Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Bà mẹ ông Nguyễn Thụy ( Tư liệu viết tay của nhà sử học Đặng Huy Vận)

(Đây cũng là một bài lấy từ blog yahoo)
Dec 15, 2009 4:05 PMFriendPageviews 00
 
Trót uống cốc nước trà lúc tối, không ngủ được nên gõ lại bài này ( vừa là khỏi thất lạc, vừa là để phổ biến tư liệu lịch sử)
" Bà quê ở phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, là người hiền hậu, dạy con rất nghiêm, khác hẳn với một số phụ nữ đương thời, không phải mong cho con sau này đỗ đạt làm quan hà hiếp bóc lột nhân dân mà muốn cho con làm được việc có ích cho dân, cho nước. Dưới triều Nguyễn, nhân dân ta rất điêu linh cực khổ, bọn quan lại cường hào thi nhau hà hiếp áp bức nhân dân. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước  ta thì chúng lại quỳ gối xin hàng, quay lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân để mong chút cơm thừa canh cặn. Dưới ách thống trị của đế quốc Pháp, nhân dân ta càng khốn đốn cực khổ. Con bà, ông Nguyễn Thụy học rất thông minh, đậu cử nhân rất sớm nhưng không chịu ra làm quan với giặc. Tuy nhà nghèo, bà đã già mà vẫn phải làm ăn lam lũ, nhưng bà rất tán thành và khuyên con mở trường dạy học, giúp đỡ dân làng. Ông Cử Nguyễn Thuy lại sớm tiếp thu được trào lưu tư tưởng mới, bên cạnh việc mở trường dạy học, ông đã tham gia phong trào Duy Tân, Đông Du và là một trong những người hoạt động tích cực nhất hồi đó. Gia đình bà vì vậy cũng là nơi đi về hội họp của các đồng chí của con. Mặc dù nguy hiểm nhưng bà không những không cản trở mà còn hết sức giúp đỡ. Năm 1908, phong trào chống Thuế nổ ra sôi nổi và rầm rộ khắp miền Nam Trung bộ, ông Cử Thụy là một trong những người lãnh đạo nên bị địch bắt và đầy ra Côn đảo. Con bị đi đầy, đời sống của gia đình lại càng khốn khó, nhưng bà vẫn nhẫn nại chịu đựng, bà không những là nguồn an ủi của người con dâu xa chồng mà còn là người hết sức dạy dỗ các cháu nên người. Làng xóm có người trách bà là người không biết ngăn cản con nên già mà vẫn phảit cực khổ lam lũ, bà thường nghiêm nét mặt nói rằng: " Tôi có thể chịu khổ cực hơn nữa nếu con tôi giúp được việc nước. Mọi người nghe rất phục và từ đó dân làng hết sức giúp đỡ bà, nhưng không vì vậy mà bà phiền lụy mọi người, vì bà biết ai nấy đều thiếu thốn cơ cực như nhau cả.
Năm 1913, ông Nguyễn Thụy được tha về, nhưng 5 năm  ở Côn Đảo vẫn không làm ông sờn chí, gian khổ càng bồi dưỡng thêm lòng căm thù giặc của ông. Về đến nhà ông lại bí mật liên lạc với những người đồng chí cũ tiếp tục hoạt động. Ông đã cùng với Lê Ngung xây dựng lại chi bộ Việt Nam quang phục hội ở Quảng Ngãi và liên lạc với Thái Phiên tổ chức lại và âm mưu khởi nghĩa. Công việc của ông không dấu được bà mẹ kính mến. Mặc dù biết địch vẫn theo dõi, công việc của con rất nguy hiểm nhưng bà không hề ngăn trở mà còn hết sức khuyến khích giúp đỡ. Đến năm 1916, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... nhưng vì kế hoạch bị lộ ngay từ đầu nên thất bại nhanh chóng. Những người lãnh đạo phong trào như vua Duy Tân, Trần Cao Vân, Lê Ngung đều bị bắt. Ông Nguyễn Thụy trốn được, nhưng vì ông có đóng vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa nên chúng quyết định bắt mẹ ông để uy hiếp tinh thần ông. Chúng đã tra tấn bà vô cùng dã man để hi vọng lấy một lời khai của bà. Bà đã ngoài 70 tuổi. Mặc dù bị kìm kẹp tra tấn, nhưng bà vẫn nghiến răng chịu đựng không chịu nói nơi con trốn. Trước sau bà vẫn trả lời thẳng vào mặt chúng: " con tao đã lớn, biết lo trừ quân cướp nước đó là  làm việc phải. ta dẫu có chết mà con ta làm tròn nhiệm vụ của ông ấy ta cũng vui lòng..." Nhưng ông Nguyễn Thụy  thương mẹ chịu cực khổ nên ông đã ra thú để cứu mẹ. Và theo lời yêu cầu của ông, chúng cho ông được vào thăm mẹ. Thấy mẹ thân hình tiều tụy ông không giữ được mối thương tâm và khóc. Bà đã nghiêm nét mặt mắng:" mẹ có chết cũng không tiếc thân gì, nếu con làm tròn nghĩa vụ với dân , với nước và như thế mới là tròn chữ hiếu. Nay con lại đem thân nộp cho giặc thật uổng công ta nuôi dạy" Và sau đó bà chết ngay trong nhà giam. Tuy vậy, quân thù tàn bạo vẫn không vừa lòng đã quyết định xử tử ông. Rất tự hào về cái chết của mẹ, ông Nguyễn Thụy đã hiên ngang tiến ra pháp trường. Khi đi qua bãi sông Trà Khúc, nơi mà 8 năm trước giặc đã chém đầu 2 ông Bá Loan, Lê Khang, những người đồng chí của ông, ông xúc động ngâm 2 câu thơ... ( đến đây thì tài liệu hết. Khi nào tìm được thêm xin sẽ bổ sung sau)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...