Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Bà mẹ ông Nguyễn Thụy ( Tư liệu viết tay của nhà sử học Đặng Huy Vận)

(Đây cũng là một bài lấy từ blog yahoo)
Dec 15, 2009 4:05 PMFriendPageviews 00
 
Trót uống cốc nước trà lúc tối, không ngủ được nên gõ lại bài này ( vừa là khỏi thất lạc, vừa là để phổ biến tư liệu lịch sử)
" Bà quê ở phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, là người hiền hậu, dạy con rất nghiêm, khác hẳn với một số phụ nữ đương thời, không phải mong cho con sau này đỗ đạt làm quan hà hiếp bóc lột nhân dân mà muốn cho con làm được việc có ích cho dân, cho nước. Dưới triều Nguyễn, nhân dân ta rất điêu linh cực khổ, bọn quan lại cường hào thi nhau hà hiếp áp bức nhân dân. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước  ta thì chúng lại quỳ gối xin hàng, quay lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân để mong chút cơm thừa canh cặn. Dưới ách thống trị của đế quốc Pháp, nhân dân ta càng khốn đốn cực khổ. Con bà, ông Nguyễn Thụy học rất thông minh, đậu cử nhân rất sớm nhưng không chịu ra làm quan với giặc. Tuy nhà nghèo, bà đã già mà vẫn phải làm ăn lam lũ, nhưng bà rất tán thành và khuyên con mở trường dạy học, giúp đỡ dân làng. Ông Cử Nguyễn Thuy lại sớm tiếp thu được trào lưu tư tưởng mới, bên cạnh việc mở trường dạy học, ông đã tham gia phong trào Duy Tân, Đông Du và là một trong những người hoạt động tích cực nhất hồi đó. Gia đình bà vì vậy cũng là nơi đi về hội họp của các đồng chí của con. Mặc dù nguy hiểm nhưng bà không những không cản trở mà còn hết sức giúp đỡ. Năm 1908, phong trào chống Thuế nổ ra sôi nổi và rầm rộ khắp miền Nam Trung bộ, ông Cử Thụy là một trong những người lãnh đạo nên bị địch bắt và đầy ra Côn đảo. Con bị đi đầy, đời sống của gia đình lại càng khốn khó, nhưng bà vẫn nhẫn nại chịu đựng, bà không những là nguồn an ủi của người con dâu xa chồng mà còn là người hết sức dạy dỗ các cháu nên người. Làng xóm có người trách bà là người không biết ngăn cản con nên già mà vẫn phảit cực khổ lam lũ, bà thường nghiêm nét mặt nói rằng: " Tôi có thể chịu khổ cực hơn nữa nếu con tôi giúp được việc nước. Mọi người nghe rất phục và từ đó dân làng hết sức giúp đỡ bà, nhưng không vì vậy mà bà phiền lụy mọi người, vì bà biết ai nấy đều thiếu thốn cơ cực như nhau cả.
Năm 1913, ông Nguyễn Thụy được tha về, nhưng 5 năm  ở Côn Đảo vẫn không làm ông sờn chí, gian khổ càng bồi dưỡng thêm lòng căm thù giặc của ông. Về đến nhà ông lại bí mật liên lạc với những người đồng chí cũ tiếp tục hoạt động. Ông đã cùng với Lê Ngung xây dựng lại chi bộ Việt Nam quang phục hội ở Quảng Ngãi và liên lạc với Thái Phiên tổ chức lại và âm mưu khởi nghĩa. Công việc của ông không dấu được bà mẹ kính mến. Mặc dù biết địch vẫn theo dõi, công việc của con rất nguy hiểm nhưng bà không hề ngăn trở mà còn hết sức khuyến khích giúp đỡ. Đến năm 1916, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... nhưng vì kế hoạch bị lộ ngay từ đầu nên thất bại nhanh chóng. Những người lãnh đạo phong trào như vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Lê Ngung đều bị bắt. Ông Nguyễn Thụy trốn được, nhưng vì ông có đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa nên chúng quyết định bắt mẹ ông để uy hiếp tinh thần ông. Chúng đã tra tấn bà vô cùng dã man để hi vọng lấy một lời khai của bà. Bà đã ngoài 70 tuổi. Mặc dù bị kìm kẹp tra tấn, nhưng bà vẫn nghiến răng chịu đựng không chịu nói nơi con trốn. Trước sau bà vẫn trả lời thẳng vào mặt chúng: " con tao đã lớn, biết lo trừ quân cướp nước đó là  làm việc phải. ta dẫu có chết mà con ta làm tròn nhiệm vụ của ông ấy ta cũng vui lòng..." Nhưng ông Nguyễn Thụy  thương mẹ chịu cực khổ nên ông đã ra thú để cứu mẹ. Và theo lời yêu cầu của ông, chúng cho ông được vào thăm mẹ. Thấy mẹ thân hình tiều tụy ông không giữ được mối thương tâm và khóc. Bà đã nghiêm nét mặt mắng:" mẹ có chết cũng không tiếc thân gì, nếu con làm tròn nghĩa vụ với dân , với nước và như thế mới là tròn chữ hiếu. Nay con lại đem thân nộp cho giặc thật uổng công ta nuôi dạy" Và sau đó bà chết ngay trong nhà giam. Tuy vậy, quân thù tàn bạo vẫn không vừa lòng đã quyết định xử tử ông. Rất tự hào về cái chết của mẹ, ông Nguyễn Thụy đã hiên ngang tiến ra pháp trường. Khi đi qua bãi sông Trà Khúc, nơi mà 8 năm trước giặc đã chém đầu 2 ông Bá Loan, Lê Khang, những người đồng chí của ông, ông xúc động ngâm 2 câu thơ... ( đến đây thì tài liệu hết. Khi nào tìm được thêm xin sẽ bổ sung sau)

Dấu ấn thời gian

( Đây là bài chuyển từ yahoo blog về.)
Jan 2, 2011 11:09 AMFriendPageviews 00

Hôm nay có lẽ cũng là một ngày đặc biệt: ngày 1 tháng 1 năm 11 của thế kỷ 21. Ngồi nhà một mình sau khi chát với cô bạn đang ở tận xứ sở của món Kim Chi tôi lại nảy ra một ý muốn tập hợp các ảnh của mình để xem dấu ấn thời gian đã để lại trên khuôn mặt mình như thế nào.
Đây là tấm ảnh duy nhất tôi được ngồi giữa bố và mẹ  và là tấm ảnh cuối cùng chụp chung với bố. Sau đó là chiến tranh rồi 4 năm sau thì bố ra đi mãi mãi.


Còn đây  là ảnh năm 17 tuổi, chụp trước khi vào Đại học, năm 1976

Còn đây là hình sau 4 năm đại học, trước khi tốt nghiệp. Các bạn tôi đều có danh vị trong xã hội, là bà cả rồi, chỉ có tôi vẫn chỉ là cô cho đến khi về hưu:))
Hình này chụp vào sinh nhật lần thứ 37

Còn đây là hôm nhận bằng thạc sỹ tháng 2 năm 1999 ( mặc dù bảo vệ từ cuối năm 1997)

Tết năm 2008
Vì bạn Dung khen mẹ tôi đẹp nên tôi post cái ảnh mẹ tôi lúc 17 tuổi lên. Tôi còn nhớ hồi 8 tuổi đi sơ tán theo bố  trên Đại Từ- Thái Nguyên bố luôn để cái ảnh này của mẹ trên bàn làm việc

Về chức danh “Viện sĩ” của GS Phan Huy Lê

Về chức danh “Viện sĩ” của GS Phan Huy Lê
Dec 7, 2012 2:39 PMPublicPageviews 14350
 Từ blog của Trương Nhân Tuấn 
( Bài viết này tôi đọc lâu rồi, nhưng vì ngày mai yahoo blog đóng cửa nên tôi copy về đây.)
Nhiều người mới đây cho rằng GS Phan Huy Lê mạo danh là “Viện sĩ Hàn lâm” sau khi GS được « Académie des Inscriptions et Belles-Lettres » phong làm « Membre Correspondant étranger » ngày 27-5-2011.
GS Phan Huy Lê có “mạo danh” hay không?
Bài viết này không nhằm tranh luận mà chỉ mạo muội đưa ra quan điểm của mình về cách dịch các danh từ học thuật nước ngoài, nhất là danh vị « Membre Correspondant étranger » của GS Phan Huy Lê.
 « Académie » tiếng Pháp, lấy hứng từ « jardin Akadêmos – vườn Akadêmos », là nơi mà Platon giảng dạy ; chữ nguyên bắt nguồn từ Latin « Academia », Grec « Akadêmia » (tự điển Grand Larousse Universel). « Académie » như vậy là « danh từ riêng », là « tên » của khuôn viên mà Platon đã dạy học ở đó, phải viết « Hoa ».
« Académie » được Pháp sử dụng để đặt tên cho « l’Académie française », thành lập năm 1635, là một định chế văn hóa Pháp, tập hợp một nhóm học giả uyên bác về các ngành văn học, nghệ thuật, triết học...  Hiện thời « L’Académie française » trực thuộc « Institude de France », Pháp quốc Học Viện. « L’Institude de France » bao gồm các viện học thuật khác như « l’Académie des inscriptions et belles-lettres »,  « l’Académie des sciences » (1666), « l’Académie des beaux-arts » và « l’Académie des sciences morales et politiques ».
Pháp quốc Học viện như vậy là nơi tụ tập thành phần tinh hoa Pháp, có thể đại diện cho văn hóa và văn minh Pháp.
Không biết từ khi nào, do ai, « L’Académie française » được dịch sang tiếng Hán-Việt là « Pháp quốc Hàn lâm viện », còn gọi là « viện Hàn lâm Pháp ». « Hàn lâm » nghĩa nguyên tiếng Hán là « rừng bút », trong khi TQ dịch là « Pháp quốc Học thuật viện ».
Cách dịch của VN theo lối « tương ứng », một danh từ riêng (khu vườn Akadêmos ) tương ứng với một danh từ riêng (viện Hàn lâm), một định chế học thuật VN với một định chế học thuật Pháp. Viện Hàn Lâm của VN được lập năm 1086 vào thời vua Lý Nhân Tông và Mạc Hiển Tích là vị Hàn Lâm Học Sĩ đầu tiên.
Trên tinh thần này thành viên của « l’Académie Française », tức « Académicien », được gọi là « Hàn lâm Học sĩ ».
Cách dịch của TQ theo lối « chuyển nghĩa », « l’Académie Française » là nơi tụ hợp các học giả uyên bác trong các ngành văn hóa nghệ thuật, được dịch thành « Pháp quốc học thuật viện ». Không cần tìm hiểu nước này dịch đúng nước kia dịch sai, mà quan trọng là bên nào « hiểu » đúng nhứt ý nghĩa nguyên thủy « Académie ».
« Académie » là một danh từ riêng, là một cái tên, thì làm sao dịch được ? Ta thấy VN dịch như thế không xa với nghĩa nguyên và mục tiêu của « Académie ». Viện Hàn Lâm là nơi tụ tập của « tinh hoa », những người « học cao hiểu rộng » của VN, thì đó cũng là ý nghĩa của « Académie française ».
Về tên thành viên, ta thấy cách dịch của TQ không « đẹp » bằng cách dịch của VN. TQ gọi là « Viện sĩ Pháp quốc Học thuật viện », trong khi VN gọi là «Hàn lâm Học sĩ ».
Tuy nhiên, từ « Académie » ở Pháp được sử dụng một cách rất phổ thông trong đại chúng. Ở cấp quốc gia đã đành, ở cấp tỉnh, huyện, thập chí làng xã, tư nhân… ở đâu cũng đều có thể sử dụng từ này để đặt cho cơ sở hoạt động của mình. Ta có thể gặp « Académie de danse – Khiêu vũ Học viện », « Académie de la musique – Âm nhạc học viện » trong các khu phố địa phương. Vì thế cách dịch của VN sẽ gặp khó khăn nếu nơi nào cũng đưa một cách máy móc « Hàn lâm » vào.
Vì vậy, thiển nghĩ cần đặt một « qui ước ». Ở đây, nếu là « Académie » trong « l’Académie Française » thì mới được dịch là « Hàn lâm ». Académie trong các nơi khác thì nên dịch là « viện » hay « học viện ».
GS Phan Huy Lê được phong làm « Membre Correspondant étranger » của « Académie des Inscriptions et Belles-Lettres ». Như vậy nên gọi GS PH Lê thế nào cho chỉnh ?
« Académie des Inscriptions et Belles-Lettres », được tự điển Bách khoa VN dịch là  « Viện Hàn lâm các Văn khắc và Mỹ văn », trực thuộc « Institude de France – Pháp quốc Học viện ». Viện này do 4 Hàn lâm Học sĩ (Académicien) điều hành, còn gọi là « Petite Académie », tức « Tiểu Hàn lâm ».
Ta có thể gọi thành viên của Viện này là Hàn lâm Học sĩ ?
Câu trả lời là « được », vì các thành viên của viện này, cũng như thành viên các viện khác trực thuộc Pháp quốc Học viện đều được gọi là « académicien ».
Tuy vậy, có sự phân biệt hết sức ý nhị về tư cách thành viên « Hàn lâm Học sĩ » thuộc « Académie Française » và các thành viên thuộc 4 Viện còn lại. Để phân biệt, tôi cho rằng ta có thể đặt « Hàn lâm Thái Học sĩ » cho thành viên của Viện Hàn lâm và « Hàn lâm Thiếu Học sĩ » cho thành viên của « tiểu » Hàn lâm (Académie des Inscriptions et Belles-Lettres).
Vấn đề phức tạp hơn, « Académie des Inscriptions et Belles-Lettres », ngoài 50 thành viên chính thức người Pháp gọi là « Académicien – Hàn lâm Học sĩ », thì còn có 40 các thành viên  associés étrangers, 50 thành viên correspondants français và 50 thành viên correspondants étrangers.
Những người này có thể gọi là « Hàn lâm Học sĩ » không ?
Từ « Membre associé étranger » có thể dịch là « thành viên hợp tác nước ngoài ». Theo phần giải thích về « membre » của Viện, các thành viên « associés » được tuyển chọn từ các nhân vật thuộc các Viện tương đương của nước ngoài. Do đó tư cách thành viên « associé – hợp tác » được xem như tương đương với thành viên chính thức « académicien ».
Tôi mạo muội dịch « thành viên hợp tác nước ngoài » là « Hàn lâm Ngoại quốc Hợp (hay hiệp) Học sĩ », gọi tắc « Hàn lâm Hiệp Học sĩ ».
Còn « membre Correspondant étranger » thì dịch như thế nào ?
Trong nước dịch là « thành viên thông tấn nước ngoài ». Tôi thấy rằng dịch chữ « correspondant » thành « thông tấn » trong trường hợp này không ổn.
Từ « correspondant » có nguồn từ « correspondre », ngoài ý nghĩa thư tín, liên lạc, còn có nghĩa khác là « tương ứng ».
Ta thấy « étude par correspondance » thì dịch là « học hàm thụ », tại sao « membre correspondant » thì dịch là « thành viên thông tấn » ?
Theo tôi, « correspondant étranger » có thể dịch thành « thông tấn nước ngoài » cho trường hợp báo chí. Tư cách thành viên báo chí « correspondant étranger » ngoài tư cách « nhà báo » ngang hàng với tư cách các nhà báo khác ở trụ sở chính của hãng thông tấn, thành viên này còn có tư cách « đại diện » của hãng thông tấn. Do đó « thành viên thông tấn » có « tư cách » cao hơn nhà báo thông thường.
Trong trường hợp thành viên « Correspondant étranger » của « Académie des Inscriptions et Belles-Lettres », muốn dịch chính xác ta phải hiểu tư cách và nhiệm vụ của thành viên này là như thế nào đối với Viện.
Thành viên « Correspondant étranger » được Viện định nghĩa như sau :
« Quant aux correspondants, ils assurent un rôle de relais de l’information scientifique auprès de l’Académie et participent à sa vie et à ses travaux ; choisis par les académiciens, ils constituent un vivier de personnalités de premier plan parmi lesquelles l’Académie a pris l’habitude de recruter souvent ses nouveaux membres. »
Tạm dịch : Về thành viên « correspondant », những người này phụ trách công việc truyền tải các thông tin khoa học của Viện đồng thời dự phần vào đời sống cũng như các công trình của Viện. Thành viên này được các Hàn lâm Học sĩ tuyển chọn. Tập hợp người này tạo thành một nơi dự trữ người tinh hoa mà Viện Hàn lâm có thói quen tuyển chọn thành viên.
Như vậy thành viên này có tư chất « tương ứng » với Hàn lâm Học sĩ. Hàn lâm Học sĩ được tuyển chọn đa số là từ những thành viên này. Họ cũng dự phần vào « đời sống » của Viện, tức một thành phần bất khả phân của Viện. Ngoài ra họ còn góp phần thực hiện những công trình nghiên cứu của Viện.
Theo Pháp-Việt Tân tự điển của Thanh Nghị, thành viên « correspondant » của các hiệp hội bác học (société savante) thì gọi là « danh thành viên ».
Tôi mạo muội đặt là : « Hàn lâm Ngoại quốc Danh Học sĩ », gọi tắt « Hàn lâm Danh Học sĩ ».
Gọi « Viện sĩ Thông tấn » là không đủ nghĩa.
Vì vậy tôi cho rằng GS Phan Huy Lê không « mạo nhận » danh nghĩa « viện sĩ » của ai hết. Phẩm chất và tài năng của GS PH Lê đã hội đủ tiêu chuẩn, do đó được các Hàn lâm Học sĩ thuộc Viện Hàn lâm Pháp tuyển chọn. Chưa thấy ai đặt nghi vấn về việc này.
Chức danh của GS Phan Huy Lê tại « Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn » là « Hàn lâm Danh Học sĩ ».

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Tưởng nhớ GS Sakurai Yumio- một trong những nhà Việt Nam học hàng đầu của Nhật Bản


Nguồn: http://ivides.vnu.edu.vn/vi-VN/t221c331p795/Mot-so-hinh-anh-hoat-dong-cua-GS-SAKURAI-Yumio-tai-Viet-Nam.htm#.UPJ6Om83uM4


GS. SAKURAI Yumio mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình và các đồng nghiệp tại Nhật Bản; Ở Việt Nam, chúng tôi mất đi một người người Thầy mẫu mực, một người đồng nghiệp gắn bó, một người bạn lớn chân tình, sắt son, đã dành cho ngành Việt Nam học nói riêng, cho đất nước, nhân dân Việt Nam nói chung những tình cảm đặc biệt quý mến. Chúng tôi biết ơn Giáo sư vì những thành tựu đóng góp đặc biệt, không mệt mỏi cho ngành Việt Nam học tại Việt Nam và trên thế giới.


GS. SAKURAI Yumio mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình và các đồng nghiệp tại Nhật Bản; Ở Việt Nam, chúng tôi mất đi một người người thầy mẫu mực, một người đồng nghiệp gắn bó, một người bạn lớn chân tình, sắt son, đã dành cho ngành Việt Nam học nói riêng, cho đất nước, nhân dân Việt Nam nói chung những tình cảm đặc biệt quý mến. Chúng tôi biết ơn Giáo sư vì những thành tựu đóng góp đặc biệt, không mệt mỏi cho ngành Việt Nam học tại Việt Nam và trên thế giới.
Đối với cán bộ, sinh viên Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư SAKURAI Yumio còn là Giáo sư danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư kiêm nhiệm thường niên của Viện. Thông báo về sự ra đi đột ngột của Giáo sư đến chúng tôi khi học viên chuyên ngành Việt Nam học đang háo hức chuẩn bị đón Giáo sư sang Việt Nam để giảng dạy chuyên đề Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu Khu vực học vào ngày 20/12/2012. Không ai muốn tin rằng thông báo đau buồn này là sự thật.
Toàn thể cán bộ, viên chức và học viên của Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển tin tưởng rằng, Phu nhân và gia đình sẽ vượt qua mất mát to lớn này giống như ý chí luôn luôn vượt lên mọi hoàn cảnh của GS. SAKURAI Yumio mà tất cả chúng ta đều kính trọng.
Cầu chúc cho Giáo sư yên giấc ngàn thu.
Dưới đây là một số hình ảnh của GS tại Viện nói riêng và các hoạt động khoa học & đào tạo ở Việt Nam nói chung:

GS SAKURAI Yumio cùng với GS Phan Huy Lê, GS Vũ Minh Giang, GS Đoàn Thiện Thuật
Đi điều tra tại Hà Nội










Hướng dẫn thực địa cho học viên cao học chuyên ngành Việt Nam học của Viện tại Nam Định



Chụp ảnh lưu niệm với học viên sau khi kết thúc chuyên đề
Tại Phủ Chủ tịch trong dịp Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 
Giảng dạy
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 
Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 



HTQT Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, anh hùng, vì hòa bình (10/10/2010)
Cùng với các cán bộ và nhân viên của Viện VNH&KHPT, HTQT Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, anh hùng, vì hòa bình
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (HTQT Việt Nam học lần thứ 4)
Phát biểu tại tiểu ban "Các vấn đề nghiên cứu khu vực", HTQT Việt Nam học lần thứ 4

Với cá nhân tôi- chủ nhân trang blog này, tôi thật sự không ngờ đấy là tấm ảnh cuối cùng tôi được chụp cùng GS tại Hội thảo quốc tế Việt nam học lần thứ IV tại Hà Nôi từ 26-29/ 11/2012




PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...