp các con lai Hàn - Việt...
Buổi thuyết trình kết thúc vào lúc 16h15. TS Christina chụp ảnh cùng một số giảng viên.
Sau đó TS đi thăm gian trưng bày của Bảo tàng Nhân học