Fredrik Barth
(Đặng Thị Vân Chi dịch từ "From the Introduction to Ethnic Groups and Boundaries" (Boston: Little, Brown and Company, 1969)
Ranh giới của các nhóm tộc người
Tâm điểm phê phán của việc khảo sát từ quan điểm của bài viết này là ranh giới tộc người xác định nhóm tộc người, chứ không phải là chất liệu văn hóa mà nó bao hàm. Các ranh giới mà chúng ta phải quan tâm thì tất nhiên là ranh giới xã hội, mặc dù chúng có thể có sự tương ứng về mặt lãnh thổ. Nếu một tộc người muốn duy trì bản sắc của dân tộc mình ngay cả khi các thành viên có quan hệ tương tác với thành viên của các tộc người khác, thì điều này đòi hỏi cần có những tiêu chuẩn để xác định tư cách thành viên và cách nhận biết các thành viên cũng như cách loại trừ những người không phải là thành viên. Nhóm tộc người không chỉ đơn thuần là/ nhất thiết phải dựa trên sự chiếm đóng các lãnh thổ riêng biệt, và bằng những cách khác nhau, chúng tồn tại, không chỉ được xác định một lần -cho tất cả các thành viên mới- mà còn do những biểu hiện và sự xác nhận liên tục, là những điều cần phải được phân tích.
Hơn nữa, ranh giới sắc tộc khai thông đời sống xã hội - nó đòi hỏi một sự thiết lập khá phức tạp về hành vi và quan hệ xã hội. Việc xác định một người như là một thành viên của một nhóm tộc người ngụ ý một sự chia sẻ các tiêu chuẩn đánh giá và phán xét. Như vậy nó đòi hỏi phải giả định rằng cả hai về cơ bản là đang chơi cùng ' trò chơi ", và điều này có nghĩa là có giữa họ một khả năng đa dạng hóa và mở rộng các mối quan hệ xã hội của họ để thậm chí cuối cùng bao hàm tất cả các lĩnh vực và các phạm vi hoạt động khác nhau.
Mặt khác, một sự phân chia những người khác như những người lạ, là thành viên của một nhóm tộc người khác, hàm ý một sự nhận ra những giới hạn về sự thông hiểu, sự khác biệt về tiêu chí để đánh giá giá trị và sự thể hiện, và giới hạn của sự tương tác đối với các lĩnh vực giả định về sự hiểu biết chung và những lợi ích chung.
Điều này làm cho ta có thể hiểu một hình thức cuối cùng của việc duy trì ranh giới, nhờ đó các ranh giới và đơn vị văn hóa vẫn tồn tại. Cùng với việc duy trì ranh giới tộc người cũng là các tình huống của các liên hệ xã hội giữa người của các nền văn hóa khác nhau: các nhóm tộc người chỉ tồn tại như là các đơn vị có ý nghĩa nếu chúng bao hàm sự khác biệt được đánh dấu trong hành vi, tức là [16]khăng khăng duy trì các khác biệt văn hóa. Tuy nhiên, nơi mà có sự giao tiếp của những người thuộc các nền văn hóa khác nhau thì người ta sẽ mong đợi những khác biệt này sẽ giảm, vì sự giao tiếp đòi hỏi cả việc tạo ra một sự tương đồng giữa các nguyên tắc và các giá trị - nói cách khác, một sự tương đồng hay một cộng đồng văn hóa (xem. Barth1966, cho lập luận của tôi trên điểm này). Do đó, sự tồn tại dai dẳng của các nhóm sắc tộc trong mối liên hệ với hàm ý không chỉ về tiêu chuẩn và tín hiệu để nhận biết, mà còn là một cấu trúc tương tác cho phép tồn tại những khác biệt văn hóa.
Các chức năng tổ chức mà trong đó, tôi cho rằng, phải có một bộ quy tắc chung có tính hệ thống cho tất cả các mối quan hệ giữa các sắc tộc nhằm dàn xếp các cuộc đụng độ có tính xã hội giữa các tộc người. Trong tất cả đời sống xã hội có tổ chức, những gì có thể được thực hiện liên quan đến sự tương tác trong bất kỳ điều kiện xã hội cụ thể nào cũng đều được quy định (Goffman 1959).
Nếu người dân đồng ý về các quy định này, thoả thuận của họ về quy tắc và giá trị không cần phải mở rộng ra ngoài những gì có liên quan đến các tình huống xã hội mà họ có liên hệ. Quan hệ tương tác ổn định giữa các tộc người bao hàm một cấu trúc như vậy về sự tương tác: một tập hợp các quy định quản trị các tình huống tương tác, và cho phép liên kết ở một số ngành, lĩnh vực hoạt động, và một bộ các điều cấm doán về tình huống xã hội ngăn ngừa sự tương tác giữa các tộc người trong các lĩnh vực khác, và do đó ngăn cách các phần của văn hóa khỏi phải đối đầu và điều chỉnh.
Các hệ thống xã hội đa sắc tộc
Điều này tất nhiên là những gì Furnivall (1944) đã mô tả rõ ràng trong phân tích của ông về xã hội đa sắc tộc: một xã hội đa sắc tộc thống nhất về thị trường, dưới sự kiểm soát của một hệ thống nhà nước chi phối bởi một nhóm trong số các nhóm, nhưng vẫn duy trì sự đa dạng văn hóa trong lĩnh vực tôn giáo ở khu vực rộng lớn và các hoạt động trong nước. Điều mà các nhà nhân học sau này không đánh giá cao là sự đa dạng có thể chấp nhận được của các khu vực kết nối và phân chia, và sự đa dạng của các hệ thống đa sắc tộc mà điều này tạo ra. Chúng tôi biết về một số hệ thống thương mại của người Melane trong các đối tượng thuộc lĩnh vực có uy tín cao của nền kinh tế, và thậm chí cả một số các nghi thức và các quy định Chính phủ về điều kiện trao đổi và việc cách ly nó khỏi các hoạt động khác
Chúng tôi có thông tin về các hệ thống đa trung tâm truyền thống từ đông nam Châu Á (thảo luận dưới đây, Izikowitz ff 135 tr.) tích hợp trong cả hai lĩnh vực thương mại uy tín và trong cấu trúc chính trị kiểu phong kiến. Một số khu vực của Tây nam châu Á cho thấy những loại hình dựa trên một nền kinh tế thị trường tiền tệ hóa một cách đầy đủ hơn, trong khi thống nhất về chính trị là tính chất đa trung tâm. Ngoài ra còn có các nghi lễ tôn giáo và hợp tác sản xuất, sự thống nhất về chính trị của hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ ,[17] nơi mà có lẽ là nơi duy nhất có quan hệ họ hàng và đời sống trong nước vẫn còn là một khu vực cấm và làm nảy sinh sự đa dạng văn hóa cũng đã được xem xét. Không thể đạt được điều gì bằng cách gộp các hệ thống khác nhau này dưới nhãn hiệu ngày càng mơ hồ của xã hội "đa sắc tộc", trong khi một cuộc điều tra về các loại cấu trúc có thể làm sáng tỏ các loại hình văn hóa xã hội.
Điều có thể được xem như là sự hết nối và chia tách ở cấp độ vĩ mô phù hợp với với một tập hợp có tính hệ thống về vai trò cưỡng bức ở cấp độ vi mô. Chung cho tất cả các hệ thống này là nguyên tắc mà bản sắc dân tộc ngụ ý về một loạt các hạn chế về các loại vai trò cá nhân được phép thể hiện, và các đối tác có thể lựa chọn cho các loại giao dịch khác nhau [1] .
Nói cách khác, được coi là một trạng thái, bản sắc tộc người là khác thường đối với hầu hết các trạng thái khác, và định nghĩa những tập hợp có thể chấp nhận được về địa vị hoặc tính cách xã hội, mà một cá nhân với cái bản sắc có thể nhận vào mình.
Trong khía cạnh này, bản sắc tộc người thì cũng tương đương với giới tính và đẳng cấp trong xã hội, trong đó nó thúc ép những người đương nhiệm trong mọi hoạt động của họ, chứ không chỉ trong một số tình huống xã hội quy định. Như vậy, cũng có thể nói rằng nó là sự cưỡng bức ở chỗ nó không thể bị coi nhẹ và đặt sang bên cạnh một cách tạm thời bằng việc xác định các tình huống khác nhau. Các hạn chế về hành vi của một người xuất phát từ bản sắc tộc người của họ như vậy có xu hướng là tuyệt đối và, trong các xã hội đa sắc tộc phức tạp, khá toàn diện; và quy ước xã hội và đạo đức được thực hiện nhiều hơn khả năng chịu thay đổi bằng cách tham gia vào tập hợp những mẫu có sãn như là đặc điểm nhận dạng duy nhất.
* Xem thêm phần đầu ở đây :http://chuyencuachi.blogspot.com/2012/03/tu-gioi-thieu-en-cac-nhom-toc-guoi-va.html