Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

EURO CUP VÀ TÔI


Chẳng phải vì ham bóng đá quá mà tôi đã đặt title cho bài viết  trong ngày sinh nhật của mình là "EURO CUP và tôi".  Và tất nhiên là  có lý do, vì suy cho cùng chả có gì là không có lý do cả. ( hihi, viết đến đây, lại dừng lại để đọc lại về lthuyết "duyên khởi" của đạo Phật).
Vậy lý do của bài viết này  là  gì?
Lý do trước hết là vì hôm nay là sinh nhật của tôi và sinh nhật lần này lại đúng vào dịp diễn ra  các cuộc thi đấu tranh giải CUP bóng đá  châu Âu. Từ hàng tháng nay, trên các phương tiện truyền thông  đã có những bài viết về công việc chuẩn bị cho sự kiện này và khi " trái bóng bắt đầu lăn" thì không khí bóng đá  đã sôi động khắp nơi, không chỉ ở các nước châu Âu- quê hương của bóng đá, nơi diễn ra giải tranh cup vô địch châu Âu mà ngay cả ở VN dường như bóng đá đã làm "nguội" đi những sự kiện " nóng"  trong những ngày gần đây.
  Bóng đá không chỉ là bóng đá, qua bóng đá / từ bóng đá đã nổi lên các vấn đề về chủ nghĩa dân tộc, về văn hóa, về nhân quyền,  vấn đề kỳ thị chủng tộc... và cũng từ các câu chuyện quanh những vấn đề trên là quyền lực của báo chí hay cụ thể là vai trò của nhà báo.
Bóng đá là chính trị khi những nhà lãnh đạo đất nước biết đưa ra các khẩu hiệu để kích động tinh thần dân tộc   đó là chưa nói đến việc sử dụng bóng đá để " làm nguội" những vấn đề " nóng bỏng" một cách có chủ ý...
Bóng đá là tinh thần dân tộc khi các cổ động viên trong trang phục đại diện cho màu cờ sắc áo của đất nước mình cổ vũ cho đội nhà  và chính quyền thông minh là chính quyền biết dùng sự kiện này để quảng bá cho hình ảnh đất nước mình , dân tộc mình.  Nhìn chung thì tất cả các nước, các thành phố, nơi diễn ra các trận thi đấu đều ra sức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang bộ mặt đường phố, biến thời gian diễn ra các cuộc thi đấu trở thành những ngày hội... nhưng có lẽ ít chính quyền biết kêu gọi những người dân trở thành những chủ nhà mến khách, mỗi người dân hãy góp phần tạo nên hình ảnh của đất nước, dân trộc mình như... Ba Lan. Đọc các bài viết về sự chuẩn bị cho EURO CUP của Ba Lan, tôi không khỏi nghĩ tới  những lời  phàn nàn về Hà Nội, về các điểm du lịch, những nơi có di sản văn hóa thế giới ... đang  thu hút nhiều du khách của Việt Nam. Tôi nghĩ đến sự kiện I000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghĩ đến các Festival Huế, Hạ Long, Lễ hội pháo Hoa, Lễ hội Hoa phượng đỏ... được quảng cáo rầm rộ, với những đầu tư tốn kém cho những trang hoàng bên ngoài... mà tuyệt nhiên không thấy có khẩu hiệu nào, không thấy có cuộc vận động nào đối với chủ nhân các lễ hội: Chúng ta hãy là những người chủ mến khách, có văn hóa... chúng ta đang đại diện cho hình ảnh của đất nước...
Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để cải thiện hình ảnh của người Hà Nội trong mắt người dân các tỉnh ghé thăm  và có lẽ đang làm hỏng hình ảnh về người Việt Nam tại khắp các điểm du lịch trong nước. Những hình ảnh xấu như bẻ hoa trong các dịp lễ hội, xả rác khắp nơi, nói tục, hoặc "chặt, chém" du khách tại các điểm du lịch... Lỗi thuộc về ý thức người dân, nhưng hình như cũng không hẳn tại họ???
Bóng đá là văn hóa.Văn hóa thì không cụ thể  là gì, nhưng là một cách để mô tả hành vi con người" (Fredrik Barth) (3).  Các cổ động viên thì  ở đâu  cũng giống nhau, cũng màu cờ sắc áo, băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc... với niềm mong mỏi  chiến thắng và giành cúp vô địch. Đương nhiên thôi. Và có lẽ niềm vui chiến thắng thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng nỗi buồn khi thất bại thì khác. Và sự khác biệt đó chính là văn hóa. Tôi nhớ mình đã buồn biết bao trong các trận Việt Nam tranh giải ASEAN. Trước trận đấu, các cổ động viên cũng màu cờ, sắc áo, cũng băng rôn khẩu hiệu... hừng hực khí thế, nhưng khi Việt Nam thất bại, áo, cờ, băng rôn , khẩu hiệu bị vứt bỏ la liệt trong sân, trên đường trước sân Vận động Mỹ Đình, trong đó có cả những lá cờ đỏ sao vàng... Tôi nhớ đến sự vất vả của các anh chị trong công ty vệ sinh sau mỗi sự kiện  và thầm khâm phục Ba Lan trong việc tổ chức những đội tình nguyện làm vệ sinh sau trận đấu. Tại sao Hà Nội không làm được việc đó trong sự kiện" Kỷ niệm I000 năm Thăng Long Hà Nội "? Phải chăng chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội xây dựng ý thức cộng đồng, cơ hội kêu gọi những công dân Thủ đô chứng tỏ tình yêu của mình với Hà Nội bằng những việc làm cụ thể và thiết thực ???
Bóng đá và  vấn đề kỳ thị dân tộc. Dường như trong Giải EURO CUP lần này vấn đề kỳ thị dân tộc được quan tâm  nhiều hơn khi truyền thông quốc tế nêu vấn đề an toàn ( thậm chí đe dọa tính mạng) cho những khán giả đi xem bóng đá ở Ba Lan trước nạn phân biệt chủng tộc có vẻ như ngày càng tăng ở các nước châu Âu. Tôi vẫn biết, vấn đề xung đột sắc tộc không phải là vấn đề mới, nạn phân biệt chủng tộc càng không mới, nhưng cũng vì thế nó có vẻ như chỉ tồn tại  ở những nơi còn lạc hậu chứ ở châu Âu dân chủ và văn minh thì phải khác. Tôi hay được nghe những lời chê bai Việt Nam, không văn mình, lịch sự, nhiều trộm cắp... Hẳn rồi, chẳng có gì để bào chữa cả... Nhưng gần đây, những vụ như bạo loạn ở Anh, ở Ba Lan, lời khuyến cáo của cầu thủ nổi tiếng người Anh  dành cho những người tới Ba Lan và Ucraina để xem bóng đá đã làm tôi sốc . Việt Nam tiếng thế chứ cũng chưa có vụ bạo loạn nào như ở Anh, ở Ba Lan, còn trộm cắp thì khi tới châu Âu chúng tôi được dặn dò kỹ lưỡng và được chứng kiến những vụ lừa đảo, cướp giật túi xách kinh khủng và chuyên nghiệp hơn nhiều.
Nhưng cũng từ những chuyện này, tôi lại nghĩ đến vai trò của nhà báo. Cùng một sự kiện, vấn đề sẽ khác rất nhiều từ vị trí, góc nhìn và cái tâm của người viết. Ví dụ báo chí đưa tin về thành công của việc tổ chức trận khai mạc Giải EURO CUP vừa diễn ra tại Ba Lan  là không có xung đột, ẩu đả, nhất là xung đột và ẩu đả bởi vấn đề kỳ thị dân tộc, nhưng ở một kênh khác có người kể rằng chính anh ta ( người Việt)  bị kỳ thị, và nếu như không vì tự  lượng sức mình ( nhỏ con) không có lợi thế trong tương quan lực lượng mà nín nhịn cho qua thì cũng xảy ra ẩu đả rồi. Như vậy câu chuyện đó muốn làm cho to, sẽ thành to mà coi nó là nhỏ sẽ là nhỏ thậm chí coi như không có cũng được.
Tương tự vậy, chuyện một cô bé sinh viên ( người nước ngoài)  bị rạch túi trên xe bus ở Hà Nội đã trở  thành chuyện ầm ĩ với những lời kêu ca Việt Nam/ Hà Nội toàn bọn ăn cắp?:)... Và chuyện một cô bé  là sinh viên ( người Việt) vừa chân ướt chân ráo đến Bỉ đã bị mất toàn bộ giấy tờ, số tiền đóng học phí và tiền dành cho sinh hoạt.. nên phải trở về Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của Sứ quán và cộng đồng lại chỉ là câu chuyện để nhắc nhở bạn hãy cẩn thận với nạn trộm cắp ở châu Âu. Hay như chuyện  một anh bạn đi cùng anh xã tôi bị giật túi xách vào đúng lúc bước lên tầu. May là anh đã từng học võ nên phản ứng được ngay, quay lại  giằng lại túi của mình sau khi ra đòn và kịp bước lên tàu trước khi tàu đóng cửa chuyển bánh... Câu chuyện trên sẽ  cũng chỉ là một vài chuyện  trong các chuyện được kể để nhắc nhở bạn hãy cẩn thận khi đi lại ở châu ÂU, những cũng có thể thành chuyện lớn nếu nhà báo muốn nó là lớn, nhất là khi được các commenter hùa vào.
Và hôm nay tôi lại nhớ về ngày sinh nhật đầu tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời, tôi đã kỷ niệm sinh nhật ở châu Âu, nước Đức, nhớ không khí bóng đá của EURO CUP lần thứ I3, những cổ động viên đội tuyển Đức, nhớ tiếng xe ô tô cắm cờ Đức chạy trên đường phố Hamburg cổ động cho trận Đức - Ba Lan mà Đức đã thắng với tỷ số 2-0. Nhớ không khí thành phố Vienna chuẩn bị cho trận chung kết và sân vận động diễn ra trận Chung kết EUROCUP lần  thứ I3.

Một cô bé là cổ động viên cho đội Đức ở Hamburg, nơi tôi đã đến để dự Hội thảo EUROVIET lần thứ 6 từ ngày 6-8/6/2008

Tầu chở các cổ động viên sau khi trận đấu giữa Đức và Ba Lan kết thúc với tỷ số 2-0 nghiêng về đội Đức nên các cổ động viên Đức rất phấn khởi. Ở VN sau những trận thắng của đội nhà sẽ là đua xe, còn ở Đức thì họ đi trên tàu.




Nước Áo chuẩn bị cho EURO CUP lần thứ I3 với các lá cờ dọc đường  và hạn chế xe cộ vào thành phố Vienna. Chúng tôi đã phải để ô tô ngoài thành phố để đi tàu vào

Sân vận động diễn ra trận chung kết  EURO CUP lần thứ I3 tại Vienna


Sáng I0 tháng sáu, khi đang đi trên đường phố Berlin tôi chợt nhớ hôm nay chính là ngày sinh của mình, và đề nghị bạn tôi chụp cho tôi một kiểu ảnh kỷ niệm. Hai vợ chông bạn tôi đều là những nhà Việt Nam học và giảng viên ĐH Passau của Đức. 


Bạn tôi phải đến Passau còn chồng bạn, một GS Sử học đưa chúng tôi đi thăm Berlin. và vì vậy đây là một ngày sinh nhật đặc biệt của tôi. Một ngày dành cho Berlin.


Chúng tôi đã đi thăm Bảo tàng và bức tường Berlin và  được xem những thước phim về nỗ lực vượt qua bức tường để sang Tây Berlin của người  ở phía Đông Berlin

Chúng tôi thăm khu vực trung tâm Berlin


Ăn trưa tại nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ


Trước Tòa Nhà Quốc Hội Đức


Trước Đại học Humboldt nổi tiếng




Chú thích:

(3)Fredrik Barth (1969)  "From the Introduction to Ethnic Groups and Boundaries" (Boston: Little, Brown and Company) 
 nguồn: http://www.bylany.com/kvetina/kvetina_etnoarcheologie/literatura_eseje/2_literatura.pdf
 phần dịch ở đây: http://chuyencuachi.blogspot.com/2012/03/tu-gioi-thieu-en-cac-nhom-toc-guoi-va.html

2 nhận xét:

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...