Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Các tác giả Nobel văn học bàn về thời gian



Anders Cullhed



THỜI GIAN LÀ GÌ

Thời gian là một trong những vấn đề chủ yếu của triết học và văn học phương Tây. Mãi kể từ khi những nhà tư tưởng của Hilạp cổ đại gắng thử tìm hiểu sự mau lẹ của những giây, phút, và giờ -- sự không thể bước vào cùng một dòng sông hai lần – vấn đề thời gian đã ám ảnh trí tưởng của chúng ta. Còn hơn cả một vấn đề, đó là một huyền nhiệm.

‘Thời gian là gì?  Nó là một bí mật -- thiếu bản chất nhưng vẫn là toàn năng.’ Đó là những lời của nhà văn Đức giải Nobel văn học Thomas Mann trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại Núi thiêng (1924). Mann là một nhà văn hiện đại, ấy thế mà định nghĩa về thời gian của ông ít nhiều trùng với định nghĩa của giáo sĩ nhà thờ Lamã Augustinô trong cuốn tự truyện lừng lẫy Tự bạch, hơn một ngàn năm trăm năm về trước.

‘Vậy thời gian là gì? Tôi biết khá rõ nó là chi, miễn là đừng ai hỏi tôi; nhưng nếu tôi bị hỏi nó là chi và gắng giải thích, thì tôi ú ớ’.

Thời Hilạp cổ đại, người ta thường quan niệm thời gian như một vòng tròn. Hesiod, sử gia Hilạp lừng danh từ thế kỉ 8 trước Công nguyên mô tả năm kỉ nguyên của loài người bắt đầu với thời đại hoàng kim trong một quá khứ xa xăm khi con người sống hoà bình với nhau và hoà bình với tự nhiên, xuống đến thời đương đại là sắt, đặc trưng bằng cãi cọ và chiến tranh.

Hai trăm năm sau, nhà triết học tiền–Socrates là Pythagoras miêu tả lịch sử như là một Đại niên (tiếng Latinh là Magnus Annus). Khi một chu kì lịch sử thế giới như vậy tới lúc kết liễu thì mặt trời, mặt trăng, và toàn thể các hành tinh khác sẽ quay lại những vị trí nguyên thuỷ của chúng. Một cách chính xác, cũng những người giống hệt như trước sẽ quay lại trái đất, mọi sự đã xảy ra lại xảy ra một lần nữa. Những sự gọi là quy hồi vĩnh cửu này đã được các nhà văn hiện đại rất quan tâm, chẳng hạn như nhà triết học Đức Friedrich Nietzsche, và chúng đã gợi hứng cho nhà thơ Áinhĩlan giải văn học Nobel William Butler Yeats viết một số những bài thơ lớn nhất của ông: cổ thành Troy nổi tiếng từ sử thi Iliad của Homer một lần nữa sẽ cháy, và vị anh hùng trong huyền thoại Jason sẽ đáp chiếc tàu Argo của chàng một lần nữa, để đi kiếm tìm bộ lông cừu vàng:
                   Và rồi tất cả những nàng Nghệ thuật lại hát ca
Về Đại niên ở bến xuân
Như thể cái chết của Thượng đế chỉ là một trò  tuồng.
                   Thành Troy khác phải mọc lên và lặn đi.
                   Một dòng giống khác làm mồi cho quạ,
                   Chiếc mũi sơn son của con thuyền Argo khác
                   Lại phăng phăng lướt tới một món hào nhoáng hơn.

XOAY VÒNG VÀ HUYỀN THOẠI

Quan niệm về thời gian xoay vòng theo chu kì tuy thế, vượt xa ngoài Hilạp cổ đại. Nó rất thông thường trong những nền văn minh ở Nam Mĩ và Trung Mĩ trước Christopher Columbus, nơi nó xuất hiện trong những văn hoá Maya và Aztec Dađỏ bản địa. Người Aztec sử dụng một bộ lịch chạm khắc trên một tảng đá tròn lớn gọi là Đá Mặt trời, ngày nay là một trong những món hấp dẫn thuộc Viện Bảo tàng Nhân loại học ở Thành phố Mexicô.
Sự miêu tả huyền thoại và xoay vòng về thời gian này đã thi triển một ảnh hưởng lớn trên một số khá lớn những nhà văn kiệt xuất nhất của châu Mĩ Latinh trong thế kỉ của chúng ta. Nó có thể nhận ra rõ nét trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Colombia giải Nobel văn học Gabriel Garcia Marquez, Trăm năm cô đơn (1967). Vào đoạn kết của truyện chàng Aureliano trẻ hơn (là hậu duệ cuối cùng của một vọng tộc cố cựu) ý thức được rằng tấm da thuộc huyền bí mà chàng đang gắng sức giải mã thực ra là câu chuyện về chính mình, về gia tộc mình, và về quê hương Macondo của mình: một bản văn gợi nhớ rất nhiều về cuốn tiểu thuyết mà người đọc sắp gấp lại. Vậy là Garcia Marquez cạp bịn thời gian như thể một dạng hồi văn, như một tiểu thuyết mà hồi kết cục ẩn giấu mầm mống của lúc khởi đầu, hệt như con rắn của huyền thoại Dađỏ ngậm cắn lấy đuôi của nó.

Người được choàng vòng nguyệt quế Nobel văn học kế tiếp ở châu Mĩ Latinh -- và là người sau chót cho đến nay – là nhà thơ Octavio Paz của Mexico, người đã tạo  thanh danh quốc tế với tập thơ đặc sắc Piedra de sol (Đá Mặt trời) vào năm 1957. Chủ đề của bài thơ này chính là thời gian. Paz cho chúng ta phiên bản tiêu cực của lịch sử con người, mơ hồ gợi nhớ tới Hesiod, bị mắc kẹt vào những chu kì bất tận của chiến tranh, tàn khốc, và bất công. Chính ngay cấu trúc của phiến Đá Mặt trời tái tạo cái phiên bản bi quan này về thời gian xoay vòng. Dòng cuối cùng của bài thơ tiếp tục với dòng đầu tiên của bài thơ: câu chuyện kể u ám sẽ phải lặp lại một lần nữa. Lối thoát duy nhất khỏi thời gian là do tình thương cung cấp, hoặc có lẽ do chính thơ. Cảnh tượng chính của bài thơ xảy ra trong việc  thủ đô Madrid bị dội bom trong cuộc nội chiến Tâybannha năm 1937, khi đó một người con trai và một người con gái trút bỏ quần áo và làm tình để bảo vệ:

     Phần chia của chúng ta về Vĩnh hằng,
     Tỉ lệ của chũng ta về thời gian và thiên đàng,
     Để chạm vào cỗi rễ của chúng ta và phục hồi,
     Phục hồi di sản của chúng ta, đã bị đánh cắp
Bởi những tên trộm của cuộc sống bao thế kỉ trước đây…
Những dòng thơ nổi tiếng này biểu lộ một giấc mơ của Paz, siêu thoát thời gian, một giấc mơ bắt rễ sâu trong văn học phương Tây. Chắc chắn nó có mặt ở Nietzsche khi ông phát biểu rằng “mọi dục vọng vói đến vĩnh hằng.” Nó cũng là chủ đề trung tâm của nhà thơ T.S.Eliot người Hoakì nhập tịch Anh giải Nobel văn học 1948, người trong tập thơ sớm của ông là Gerontion (Già nua), viết ngay sau Thế chiến 1, trình ra cũng một phiên bản tiêu cực như thế về thơi gian của con người như chũng ta đã thấy ở Paz: “Hãy nghĩ bây giờ/ Lịch sử có nhiều thông lộ tinh ma, những hành lang bài bố/ Và những đề xuất, lừa bằng những tham vọng thầm thì,/ Hướng chúng ta bằng những phù hoa.”) Sau này trong tập thơ Four Quarstets (Bốn khúc tứ tấu), cả Eliot nữa cũng quan niệm về một thời hiện tại phi thời, mang tính nghịch lí, “điểm tĩnh lặng của thế giới xoay vòng (“the still point of the turning world.”) Trong trường hợp của ông, khoảnh khắc vĩnh hằng này thì hiển nhiên hơn liên quan tới truyền thống lớn về huyền học của Kitô giáo.


 TIẾN TRÌNH KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC

Tuy nhiên, suốt thời trung cổ và hiện đại của lịch sử phương Tây thời gian nói chung đã được trình ra không phải như một vòng tròn mà như một đường thẳng, hoặc chính xác hơn, như một tiến trình không thể đảo ngược, với một khởi đầu duy nhát và một kết liễu duy nhất. Có lẽ là thánh Augustinô, hơn bất kì ai khác, chịu trách nhiệm về quan niệm về thời gian có ảnh hưởng to tát này. Nó bắt nguồn từ truyền thống cổ của Dothái, và những nhà triết học Kitô giáo thời sơ kì đã áp dụng nó cho tông giáo mới của họ: Thượng đế đã sáng tạo thế giới ra từ hư không, một lần và cho mãi mãi; lịch sử đã lên đến đỉnh điểm trong sự Nhập thể của Jêsu-Kitô, và sẽ hoàn toàn mau chóng đạt tới sự kết liễu nghiêm khốc với sự Phán xét Cuối cùng.

Trong tác phẩm chủ chốt của mình, Thành thị của Thượng đế, thánh Augustinô biện luận mạnh mẽ bênh vực cho quan niệm tuyến tính này về thời gian, kết án quan niệm thời gian chu kì của Hilạp cổ đại như một sự mê tín. Ý tưởng về thời gian của Kitô giáo như một tiến trình không thể đảo ngược từ Sáng tạo tới Phán xét đã có thể thích ứng một cách lạ kì với nhiều thời kì trí tuệ và nghệ thuật của lịch sử châu Âu. Trong phiên bản chính thức của nó, nó đã gợi hứng cho một số trong các tác phẩm của văn học phương Tây trước thời hiện đại, chẳng hạn như tác phẩm sử thi Kitô giáo của nhà thơ Dante là Thần khúc (Divina Comedia) và của nhà thơ người Anh kế tục ông trong thế kỉ 17 là John Milton với tác phẩm Thiên đường đã mất (Paradise Lost).

Tuy nhiên, cũng chính ý tưởng đó có thể được cập nhật bởi các nhà triết học thời Khai sáng, là những người đã sáng tạo ra phiên bản hiện đại, thế tục hoá của chúng ta về thời gian. Từ nay trở đi, thời gian được quan niệm chung như là một tiến trình bất tận, không có khởi đầu và không có kết liễu, một dòng chảy trung tính về các sự kiện, trên mặt lí thuyết được tháo gỡ ra khỏi những mối tương quan cũ của nó với những hành tinh và những mùa trong năm, có thể cắt ra thành một con số vô tận những phân đoạn về thời gian. Ý tưởng khoa học này về thời gian tuỳ thuộc vào sự đột phá của việc sáng chế ra những đồng hồ cơ học trong suốt giai đoạn sơ kì hiện đại. Còn quan trọng hơn nữa: các nhà văn, nhà triết học, và nhà khoa học từ lâu đã có thể hoà giải nó với một ý tưởng hiện đại lớn khác, đó là ý tưởng về tiến bộ.

Những hệ thống triết học của các nhà duy tâm nước Đức thế kỉ 19 chẳng hạn như Hegel, và luận đề của Charles Darwin về sự phát triển của đời sống từ những cơ thể đơn giản đến bộ óc của con người theo luật về sự sống còn của những loài thích ứng nhất, và cả chủ nghĩa tư bản hiện dại và suy tư cách mạng của phái Tả về chính trị -- tất cả đều tiền giả định cái ý tưởng về thời gian như là tiến bộ, trong trường kì (và mặc dù thỉnh thoảng có những lúc quật ngược) buộc phải dẫn tới một tương lai tươi sáng hơn.

Tuy vậy, nhiều trong số những nhà văn có ảnh hương nhất của thế kỉ 20 đã đánh mất niềm tin của họ vào lối thông giải lạc quan này về thời gian. Ít ai đã bộc lộ những nghi ngờ và sự khắc khoải của họ về lịch sử con người một cách mạnh mẽ hơn là nhà văn William Faulkner của bắc Mĩ giải Nobel văn học năm 1949. Cuốn tiểu thuyết lớn của ông là Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and the Fury,  xuất bản năm 1929, mô tả sự suy tàn và tan rã của một gia dình đã từng thịnh vượng ở miền nam Hoakì. Người con trai cả (Quentin) tự sát, người em trai bị chậm lụt về tâm trí, và cô em gái rất được thương yêu của họ bị đẩy vào vòng lang chạ. Trong suốt cái ngày cuối cùng của đời mình, Quentin, một sinh viên Đại học Harvard nhớ lại lời của cha; ông đã từng nói rằng “các đồng hồ hạ sát thời gian. Ông nói rằng thời gian bị chết chừng nào nó còn bị các bánh xe nhỏ tích tắc; chỉ khi nào đồng hồ ngưng thì thời gian mới bừng sống.” Vậy nên Quentin gắng sức tránh thoát sự “diễn tiến máy móc” này suốt ngày và anh đập chiếc đồng hồ đeo tay – thừa hưởng từ người cha, chắc hẳn là thế -- tan thành nhiều mảnh, nhưng những cố gắng của anh đều là vô ích. Mọi sự trong cái ngày nắng đẹp ấy,  ngày 2 tháng 6, 1910, đều nhắc anh nhớ vể thời gian: dòng nước sông cuồn cuộn chảy, chuông nhà thờ đổ từng hồi, tiếng còi từ một xưởng máy. Quentin ý thức rằng còn có “một cái đồng hồ, tít cao nơi mặt trời,” tàn khốc tích tắc theo lối của nó cho đến lúc nhá nhem và ( như người đọc đã đoán được) cho tới cái chết.

Đã đến lúc tổng kết. Một mặt, văn học hiện đại tìm kiếm sự canh tân thường xuyên và chịu phó mình cho những thử nghiệm liên tục. Có thể nói là sự thay đổi là hơi thở của cuộc sống. Mặt khác, văn học hiện đại phê phán và lánh xa cái lí tưởng hiện đại về “sự điễn tiến máy móc” cũng kiên trì như nhân vật Quentin của Faulkner. Đó có lẽ là một trong những nghich lí chủ chốt và mê luyến nhất của văn học hiện đại, và nó được phản chiếu tuyệt vời trong tấm gương của thơ và văn xuôi của một số những người có giải Nobel văn học lẫy lừng nhất.

Bài này xuất bản lần đầu ngày 28 tháng 8 năm 2001
Nguyễn Tiến Văn dịch


Giới thiệu tác giả

          Anders Cullhed (sinh 1951) là giáo sư Văn học So sánh ở Đại học Stockholm, Thuỵđiển. Ông viết luận án Tiden sòker sin ròst (Thời đại đang tìm kiếm tiếng nói), 1982 về nhà văn hiện đại Thuỵđiển Erik Lindegren với tập thơ thời chiến là Mannem utan vàg (Con người không lối đi), với một mối quan tâm đặc thù về sự tương quan của tập thơ này với chủ nghĩa hiện đại Pháp và Anh với truyền thống văn học và với sự sụp đổ hệ thống tư tưởng đương đại, gây ra do thế chiến thứ 2.
          Những luận văn trong cuốn sách thứ nhì của ông nhan đề Solens flykt (Đường bay mặt trời) 1993 chuyên chú vào vấn đề thời gian như được kết cấu trong văn học với những thí dụ từ thời kì Baroque (Torquato Taso, Luis de Góngora), thơ thế kỉ 19 (Charles Baudelairé) và chủ nghĩa hiện đại (Fernando Pessoa, Hermann Broch, Luis Cernuda, Octavio Paz). Ông cũng xử lí cùng vấn đề đó trên quy mô lớn hơn trong chuyên luận về nhà thơ Baroque Tâybannha là Francisco de Quevedo, Diktens tidrymd (Những khoảnh khắc của thơ), 1995 và nó xuất hiện thỉnh thoảng trong tập luận văn thứ nhì của ông tên là Minnesord (Những lời tưởng niệm), 1998.

Cullhed cũng hoạt động tích cực như một nhà phê bình văn học trên tờ nhật báo ThuỵđiểnDagens Nyheter, và những nỗ lực dịch thuật, chủ yếu từ tiếng Tâybannha, của ông đã kết quả trong những phiên bản tiếng Thuỵđiển của tác phẩm Con cái của đầm lầy của Octavio Paz, và những nhà thơ Tâybannha của Thế hệ 27 như Federico Garcia Lorca, Pedro Salinas và những người khác.

Nguồn:“Nobel Prize Authors on Time”. Nobelprize.org.6.10.2011
http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/articles/cullhed/index.html.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Một số hình ảnh buổi thuyết trình của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc về Biển Đông

Đây là lời giới thiệu về buổi thuyết trình trên blog của PGS.TS Lâm Mỹ Dung:
http://dzunglam.blogspot.com/2012/03/mot-so-hinh-anh-buoi-thuyet-trinh-cua.html


"Sáng nay tại Hội trường tầng 8 nhà E, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQG Hà Nội đã có bài thuyết trình khoa học dài hơn 3 tiếng đồng hồ về những chứng cứ lịch sử xác nhận chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung. Đây là những sử liệu khoa học và khách quan thể hiện tâm huyết và công sức của ông và của nhiều nhà khoa học.khác .Bài thuyết trình và những thảo luận sau đó một mặt cho thấy sự cần thiết phải có những chương trình nghiên cứu sâu, rộng kết hợp nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu chủ quyền biển đảo nói riêng và chủ quyền lãnh thổ nói chung, mặt khác cần có chiến lược tầm quốc gia để phổ biến những tư liệu khoa học xác định chủ quyền và giáo dục tinh thần yêu nước cho mọi thế hệ người dân Việt Nam.
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THIÊNG LIÊNG VÀ KHÔNG AI, KHÔNG THẾ LỰC NÀO CÓ THỂ PHỦ NHẬN!

Nhưng một số hình ảnh không thể hiện lên được, nên tôi bổ sung và post lại các slide được trình chiếu trong buổi thuyết trình
 PGS.TS Phan Phương Thảo, giám đốc Trung tâm Liên Văn hóa-Lịch sử, người tổ chức buổi thuyết trình này giới thiệu đây là một buổi sinh hoạt khoa học trường xuyên trong khuôn khổ các hoạt động khoa học của Trung tâm nhằm giới thiệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử đối với vùng biển - đảo của Việt Nam cho đối tượng chính là sinh viên và cán bộ Khoa Lich sử. 


 của Trung tâm

Nội dung chính sẽ được trình bày:


Các hình thức thụ đắc lãnh thổ theo luật pháp quốc tế. Các vấn đề  được trình bày sẽ  căn cứ theo luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ để xem xét.


Phần I. Quá trình khai chiếm Biển Đông
 Các tấm bản đồ cổ. Tôi chỉ giới thiệu một vài tấm để minh họa



2. Xác lập chủ quyền thông qua  hoạt động của các đội Hoàng Sa-Bắc Hải


" Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực chiếm hữu thật sự hai quần đảo HS-TS từ khi chúng chưa có chủ và đã thực thi chủ quyền dưới danh nghĩa nhà nước liên tục trong nhiều thế kỷ"


3. Khẳng định và thực thi chủ quyền bằng hoạt động của đội thủy quân Vương triều Nguyễn

" Năm I8I6... Vua Gia Long khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền ở Hoàng Sa. Chức năng bảo vệ biển đảo bắt đầu được chuyển sang cho đội thủy quân"


Giáo sĩ nước ngoài khẳng định Vua Gia Long đã thực thi chủ quyền nhà nước ở HS-TS

Dưới thời Minh Mệnh " lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa- Trường Sa trong thời kỳ này là thật sự , hiển nhiên đầy đủ,  trọn vẹn và không gặp phải sự tranh chấp của bất cứ quốc gia nào"




4.Vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa- Trường Sa trong thời Pháp thuộc





5. Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và trường Sa: Thực trạng và những vấn đề đặt ra.

" Thực trạng chiếm đóng và những vấn đề tranh chấp".
 Những vấn đề đặt ra hay thông điệp của diễn giả.


Sau trình bày của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là phần thảo luận

Một số hình ảnh khán giả. Theo nhận xét của cá nhân tôi, hiếm có buổi thuyết trình nào kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ vẫn thu hút được sự chú ý của khán giả. không có những tiếng rì rào nói chuyện riêng và hầu như không có người bỏ về trước khi kết thúc.

Có thể xem thêm ở đây:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2012/08/chu-quyen-bien-ong-ta-phai-tu-quyet-inh.html
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA TRONG LỊCH SỬ

Biển đông trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước của vương triều Tây Sơn

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/03/bien-ong-trong-chien-luoc-xay-dung-va.html

Nói người Việt Nam không hướng biển là không hiểu lịch sử Việt Nam

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/07/noi-nguoi-viet-nam-khong-huong-bien-la.html

Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/07/su-nghiep-lay-lung-tren-bien-cua-vua.html

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/07/cong-ham-1958-voi-chu-quyen-hoang-sa-va.html

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ I)

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/11/tranh-chap-hoang-sa-truong-sa-va-luat.html

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ II)

http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/11/tranh-chap-hoang-sa-truong-sa-va-luat_18.html

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

TỘC NGƯỜI VÀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI *



Fredrik Barth
(Đặng Thị Vân Chi dịch  từ "From the Introduction to Ethnic Groups and Boundaries(Boston: Little, Brown and Company, 1969)**

     Lưu ý: Đây  một tuyên bố cổ điển của những nhà lý thuyết xã hội bây giờ gọi là " duy trì vùng biên."  được viết cho các nhà nhân học, nhưng nếu bạn nhìn xa hơn những chi tiết dân tộc học, bạn có thể tìm thấy một số nguyên tắc tổ chức tốt cho báo cáo của bạnMặc dù không bắt buộcviệc đọc bài này sẽ rất hữu ích đối với nhiều sinh viên.

     Tập hợp các bài tiểu luận này nhằm giải quyết cho chính các vấn đề về các nhóm tộc người  sự tồn tại bền bỉ của họ. Đây  một chủ đề lớn, có tầm quan trọng đối với nhân học xã hội, nhưng đã bị bỏ qua. Trong thực tế tất cả các lý luận nhân học đều phụ thuộc vào giả thuyết rằng sự biến đổi văn hóa  không liên tục:  những tập hợp người về cơ bản cùng chia sẻ một nền văn hóa chung,  những sự khác biệt có mối liên hệ với nhau đã phân biệt mỗi nền văn hóa riêng biệt với tất cả các nền văn hóa khác.
      Vì văn hóa thì không cụ thể  là gì, nhưng là một cách để mô tả hành vi con người, theo đó có sự khác biệt giữa các nhóm tộc ngườimỗi đơn vị tộc người  tương ứng với mỗi nền văn hóa. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa, và biên giới lịch sử và các mối liên hệ giữa chúng giành được nhiều sự quan tâm, còn  các hiến pháp của các dân tộc, tính chất của ranh giới giữa chúng, thì chưa được điều tra phù hợpCác nhà nhân học xã hội phần lớn tránh những vấn đề này bằng cách sử dụng một khái niệm trừu tượng hóa cao về xã hội "để đại diện cho sự bao hàm hệ thống xã hội mà trong đó các nhóm và đơn vị cụ thể nhỏ hơn có thể được phân tích. Nhưng việc  bỏ qua điều này bị ảnh hưởng bởi các đặc tính thực tế và ranh giới của các dân tộc, và những vấn đề lý thuyết quan trọng mà cuộc cuộc khảo sát đặt ra.
     Mặc dù các giả thiết có vẻ ngây thơ rằng mỗi bộ lạc  dân tộc đều duy trì văn hóa của mình thông qua một sự hiếu chiến ngu dốt của các nước láng giềng không còn là chuyện tầm phào, thì quan niệm một cách đơn giản rằng sự cô lập về địa lý  xã hội đã từng là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng văn hóa vẫn còn tồn tại. Một cuộc khảo sát thực tế về các đặc điểm của ranh giới tộc người, như tài liệu trong các bài tiểu luận dưới đây, đã tạo ra hai phát minh, hầu như không được mong đợi, nhưng đã chứng tỏ sự không thỏa đáng của quan điểm này. Trước tiên, rõ ràng là biên giới vẫn tồn tại bất chấp dòng người vẫn chảy qua chúng.
     Nói cách khác, sự phân biệt các loại sắc tộc không phụ thuộc vào một sự vắng mặt của sự di chuyển, tiếp xúc và thông tin, nhưng đòi hỏi quá trình xã hội về sự  loại bỏ và hợp tác mà nhờ đó các loại sắc tộc riêng biệt được duy trì bất chấp việc thay đổi sự tham gia  quan hệ thành viên trong quá trình của lịch sử đời sống cá nhân. Thứ haingười ta phát hiện ra rằng sự ổn định, bền bỉ,  thường là những quan hệ xã hội cực kỳ quan trọng được duy trì qua ranh giới như vậy,  thường dựa chính xác vào tình trạng dân tộc bị phân đôi. Nói cách khác, sự phân biệt tộc người không phụ thuộc vào một sự vắng mặt của việc chấp nhận và tương tác xã hội, mà rất mâu thuẫn là thường chính những nền tảng trên đó gồm hệ thống xã hội được xây dựng. Sự Tương tác trong một hệ thống xã hội như vậy không dẫn đến việc tan chảy của chúng thông qua biến đổi và giao thoa văn hóa, khác biệt văn hóa có thể vẫn tồn tại bất chấp mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sắc tộc

Phương pháp tiếp cận chung

     Rõ ràng là có một lĩnh vực quan trọng ở đây cần được xem xét lại. Yêu cầu đặt ra là cần  một sự đột phá kết hợp  cả về  lý thuyết lẫn thực nghiệm: chúng ta cần phải điều tra chặt chẽ các sự kiện thực tế của một loạt các trường hợp, và làm chúng phù hợp với  nhận thức của chúng ta đối với các sự kiện thực nghiệm đến mức làm sáng tỏ chúng một cách đơn giản và đầy đủ nhất có thể,  cho phép chúng ta khám phá ý nghĩa của chúng. Trong bài tiểu luận sau đây, mỗi tác giả sử dụng một trường hợp  họ am hiểu từ nghiên cứu thực địa của mình, và cố gắng áp dụng một bộ khái niệm chung để phân tích . Các lý thuyết chính để bắt đầu bao gồm một số bộ phận có liên hệ qua lại với nhau. 
      Trước tiên, chúng tôi chủ yếu tập trung vào thực tế là các nhóm  tộc người là sự phân loại được quy cho và xác định bởi chính bản thân nhóm  tộc người đó,  do đó  các đặc điểm về sự tương tác có tổ chức  giữa con người với con người. Chúng tôi cố gắng liên kết các đặc điểm khác của các  tộc người với đặc trưng chủ yếu này. Thứ hai, tất cả các bài tiểu luận đều áp dụng một quan điểm có thể dẫn đến việc phân tích chứ không phải làm việc thông qua một cách phân loại các hình thức của các tộc người và các mối quan hệ. Chúng tôi cố gắng khám phá những quá trình khác nhau  dường như được tham gia vào việc tạo ra  duy trì các nhóm  tộc người. Thứ ba, để quan sát những quá trình này chúng tôi chuyển sự tập trung điều tra từ cấu trúc bên trong và lịch sử của các nhóm riêng biệt để giới hạn  tộc người   duy trì ranh giới. Mỗi  điểm này đều cần sự xem xét cẩn thận. 

Định nghĩa nhóm tộc người

Thuật ngữ Các nhóm tộc người thường được hiểu trong văn liệu  nhân học  (xem ví dụ Narroll 1964) để chỉ một nhóm cư dân  trong đó:

1. Chủ yếu là tự tồn tại về mặt sinh học 

2. Cùng chung những giá trị văn hóa cơ bản, nhận rõ tính  thống nhất rõ ràng trong các hình thức văn hóa

3. Tạo nên một lĩnh vực truyền thông  tương tác

4. Có mối quan hệ  thành viên tạo thành một cộng đồng có khả năng phân biệt với các cộng đồng khác thông qua quá trình tự xác định bản sắc và được xác định bởi những người khác.
      Kiểu định nghĩa lý tưởng này không phải là quá xa về nội dung so với đề xuất truyền thống là một chủng tộc = một nền văn hóa = một ngôn ngữ   một xã hội = một nhóm từ chối hoặc phân biệt với nhóm khác. Tuy nhiên dạng biến đổi của   gần đủ cho nhiều tình huống thực tế dân tộc học, ít nhất là khi chúng xuất hiện  đã được báo cáo, do đó ý nghĩa này tiếp tục phục vụ các mục đích của hầu hết các nhà nhân học. Lập luận của tôi không quá nhiều những vấn đề cốt lõi của những đặc điểm này, mặc dù như tôi sẽ cho thấy chúng ta có thể được lợi từ một sự thay đổi nhất định của vấn đề quan trọng này. Đối tượng chính của tôi  trình bày rõ ràng những hệ thống ngăn chúng ta hiểu biết về hiện tượng của nhóm tộc người, vị trí của họ trong văn hóa và xã hội loài người. Làm điều này là bởi vì nó đặt ra tất cả các câu hỏi quan trọngtrong khi nội dung đã cung cấp một  hình mẫu lý tưởng về một hình thức thực nghiệm định kỳ, bao hàm một cái nhìn định kiến về những yếu tố quan trọng trong cơ cấunguồn gốc, và hoạt động của các nhóm như vậy.

 Tộc người  như một đơn vị mang ý nghĩa văn hóa .

       Quan trọng nhất,  cho phép chúng tôi giả định rằng việc duy trì ranh giới là rõ ràng  tiếp theo sau từ sự cô lập  các đặc tính được phân tách bao hàm: sự khác biệt chủng tộc, sự khác biệt văn hóa, sự phân chia có tính xã hội  rào cản ngôn ngữ,  hận thù có tổ chức và tự phát. Điều này cũng giới hạn phạm vi của các yếu tố  chúng tôi sử dụng để giải thích sự đa dạng văn hoáchúng ta hãy tưởng tượng mỗi nhóm phát triển hình thức văn hóa  xã hội trong sự cô lập tương đối, chủ yếu là để đáp ứng với các yếu tố sinh thái địa phương, thông qua một lịch sử thích nghi bằng cách sáng tạo và tiếp thu có chọn lọc. Lịch sử này đã tạo ra một thế giới của các tộc người riêng biệt, mỗi tộc người với nền văn hóa của họ  mỗi tộc người được tổ chức trong một xã hội  bị cô lập một cách hợp pháp với sự mô tả như là một hòn đảo đối với chính nó
        Tốt hơn là thảo luận về tính đầy đủ của phiên bản này của lịch sử văn hóa ngoại trừ các đảo ngoài biển khơi, chúng ta hãy xem xét một số chỗ hổng về mặt logic trong quan điểmTrong số các đặc trưng được liệt kê ở trên, sự chia sẻ một văn hóa chung thường được cho là có tầm quan trọng chính. Theo quan điểm của tôi, phần lớn có thể đạt được bằng cách coi các đặc tính rất quan trọng này như một hàm ý hoặc kết quảhơn là một đặc tính ban đầu và có tính định nghĩa của tổ chức nhóm tộc người. Nếu chọn để xem xét các khía cạnh mang tính văn hóa của nhóm tộc người như đặc tính ban đầu của chúng thì những đặc tính này mang hàm ý sâu xa. Một  dẫn tới việc xác định và phân biệt các nhóm tộc người bởi các đặc điểm hình thái của các nền văn hóa trong đó họ là những người mang tính văn hóa. Điều này đòi hỏi một quan điểm tiền luật pháp cả trên (1) bản chất của sự liên tục trong thời gian của các nhóm như vậy, (2) lẫn vị trí của các yếu tố trong đó xác định hình thức của các nhóm .
1.         1. Nhấn mạnh vào khía cạnh mang ý nghĩa văn hóa-, việc phân loại các cá nhân  các nhóm địa phương như thành viên của một nhóm tộc người phải phụ thuộc vào sự thể hiện những đặc điểm riêng biệt về văn hóa của họ. Đây  điều mà có thể được đánh giá khách quan bởi nhà quan sát dân tộc học, trong truyền thống văn hóa khu vực, không quan tâm đến loại và các định kiến của người tham dự. Sự khác nhau giữa các nhóm trở thành sự khác nhau trong các báo cáo tiêu biểu; sự chú ý được rút ra để phân tích các nền văn hóa chứ không phải  là phân tích các  tổ chức  tộc người. Các mối quan hệ chức năng giữa các nhóm sau đó sẽ được mô tả trong nghiên cứu giao thoa văn hóa về phân loại mà sự quan tâm ngày càng giảm tính hấp dẫn trong nhân học, mặc dù những bất cập về mặt lý thuyết của chúng chưa bao giờ được nghiêm túc thảo luận
             2. Vì nguồn gốc lịch sử của bất kỳ tập hợp những đặc điểm văn hóa nào thì cũng  rất đa dạng, điểm  nhìn cũng cho cơ hội  về một "Lịch sử  tộc người " mà trong đó ghi chép những thay đổi và bổ sung có tính văn hoá,  tìm cách giải thích tại sao một số mục đã được vay mượn. Tuy nhiên, các nhóm tộc người  liên tục trong thời gian được mô tả trong những nghiên cứu như vậy là gì? Nghịch lý thay, nó phải bao gồm các nền văn hóa trong quá khứ, rõ ràng sẽ  bị loại trừ trong hiện tại vì những khác biệt trong hình thức,  khác biệt về loại hình – sự khác biệt một cách chính xác về loại mà đã được chẩn đoán trong sự khác biệt đồng bộ của các đơn vị tộc người. Kết nối giữa các nhóm tộc người 'và' văn hóa'  chắc chắn không thể làm rõ thông qua sự nhầm lẫn này.
         Các loại hình văn hóa công khai có thể được chia thành từng nhóm như là đặc điểm thể hiện các tác động của sinh thái học. Bằng cách này, tôi không  có ý định cho rằng thực tế chúng phản ánh một lịch sử của sự thích nghi với môi trường, trong một cách ngay tức thì hơn cách chúng phản ánh các hoàn cảnh bên ngoài mà những người tham gia phải tự thích nghi. Cùng một nhóm người, với các ý tưởng và giá trị không thay đổi, chắc chắn sẽ theo đuổi mô hình khác nhau của cuộc sống và thể chế hoá các hình thức khác nhau của hành vi khi đối mặt với những cơ hội khác nhau  trong các môi trường khác nhau? Tương tự như  vậy, chúng ta phải mong đợi để thấy rằng một dân tộc, trải rộng trên một lãnh thổ có hoàn cảnh sinh thái khác nhau, sẽ thể hiện sự đa dạng của hành vi công khai có tính khu vực, không phản ánh sự khác biệt trong định hướng văn hóa. Làm thế nào mà sau đó chúng được phân loại, nếu hình thức công khai thể chế là sự chẩn đoán?
              Một ví dụ thích đáng là sự phân bố và sự đa dạng của các hệ thống xã hội địa phương Pathan đã được thảo luận dưới đây (trang 117 ff.). Theo các giá trị Pathan cơ bản, một Pathan phương Nam từ những vùng núi tổ chức theo dòng máu trực hệ và đồng nhất, có thể chỉ tìm thấy những hành vi của Pathans ở Swat là quá khác biệt, và bị  khiển trách trong các thành ngữ về các giá trị riêng của họ mà họ tuyên bố những người anh em phía bắc của họ không còn thuộc về  Pathan. Thật vậy, theo như  tiêu chuẩn "khách quan”, mô hình tổ chức công khai của họ có vẻ rất gần với  Panjabis. Nhưng tôi thấy nó có thể, bằng cách giải thích các trường hợp ở phía bắc, để làm cho miền Nam Pathans đồng ý rằng những người này cũng  thực sự là Pathans, và bất đắc dĩ phải thừa nhận rằng trong những hoàn cảnh này họ thực sự có thể tự hành động theo cùng một cách. Vì thế, các hình thức thể chế công khai như  sự tạo thành những đặc trưng văn hóa tại bất kỳ thời điểm nào để phân biệt một nhóm dân tộc - những hình thức công khai này được xác định bằng sinh thái học cũng như truyền qua văn hóa là không đủ. Cũng không  thể  tuyên bố rằng mỗi đa dạng hóa như vậy trong một nhóm đại diện  cho  bước đầu tiên theo hướng chia nhỏ và nhân rộng của các nhóm tộc người. Chúng tôi có những trường hợp nổi tiếng  được ghi nhận về một tộc người, cũng ở mức tương đối đơn giản về tổ chức kinh tế, cư ngụ ở những nơi  thích hợp về sinh thái khác nhau nhhưng vẫn duy trì  sự thống nhất về văn hóa và tộc người cơ bản trong suốt  thời gian dài (x., ví dụ,nội địa và ven biển Chuckchee (Bogoras 1904-9) hay như tuần lộc sông, và bờ biển Lapps (Gjessing, 1954). 
                  Một trong những bài tiểu luận sau đây, Blom (trang 74 ff.) lập luận một cách thuyết phục về điểm này với việc nhắc tới những người nông dân miền núi Trung tâm Na Uy. Ông cho thấy sự tham gia của họ như thế nào  sự đánh giá về giá trị bản thân họ trong khuôn khổ những giá trị chung của người Na Uy đảm bảo cho họ tiếp tục là thành viên của nhóm dân tộc lớn hơn bất chấp các mô hình hoạt động rất đặc trưng  chệch hướng  các hệ sinh thái địa phương áp đặt lên họ. Để phân tích các trường hợp như vậy, chúng ta cần một quan điểm không làm  đảo lộn những tác động của  điều kiện sinh thái  đối với cách ứng xử có truyền thống văn hóa này, mà  có thể tách riêng các yếu tố này và khảo sát  sự hợp thành có tính  xã hội và văn hóa không có tính sinh thái đã tạo ra sư đa dạng.
                            
            Các nhóm tộc người như là một loại hình có tổ chức
          Bằng cách tập trung vào những ảnh hưởng có tính xã hội, các nhóm tộc người được xem  một hình thức tổ chức xã hội. Các chức năng quan trọng sau đó trở thành mục (4) trong danh sách trên trang 11 đặc điểm tự qui cho  và  được qui cho bởi các nhóm tộc  người khác. Một sự qui cho có tính phân loại là sự qui cho dân tộc khi phân loại một người về bản sắc cơ bản, chung nhất , xác định có cơ sở nguồn gốc và nền tảng của anh ta. Trong phạm vi  các đối tượng sử dụng bản sắc dân tộc để phân loại bản thân  những người khác cho mục đích của sự tương tác, chúng tạo thành nhóm dân tộc trong ý thức tổ chức
         Điều quan trọng để nhận ra rằng mặc dù việc phân loại nhóm tộc người đưa sự khác biệt văn hóa vào bản miêu tả, chúng ta có thể giả sử không có mối quan hệ một - một đơn giản giữa các đơn vị tộc người  sự tương đồng cũng như khác biệt về văn hóa. Các đặc trưng được đưa vào bản mô tả không phải  tổng hợp của những khác biệt "khách quan",  chỉ là những đặc trưng mà các thành viên tự cho  đáng kể. Không chỉ các dấu hiệu biến thể sinh thái và phóng đại sự khác biệt, một số đặc trưng văn hóa được sử dụng bởi các thành viên như là tín hiệu và biểu tượng của sự khác biệt, những cái khác bị bỏ qua, và trong một số mối quan hệ những khác biệt căn bản bị đẩy xuống  bị từ chối.  
          Nội dung văn hóa của sự phân tách tộc người có vẻ như phân tích được thành hai nhóm (i)  tín hiệu hoặc các dấu hiệu công khai  - những đặc trưng về dấu ( âm và trọng âm) mà con  người tìm kiếm  thể hiện để hiển thị bản sắc, thường là các đặc trưng như ngôn ngữ, ăn mặc, kiểu nhà, hay nói chung là cách  sống,  các (ii) định hướng giá trị cơ bản: các tiêu chuẩn về đạo đức và  những đại diện  được đánh giá xuất sắc. Kể từ khi thuộc về một  loại  người có nghĩa là trở thành một loại người,  bản sắc cơ bản,  cũng bao hàm một tuyên bố được đánh giá,  để đánh giá chính mình, bởi những tiêu chuẩn có liên quan đến bản sắc đóKhông phải các loại “nội dung "văn hóa này tiếp theo từ một danh sách mô tả các đặc trưng văn hóa, hay sự khác biệt văn hóa, người ta không thể dự đoán từ những nguyên tắc đầu tiên mà các đặc trưng sẽ được nhấn mạnh  đã tạo nên sự liên quan có tổ chức bởi các thành viên. Nói cách khác, phân loại các tộc người  cung cấp một cấu trúc có tổ chức  có thể được cho một số các giá trị và các hình thức về nội dung trong hệ thống văn hóa xã hội  khác nhau . Chúng có thể có liên quan rất lớn tới hành vi, và cũng có thể không, chúng có thể ngập tràn trong đời sống xã hội, hoặc cũng có thể chỉ liên quan trong các lĩnh vực hoạt động có giới hạn.   một phạm vi rõ ràng cho dân tộc học và các mô tả  so sánh các hình thức khác nhau của các tổ chức dân tộc như vậy.
1.           Sự nhấn mạnh đặc trưng “qui cho” như là đặc trưng  quan trọng của các nhóm tộc người cũng đã giải quyết  được hai khó khăn có tính khái niệm đã được thảo luận ở trên.
           Khi được định nghĩa như  là một nhóm quy cho và độc quyền, bản chất về tính liên tục của các đơn vị  tộc người  là rõ ràng: nó phụ thuộc vào việc duy trì một ranh giới. Các đặc trưng văn hóa mà các tín hiệu ranh giới có thể thay đổi, và các đặc điểm văn hóa của các thành viên tương tự có thể được chuyển đổi, thực tế, ngay cả những hình thức tổ chức của nhóm có thể thay đổi - nhưng thực tế sự tiếp tục phân đôi  giữa các thành viên và nhưng người  bên ngoài cho phép chúng ta xác định bản chất của tính  liên tục, và khảo sát sự thay đổi về hình thức và nội dung của văn hóa.

    2. 
Các yếu tố có liên quan về mặt Xã hội tự nó

 trở thành yếu tố chuẩn đoán cho thành viên, không phải là công khai, sự khác biệt về đối tượng  đó được tạo ra bởi các yếu tố khác. Nó không tạo ra sự khác biệt  các thành viên tương tự có thể công khai hành vi của họ như thế nào - nếu họ nói họ là A, trái ngược với một loại khác cùng chia sẻ nguồn gốc văn hóa  được phân loại là B, họ sẵn sàng để được đối xử và để  hành vi của riêng họ được giải thích và đánh giá là  của A chứ không phải là của B, Nói cách khác, họ tuyên bố trung thành với cùng nền văn hóa của A. Những ảnh hưởng của điều này, so với các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi thực tế, sau đó có thể được thực hiện như đối tượng khảo sát
            


                      Notes

1.        The emphatic ideological denial of the primacy of ethnic identity (and rank) which characterises the universal religions that have arisen in the Middle East is understandable in this perspective, since practically any movement for social or ethical reform in the poly-ethnic societies of that region would clash with conventions and standards of ethnic character.
2.        The difference between ethnic groups and social strata, which seems problematical at this stage of the argument, will be taken up below.
3.       I am here concerned only with individual failure to maintain identity, where most members do so successfully, and not with the broader questions of cultural vitality and anomie.



Nguồn :http://www.bylany.com/kvetina/kvetina_etnoarcheologie/literatura_eseje/2_literatura.pdf


      * Tựa đề do tôi đặt. Trong tiếng Việt, "dân tộc"  được sử dụng cho cả hai khái niệm : tộc người cụ thể như dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Hmong ... và dân tộc như một cộng đồng quốc gia dân tộc, dân tộc Việt Nam. Trong bài này tôi dùng " tộc người", sắc tộc  cho thuật ngữ Ethnic/ Ethnic groups)  và dân tộc cho Nation. 
      * * Cám ơn thầy Phạm Văn Thành - giảng viên Bộ môn Nhân học trường Đại học KHXH &NV đã giải thích cho tôi rõ một số thuật ngữ trong ngành nhân học trong quá trình dịch tài liệu này . Bản thân người dịch không phải là người trong ngành nên chắc còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn. Xin chân thành cám ơn.

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...