Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Tinh thần nghệ nhân


Đặng Thị Vân Chi  (dịch và biên soạn)



Tokyo tháng 12 năm 2010
Thật đau buồn trước thảm họa mà nhân dân Nhật Bản , đất nước Nhật bản tươi đẹp đã phải chịu đựng, tôi đăng một bài tôi dịch từ một quyển sách giới thiệu về văn hóa Nhật Bản do một sinh viên Nhật bản- nay là cán bộ của Bộ ngoại giao Nhật Bản copy cho tôi, nhưng thời gian trôi qua và tôi không còn giữ được những trang đầu ghi tên tác giả. Tôi chỉ còn nhớ em ấy nói rằng tác giả là một học giả viết từ những năm 1970 nên nhiều vấn đề trong sách không còn tính thời sự. Tuy nhiên, những bài viết về văn hóa Nhật Bản theo tôi vẫn còn nguyên giá trị.
 Dưới đây là bài viết về tinh thần Nghệ nhân cho thấy một khía cạnh trong tinh thần người Nhật và có thể hiểu tại sao người Nhật đã thành công như vậy trong lịch sử của họ. Cầu mong cho nhân dân Nhật Bản sớm vượt qua thử thách này.

Bữa tối cuối cùng cuản tôi ở Nhật Bản với các bạn Nhật Bản cách đây hơn một năm! Cạnh tôi là GS Momoki Shiro, các bạn NCS ngành lịch sử và các em sinh viên khoa Tiếng Việt của Đại học Osaka.
Tokyo tháng 12/2010

"Thậm chí hiện nay vẫn còn có nhiều câu châm ngôn mô tả tinh thần của thợ thủ công Nhật Bản, mặc dù kể từ thời Minh Trị năm 1868 do sự phát triển ngày càng mạnh của nền sản xuất cơ khí hoá số lượng thợ thủ công cũng như các loại nghề thủ công càng ngày càng gảm đi. Ví dụ như có nhiều  câu châm ngôn như sau: Đối với một thợ làm gốm “ mất ba năm để học trộn đất sét cho giỏi, mười năm để sử dụng bàn xoay giỏi”; Với người nấu ăn “ mất mười năm chỉ để học cách sử dụng con dao trong nhà bếp, mười năm khác cho việc chế biến các món theo mùa”. Với thợ làm mứt kẹo theo kiểu Nhật thì “ phải mất ba năm để học cách điều khiển ngọn lửa trong lò, mười năm nữa để làm mứt đỗ”; và với thợ điêu khắc thì “phải cúi thấp ba lần trước một nét chạm trổ.”
Chính vì vậy mà người thợ thủ công hiện nay được coi như không chỉ là những chuyên gia - những ngươì có được một sự nghiệp có ý nghĩa trong cuộc đời của họ mà  còn là hiện thân của danh dự, tính ngoan cường, tính kiên định và lòng nhiệt tình.
Những đức tính này đã được và vẫn còn được vun trồng và phát triển qua những  hệ thống học nghề truyền thống nghiêm khắc đã được thiết lập một cách vững chắc với hệ thống tổ chức của những phường hội thương nhân trong thời kì Ê đô (1603 - 1867 ) . Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống đào tạo  nghề buôn trong thời kì đó.

Ví dụ như việc đào tạo thợ mộc, một cậu bé 12-13 tuổi sẽ được dẫn đến thăm nhà  thầy dậy nghề lần đầu tiên giống như một cuộc viếng thăm chính thức trước khi được học nghề. Nếu cậu ta được phép ăn trưa cùng với ông chủ thì điều đó cũng có ý nghĩa như việc học nghề của cậu ta đã được chấp thuận, và bố mẹ cậu ta sẽ nhận được một số tiền trả trước cho sự chuẩn bị của cậu ta. Thời gian phục vụ thường là từ 7 đến 10 năm. Và trong suốt thời kì đó cậu ta không bao giờ được phép về thăm bố mẹ mình thậm chí cho dù nhà cậu ta ở gần đó , hoặc cậu ta  ngẫu nhiên có dịp đi qua nhà mình trừ những ngày Tết năm mới và ngày nghỉ giữa hè.. Cậu ta làm việc dưới sự hướng dẫn ông chủ mà không phải trả tiền công và sinh hoạt cùng với gia đình của ông ta.
Khi khoá học kết thúc, cậu ta được ông chủ tặng cho một bộ đồ nghề, nhưng cậu ta phải làm việc cho ông chủ thêm một năm nữa để tỏ lòng biết ơn đối với ông chủ. Sau đó cậu ta có thể làm việc độc lập và đứng ra mở một cửa hiệu riêng. Sự vất vả của việc học nghề được diễn tả bằng câu châm ngôn như: “ Gạt tất cả nước mắt dưới mái hiên nhà và sự chịu đựng sẽ là bạn của anh”. Một số những thợ mộc, thợ thủ công và những người biểu diễn như các diễn viên kabuki tài năng đã được mệnh danh là “ tài sản sống của quốc gia” bởi vì từ năm 1950, chính phủ đã cho việc giữ gìn và truyền lại những tài năng văn hoá có giá trị là cần thiết cho nền nghệ thuật truyền thống của Nhật bản."

Sinh viên nam trong ảnh này là Isao Kishi, tùy viên văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản những năm 1990, khoảng những năm 2003-2004, anh ấy là Lãnh sự tại Thành phố Hồ Chĩ Minh- người đã cho tôi bản copy của cuốn sách
Võ sĩ Kendo bậc 4/8, hiện đang được mời làm huấn luyện viên cho đội tuyển Kendo Việt nam đi dự Đại hội kendo châu Á tại Singapor. Ảnh chụp trong ngày văn hóa các dân tộc nhân đón năm mới 2010. Em sinh viên này biểu diễn kendo
Nhà hàng Nhật Bản

Tokyo tháng 12 năm 2010

 Các giá trị được tôn trọng qua hình ảnh trên các đồng tiền Nhật bản

 Qua những hình ảnh trên đồng tiền Nhật Bản có thể hiểu thêm người Nhật coi trọng những giá trị gì trong cuộc sống:
Tiền giấy Nhật có các mệnh giá : 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Trong số đó có 3 mệnh giá in chân dung cá nhân là các tờ 10.000 Yên, 5000 yên và 1000 yên. Tờ 2000 yên là hình một công trình kiến trúc.Tiền xu có đồng 500 yên, 100 yên và 50 yên...
Trên  đồng 10.000 yên có  chân dung một nhà tư tưởng, trên đồng  5000 yên là chân dung nhà văn tiêu biểu, còn trên đồng 1000 yên là chân dung 1 bác sĩ.
Trên tờ 10.000 yên hiện nay là chân dung ông Yukichi Fukuzawa, nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu củaNhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị, thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới.
 Trên tờ 5000 yên là chân dung một nữ văn sĩ - bà Ichiyo Higuchi sống ở thế kỷ 19 (1872-1896) viết về cuộc sống của người dân Nhật Bản thời kỳ Minh Trị. Năm 1889, bà bắt đầu viết tiểu thuyết . Trong vòng chưa đầy một năm kể từ cuối năm 1894, bà liên tiếp xuất bản kiệt tác như Otsugumori (Ngày cuối cùng của năm) , Take Kurabe (Comparing Heights), Nigorie (Troubled Waters),  và Jusanya (13th Night). Bà qua đời ở tuổi  24 vì bệnh  lao.
Và trên  tờ 1000 yên là chân dung bác sĩ Hideyo Noguchi. Người đã tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh giang mai và cách chữa trị căn bệnh gây kinh hoàng trong những năm cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20 này. Ngoài ra ông cũng là người phát hiện ra bệnh sốt vàng da là căn bệnh do vi rút gây ra. Ông đã chết bởi chính căn bệnh sốt vàng da này.
Tiền Nhật khoảng 20 năm thay đổi một lần để chống làm giả và chân dung đàn ông luôn có râu, để khó làm giả:)
Qua đồng tiền, ta có thể  hiểu được người Nhật đề cao giá trị gì. Họ đánh giá cao nhất tầm quan trọng của nhà tư tưởng- người có thể thay đổi xã hội, mở ra cả một thời đại mới. Thứ hai là nhà văn. Người ta vẫn nói văn học là nhân học, khoa học về con người, văn học giúp xây dựng tâm hồn con người: nhân đạo, vị tha,....  cũng khuyến khích người ta sống có khát vọng, có lý tưởng... Thứ ba là bác sĩ, người bảo vệ sức khỏe cho nhân dân...
 Tóm lại là phải chăng theo họ, 3 yếu tố quan trọng nhất của con người  đó là: Trí tuệ, tâm hồn và sức khỏe... Chỉ từ cách họ chọn những gương mặt đại diện để in trên đồng tiền , ngẫm lại chúng ta sẽ hiểu tại sao họ phát triển được một cách hài hòa như vậy...

Tokyo tháng 12 năm 2010.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...