Đặng Thị Vân Chi (tổng hợp* )
Eric Hobsbawm, nhà sử học Anh nổi
tiếng, người viết lịch sử của thế kỷ 19
và thế kỷ 20 từ quan điểm của chủ nghĩa
Mác, đã qua đời hôm thứ hai ngày 1/10 năm 2012 ở tuổi 95 vì bệnh viêm phổi tại
bệnh viện Royal Free ở thủ đô Anh.
Sinh ngày mùng 9 tháng 6 năm1917 tại
Alexandria, Ai Cập, cha là người Anh và mẹ ông là người Viennese, Hobsbawm được theo học tại Vienna
trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc
chiến tranh thế giới thứ 2(1939-1945). Năm 1933, ông đã trốn khỏi nước Đức khi Hitler trở thành thủ tướng để sang
London và gia nhập đảng Cộng sản Anh vào năm 1936.
Quan
điểm Mác-xít của ông đã được hình thành một phần bởi những kinh nghiệm của ông
về cuộc sống ở Đức trong những năm 1930, những năm đầu của nước Đức Quốc xã do Adolf
Hitler đứng đầu.
Sau khi tốt nghiệp khoa lịch sử tại Đại
học Cambridge, Hobsbawm bắt đầu giảng dạy vào năm 1947 tại đại học Birkbeck ở London.
Sau đó ông được mời làm giảng viên thỉnh
giảng cho Đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Cornell (Mỹ)
cũng như các trường nổi tiếng ở Pháp và Mexico.
Mặc dù ông gia nhập Đảng Cộng sản Anh
vào năm 1936, mãi cho đến khi chiến
tranh thế giới thứ hai ông mới tiếp xúc thường xuyên với những người thuộc
tầng lớp lao động. Ông nói với BBC Radio năm 1995: "Tôi không biết nhiều về
giai cấp công nhân Anh, mặc dù là một người cộng sản. "Nhưng thực sự để sống
và làm việc trong đó, tôi nghĩ rằng họ là những người trung thực và tin cậy được".
Hobsbawm, một sử gia theo truyền thống Mác xit, mặc dù là một trong những trí thức
hàng đầu của thế kỷ 20, nhưng đã bị xung quanh chỉ trích vì những nỗ lực hoạt động của ông như một người biện hộ cho chế
độ Xô Viết.
Theo các nhà phê bình, các tác phẩm của Hobbsbawm đã cố gắng làm giảm mức độ quan trọng về sự thái quá của chủ
nghĩa bành trướng của Stalin ở Đông Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng
như tác động của Hiệp ước Liên Xô - Đức Quốc xã đã cho Đức không gian chiến
lược để khởi động các chiến dịch chiến tranh chớp nhoáng trên khắp châu Âu.
Hobsbawm là tác giả của hơn 20 cuốn sách, trong đó tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông là một bộ
gồm bốn cuốn bao quát một giai đoạn của lịch sử hiện đại từ thế kỷ 19 tới thế kỷ 20: Thời đại cách mang: châu Âu từ năm 1789 đến
năm 1848 (The Age of Revolution: : Europe 1789-1848 ), thời đại Tư bản: 1848-1875
(The Age of Capital: 1848-1875), Thời đại Đế
quốc: 1875-1914 (The Age of Empire: 1875-1914 ), và thời đại Cực đoan (Age of Extremes),
đặc biệt cuốn Thời đại cực đoan (The Age of Extremes), một giai đoạn của thế kỷ 20, từ 1914 đến 1991, xuất bản năm 1994, đã được dịch sang 40 ngôn ngữ và nhận được nhiều giải thưởng quốc tế. Cuốn hồi ký của ông: “ Người cộng sản
kiên định" cũng thuộc loại sách bán chạy nhất.
Các công trình về thời kỳ lịch sử
kéo dài hai thế kỷ của ông cho thấy tầm
nhìn xa rộng của Hobsbawm và nhận thức của ông về ý nghĩa của các sự kiện,
khiến những người nổi tiếng đương thời -
bao gồm cả Niall Ferguson, Ian Kershaw, và Tony Judt - đã ca ngợi ông
như là một trong số các nhà sử học hàng đầu của thế hệ mình.
Tuy nhiên, việc kiên trì theo đuổi lý tưởng Cộng sản đã khiến Hobsbawm tiếp tục bị coi là một trong một số những người biện hộ cho một số giai đoạn không thể chấp nhận được nhất của lịch sử.
Tuy nhiên, việc kiên trì theo đuổi lý tưởng Cộng sản đã khiến Hobsbawm tiếp tục bị coi là một trong một số những người biện hộ cho một số giai đoạn không thể chấp nhận được nhất của lịch sử.
Sau khi đã từ chối
Huân chương hiệp sĩ, Hobsbawm nhận giải thưởng "Companion of Honour " vào năm 1998 và thành viên
của Hội Hoàng gia về văn học năm 2006.
Cuốn sách gần đây nhất,của ông: " Làm thế
nào để thay đổi Thế giới: Nhìn nhận lại Marx và chủ nghĩa Mác", chỉ được
xuất bản vào năm ngoái, năm 2011.
Hobsbawm nói rằng ông
đã sống qua gần như suốt thế kỷ phi thường và khủng khiếp nhất trong lịch
sử nhân loại ".
Một người theo chủ nghĩa Mácxit không ăn năn ( về sự lựa chọn của mình), ông thừa nhận sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ 20, nhưng ông cho
biết ông đã không từ bỏ lý tưởng Mác-xít.
Vào tháng tư, ông đã nói
với đồng nghiệp Simon Schama của ông là ông muốn được nhớ đến như "những người
không chỉ giữ lá cờ bay, mà còn muốn chỉ ra rằng bằng cách vẫy nó, bạn thực sự
có thể đạt được một điều gì đó, cho dù chỉ là những cuốn sách tốt và dễ đọc"2..
Về những đóng góp của ông trong tư cách
là một nhà sử học, Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair
nhận xét "Ông ấy là một người
khổng lồ về lịch sử chính trị tiến bộ, những người ảnh hưởng đến cả một thế hệ
các nhà lãnh đạo chính trị và khoa học "
Lãnh tụ của Đảng Lao động Anh hiện nay,
Ed Miliband, cho biết Hobsbawm không chỉ là một sử gia đặc
biệt xuất sắc mà còn là một người bạn của gia đình”, "Ông đã đem lịch sử
ra khỏi tháp ngà và mang nó đến với cuộc sống của hàng trăm ngàn người dân ",
Miliband nói.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Martin
Schulz, đánh giá "Ông ấy là một người đàn ông hiếm có và một trí tuệ phi thường. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao cho tất
cả các thế hệ những người chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm của ông," "Ông
là một người trí thức có ảnh hưởng tới thời đại của chúng ta và tôi chắc chắn rằng
ông sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong nhiều
năm tới." Schulz cho biết.
“Sự ra đi của ông đã để lại niềm nhớ
thương không chỉ cho những người thân trong gia đình ông, người vợ luôn ở bên ông suốt 50 năm, bà Marlene, 3 người con, 7 cháu, chắt mà còn để lại cả
sự thương tiếc cho hàng nghìn độc giả, sinh viên trên khắp thế giới.”[3]
*Tổng hợp từ các nguồn:
-----------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét