Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Ấn phẩm và quyền lực: Các cuộc thảo luận ở Việt Nam xung quanh vấn đề vị trí của người phụ nữ trong xã hội, 1918-1934 ( Kết luận)

  Shawn Mc Hale
Đặng Thị Vân Chi dịch từ:  Taylor KW  and Jonh. K.Whitmore(1995),  Editor. Essays in to Vietnamse pastsCornel University NewYork.
                                                                       
                                5.  Kết luận

Trong lời giới thiệu của bài này, tôi đã trích dẫn lời nói của Chartier rằng công việc của ông do một câu hỏi trọng tâm chỉ đạo: Làm thế nào mà việc lưu hành chữ in gia tăng thay đổi được các dạng giao tiếp, cho phép có những cách suy nghĩ mới và thay đổi các quan hệ về quyền lực?” (66)
Câu hỏi này có thể  gợi ý đưa đến nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử văn hoá của Việt Nam ở thế kỉ XX, như chúng ta đã thấy rằng sự tăng nhanh công tác lưu hành các ấn phẩm đã mở đầu cho một quá trình loại bỏ dần các loại hình chuyển tải thông tin bằng lời nói một cách chậm chạp. Nhưng nghịch lý là với việc truyền bá các ấn phẩm, chúng ta thấy được các lĩnh vực lời nói và chữ viết hoà nhập với nhau theo những cách mà trước đó chưa từng được biết đến- Ví dụ như qua việc đọc các báo nơi công cộng- và tạo ra các mạng lưới chuyển tải trong đó tầm quan trọng của từ nói bằng miệng được bảo tồn nguyên vẹn. Ngoài ra biến động chính trị và quân sự, việc phát triển các cách truyền đạt kiến thức mới này, và vai trò của nền văn hoá in ấn, là một trong những đặc điểm được xác định của lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX. Việc chuyển đổi này tạo nên một phần của sự thay đổi lớn hơn trong các dạng giao tiếp, các dạng này xuất hiện theo chu kì khác so với các sự kiện chính trị trong khi ảnh hưởng tới nhiều cơ quan và lối suy nghĩ về chúng.
Bài này đã đề cập về nền văn hoá in ấn, các kiểu đọc và những bài viết mà người Việt Nam đọc. Tôi đã tranh luận rằng: chúng ta không thể tách riêng các cuộc thảo luận về vị trí của người phụ nữ ra khỏi sự đi lên của một nền văn hoá in ấn và những thay đổi trong sự hồi đáp của độc giả đối với nền văn hoá in ấn này. Một mặt những bài viết được in ra và phản ánh tầm quan trọng ngày càng gia tăng của ấn phẩm đối với tầng lớp thượng lưu. Các bài viết mà tôi đã kiểm định cho thấy một thể loại mới ở Việt Nam- các bài viết trên báo- bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc lên xã hội xung quanh như thế nào. Các tài liệu in ấn ngày càng chuyển tải các cuộc thảo luận về các vấn đề chính trị và xã hội cùng lúc mà người Việt Nam tiếp thu các khái niệm có ảnh hưởng lâu dài đối với xã hội Việt Nam. Hơn nữa sự bùng nổ tài liệu in ấn đã nới lỏng chuẩn mực Khổng giáo trong các thói quen tư duy của tầng lớp thượng lưu: thời gian trôi đi, các thành viên của tầng lớp thượng lưu có thể chọn trong nhiều nhà tư tưởng khác nhau và công trình của họ. Các cuộc thảo luận diễn ra từ những năm 1910 đến những năm 1930 chẳng thứ yếu chút nào đối với lịch sử Việt Nam cận đại, dẫn tới sự phát triển của một nền văn hoá in ấn với tầm quan trọng lâu dài của nó.
 Như các bài viết tiêu biểu trên tờ Nữ giới chungPhụ nữ tân văn minh hoạ, độc giả thay đổi “ tầm hiểu biết” của họ từ năm 1918-1934. Một dấu hiệu đáng chú ý của sự thay đổi về tri thức như vậy là ở các tác giả và các mẫu vai trò mà các tác giả ca ngợi để cổ vũ cho quan điểm của họ. Năm 1918, các tác giả của các bài báo  trên Nữ giới chung thường xuyên nhắc đến Khổng tử và các anh hùng trong lich sử Việt Nam, họ cũng nhắc đến Darwin, Joan of Arc, Hai Bà Trưng, Alfred de Musset, và bà Stale. Mười lăm năm sau, Khổng tử bị tấn công và các tư tưởng Mác xít thấm dần vào một số baì báo. Ngoài những thay đổi trong ảnh hưởng về tri thức, ngôn ngữ tiếng Việt đang thay đổi liên tục. Về mặt xã hội và chính trị, Việt Nam đang trong thời kì khủng hoảng lâu dài.
Các bài báo từ tờ Nữ giới chungPhụ nữ tân văn  minh hoạ cho những thay đổi trong cách các tác giả tiếp cận các vấn đề của phụ nữ. Năm 1918, các quan niệm về quyền bình đẳng có vẻ như  là những ý tưởng hấp dẫn- nếu là của ngoại quốc- đối với những phụ nữ như Sương Nguyệt Anh và các nhà báo chuyên mục khác. Phụ nữ có học, rõ ràng là họ thoải maí hơn với ý tửơng cải thiện việc giáo dục phụ nữ và nâng cao dân trí và chuẩn mực đạo đức của người dân, tất cả đều trong khuôn khổ hợp tác Việt -Pháp. Cho đến thời điểm Phụ nữ tân văn bắt đầu xuất bản năm 1929, tình hình này bắt đầu biến chuyển một cách chậm chạp. Các trí thức Việt Nam quay về các kiểu mẫu phương Tây để lấy cảm hứng, nhưng họ lại ngày càng khinh bỉ khái niệm về sự hợp tác Việt Pháp. Do đó các tác giả của Phụ nữ tân văn đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhưng không phải dưới chiêu bài/ lốt tư sản. Và các cuộc tranh luận về phong trào giải phóng phụ nữ đã được số lượng công chúng hưởng ứng đông đảo hơn số lượng mà Nữ giới chung từng hi vọng có được.
 Trong lời giới thiệu của bài viết này, tôi tranh luận rằng cuộc đối đầu của thực dân đã làm nảy sinh cơn khủng hoảng giữa các thành viên thuộc tầng lớp thượng lưu. Cuộc khủng hoảng này tự biểu thị một cách sâu sắc trong những năm 1920-1930. Sau sự ve vãn lúc đầu bằng sự hợp tác Việt Pháp, một cố gắng ngây thơ để kết hợp cái tinh tuý nhất của phương Đông và phương Tây dưới sự chỉ đạo của người Pháp, tầng lớp thượng lưu Việt Nam càng thách thức di sản Khổng giáo, mà trước kia nó từng đưa ra làm nền tảng truyền đạt các kiến thức cơ bản của xã hội Việt Nam. Nhưng với việc tấn công vào di sản này nó cũng làm yếu đi một nền tảng cho sự phê bình tư tưởng phương Tây. Một trong những khả năng được nhận thức về sự giống nhau được định nghĩa trong các thuật ngữ Khổng giáo là khả năng dựa trên những giá trị phương Tây và những khái niệm phương Tây đã được hấp thu, ví dụ như chủ nghĩa cá nhân và nam nữ bình quyền. Đôi khi người Việt Nam tái nhận thức các khái niệm của Việt Nam trong các thuật ngữ phương Tây như khi Phan Văn Hùm bàn về vấn đề gia đình theo phương diện gia đình là hạt nhân/trung tâm. Về lâu dài thì những cố gắng như vậy trong việc tái nhận thức các tư tưởng phương Tây thất bại theo ba cách. Trước hết, trong xã hội thực dân ngôn từ văn hoa chủ nghĩa cá nhânquyền bình đẳng đối đầu với quan hệ về quyền lực trong ách thống trị của thực dân. Thứ hai là : dù cho họ có mong muốn hấp thu các phong cách phương Tây thế nào đi nữa, người Việt Nam thường xuyên bị xa lánh với những hành động đó.Ví dụ: về việc khiêu vũ. Sau cùng, nếu các thuật ngữ của cuộc thảo luận thường nằm trong khuôn khổ các đức tin theo Khổng giáo ngược lại với đức tin của phương Tây, những người tham gia thảo luận thường mày mò tìm cho ra nét bản sắc văn hoá của Việt Nam. Kết quả của cuộc xung đột các ảnh hưởng này là sự hỗn loạn về đạo đức và nhận thức lõm bõm về đặc tính của các thành viên nam và nữ của giới thượng lưu. ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân trong các thành viên của tầng lớp thượng lưu khác nhau tuỳ theo giới tính: trong khi nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu là đối tượng của ách thống trị thực dân thì nữ giới thuộc tầng lớp này là đối tượng của sự chế ngự giới tính do thực dân Pháp và nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu thực hiện.
 Trong lời kết luận của công trình nghiên cứu xuất sắc của ông năm 1938, cuốn Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh đã chỉ ra những biến chuyển chính trong cuộc sống của phụ nữ, từ các phong tục cưới xin đến các kiểu quần áo, trong bối cảnh đi lên của một tầng lớp trung lưu thành thị mới. Nhưng ông cũng có thể thấy trước để mà cảnh báo rằng những hay đổi trong cuộc sống của người phụ nữ nói riêng và của tầng lớp trung lưu nói chung là không thể thay đổi được. “ Chúng ta phải nhận thấy rằng tầng lớp trung lưu này vẫn còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và do đó những thành tựu/ tài năng của họ thiếu những đặc điểm vững chắc, có quy mô của những thành tựu của tầng lớp trung lưu ở phương Tây” (67). Năm năm sau, Nguyễn Lương Bích đã bác bỏ lời của Đào Duy Anh và phê phán phụ nữ hiện đại thành thị về các thói quen suy đồi của họ: “như một số trí thức Việt Nam đã nhận thấy, đa số phụ nữ Việt Nam đang đi nhầm đường... những phụ nữ này tin rằng nếu họ muốn quyền bình đẳng với nam giới thì họ phải tham gia tích cực vào xã hội. Họ đã rũ bỏ gia đình...” (68) Những ý kiến như  vậy có nguồn gốc từ  các cuộc thảo luận về vai trò của phụ nữ bắt đầu từ đầu thế kỉ XX. Dù có chấp nhận những thay đổi về vai trò của phụ nữ ( như Đào Duy Anh) hay phản đối chúng một cách thô bạo ( như Nguyễn Lương Bích) hay không thì các trí thức vẫn nhận ra rằng những thay đổi như vậy có tầm quan trọng cơ bản. Thật không may là chỉ có ít học giả đã nhận thức được thực tế này.
  
Chú thích:

     66. Chartier, “ Le monde, comme rếntation” tr509
     67. Đào Duy Anh “ Việt Nam văn hoá sử cương” ( in lại ở Houston , Texas: Xuân Thu, 1985) tr337, tr336
     68- Nguyễn Lương Bích, Nhân cách phụ nữ Việt Nam hiện đại ( HN. Mai lĩnh, 1943) tr5-6.






Ấn phẩm và quyền lực: Các cuộc thảo luận ở Việt Nam xung quanh vấn đề vị trí của người phụ nữ trong xã hội, 1918-1934 (4)

 Shawn Mc Hale
Đặng Thị Vân Chi dịch từ:  Taylor KW  and Jonh. K.Whitmore(1995),  Editor. Essays in to Vietnamse pastsCornel University NewYork.
                                                                        
        4. Các trang báo của Phụ nữ Tân Văn 1929-1934
 Phụ nữ tân văn, một trong những báo thú vị nhất trong lịch sử xuất bản của Việt Nam, tiếp tục và bổ sung đầy đủ hơn mối quan tâm của  Nữ giới chung về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tuy nhiên đã qua rồi những ngày mà các tác giả viết các bài báo về những chủ đề trong khuôn khổ hợp tác Việt Pháp. Với biểu hiện của một nhà hoạt động thay đổi hướng các cuộc thảo luận về phụ nữ, các nhà báo chuyên mục của Phụ nữ Tân văn chuyển từ cuộc thảo luận về sự bình đẳng giữa hai phaí sang các cuộc thảo luận triệt để hơn về sự giải phóng phụ nữ. Các nhà báo chuyên mục của Phụ nữ tân văn có cách nhìn thờ ơ hơn so với những người đi trước về các mục đích chính trị của Pháp, nghi ngờ hơn các đức tin vào Khổng giáo và Phật giáo, nhưng ít e ngại hơn đối với việc noi theo các tư tưởng và thói quen phương Tây. Những thái độ này thể hiện trong các bài xã luận và bài báo đầy khí thế làm cho Phụ nữ tân văn trở thành một trong những tờ báo tiếng Việt được nhiều người đọc nhất.(46)
 Mặc dù tên của nó cho thấy nó phục vụ cho đối tượng độc giả là phụ nữ, Phụ nữ tân văn trong thực tế hầu như không thể phân loại. Nói chung, tờ báo cố gắng đến được với  đông đảo bạn đọc. Nó được xuất bản để phục vụ những người phụ nữ tư sản mới- một chút về làm đẹp,  nhà cửa, việc nướng bánh và chăm sóc con cái. Nó in ra những bài xã luận đơn giản nhưng sống động. Nó là một diễn đàn của những bài báo có khuynh hướng khiêu khích về nhiều loại chủ đề và từ nhiều quan điểm khác nhau. Các tác giả nổi tiếng viết nhiều mục báo như thế này. Thêm nữa Phụ nữ tân văn đã đăng những bài báo có thể thu hút một vài người Việt Nam như những bài tiểu luận về triết học của Trôtskyist Phan Văn Hùm. Vào năm 1934, tờ báo đã thay đổi từ một tờ báo có nhiều ý kiến trở thành một tờ báo đấu tranh với chính mình: trong năm đó khi những người có đầu óc cấp tiến (cực đoan) đảm nhiệm trang xã luận của tờ báo, những thông điệp mạnh mẽ của họ về cuộc đấu tranh giai cấp bị phản đối ngầm bởi các bài báo về nấu nướng, chăm sóc trẻ em và các bản quảng cáo cho sữa trẻ em Nestle có mặt khắp nơi.
Tôi muốn bắt đầu kiểm định kĩ lưỡng hơn các bài viết trên báo Phụ nữ tân văn bằng việc bàn chi tiết về một cuộc thảo luận xung quanh sự giải phóng phụ nữ giữa Phan Khôi(47) và Nguyễn Thị Chính (48). Việc phân tích cuộc trao đổi quan điểm của họ sẽ dẫn dắt cho cuộc thảo luận sau này. Cuộc thảo luận của họ không tóm lược tất cả các cuộc thảo luận xuất hiện trên các trang báo- mà nó đề cập đến một số trong các vấn đề các tác giả của thời kì đó phải đối mặt, cho thấy họ dò dẫm tìm câu trả lời cho những câu hỏi của họ như thế nào và dàn xếp cho cuộc thảo luận sau đó về các vấn đề riêng hơn ( như là tình yêu và khiêu vũ), những vấn đề gây cảm hứng cho các tác giả viết về sự giải phóng phụ nữ.
Phan Khôi đưa ra lời tuyên bố đơn giản là: vấn đề giải phóng phụ nữ gắn liền với nhân sinh quan của con người, đến quan điểm về thế giới của họ và nếu chúng ta thay đổi quan niệm này, chúng ta có thể có sự giải phóng phụ nữ. (49)Liên hệ đến một cuộc tranh luận trước đó, ông nói rằng ông đồng ý với Nguyễn Thị Chính khi bà nói rằng các cuộc điều tra phải đi sâu vào gốc rễ của vấn đề về phụ nữ trong sự tiến hoá của xã hội và trong sự thiết lập xã hội trên cơ sở kinh tế. Nhưng Phan Khôi tranh luận rằng  hai cơ sở này chưa đủ, phải thêm một cơ sở nữa, đó là quan niệm của con người về cuộc sống. Trong phần còn lại của bài luận của ông, càng đọc càng thấy rõ là Phan Khôi gắn cho quan niệm này 1 tầm quan trọng lớn và các cơ sở thì có tầm quan trọng nhỏ hơn nhiều.
 Không có cơ sở nào mà Phan Khôi phát biểu một cách không mơ hồ  về ý nghĩa mà ông muốn nói qua cụm từ nhân sinh quan. ở một luận điểm, ông tranh luận rằng: “ chúng ta biết rằng một nhân sinh quan được gắn liền với nhân cách của cá nhân và mức độ văn hoá của xã hội”(50). Dù phụ nữ ở phương Đông hay phương Tây thì quan điểm về cuộc sống của họ cũng khác nam giới “ nam giới có vị trí xã hội của kẻ chinh phục, trong khi phụ nữ là người bị chinh phục, và do đó nam, nữ giới có quan điểm về thế giới khác nhau(51). vì lí do này, các phong trào của phụ nữ trên thế giới đã cố gắng thúc đẩy quyền bình đẳng và do đó là các quan niệm giống nhau về thế giới.
 Nguyễn Thị Chính đã chỉ trích Phan Khôi một cách sắc sảo. Bà đưa ra lời bình luận mang đậm tính Mác xít “ Nói một cách chủ quan , nhân sinh quan tạo nên một phần của cơ sở thượng tầng. Hay nói rõ hơn, nó nằm ở trên đỉnh và hạ tầng cơ sở là nền kinh tế và sự tiến hoá khách quan của xã hội”(52)
 Nguyễn Thị Chính tiếp tục giải thích rằng các quan điểm về thế giới thay đổi như những thay đổi trong mô hình sản xuất đã từng diễn ra. Giờ đây chúng ta đang trong thời kì của chủ nghĩa tư bản độc quyền, bà nói, các phương tiện riêng sẽ không giải quyết các vấn đề về sinh kế. “ Phụ nữ sẽ được giải phóng do sự tiến hoá khách quan của lịch sử và của nền kinh tế.” (53)
Cuộc thảo luạn này đã  xác định rõ ràng nhiều đường hướng rất khác nhau đối với vấn đề của phụ nữ. Trong bài luận này và các bài khác, Phan Khôi đưa ra nền tảng là việc học Khổng giáo và Tây phương, cố gắng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nan giải về việc giải phóng phụ nữ, trong phạm vi các tư tưởng và việc vun đắp mang tính cá nhân. Ông giả thiết rằng giải pháp cho các vấn đề mà phụ nữ Việt Nam phải đối mặt nằm ở chỗ kiểm tra tư tưởng của Rouseau, Liang Ch’i Ch’ao, các tấm gương của thời  kì khôi phục ( chế độ quân chủ) Meiji, và công việc của phong trào Thanh niên mới ( của Trung Quốc) (53). Ngược lại, Nguyễn Thị Chính nghĩ rằng việc giải phóng phụ nữ ít quan trọng hơn 1 cách khách quan so với quy luật tiến hoá của lịch  sử và sự thay đổi kinh tế. Cả hai tác giả đều không tập trung các bài phân tích của họ vào người phụ nữ Việt Nam và đời sống thường nhật của người Việt Nam. Cả hai tác giả đều không có ý kiến rõ ràng về việc phụ nữ làm thế nào có thể là những tác nhân của sự thay đổi xã hội của chính họ. Làm thế nào phụ nữ có thể thay đổi những quan điểm về thế giới của họ? Phụ nữ nên đóng góp cho cuộc tiến hoá khách quan của xã hội và nền kinh tế như thế nào? Những câu hỏi này vẫn chưa được trả lời.
Cuộc tranh luận của Phan Khôi và Nguyễn Thị Chính cho chúng ta 1 bức tranh rõ nét về tầm nhìn, về thế giới tri thức của họ. Dần dà, người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu ngày càng có cái nhìn mang tính phê phán quyết liệt về quan điểm về thế giới của họ và áp dụng ngày càng nhiều khái niệm Tây phương để phân tích xã hội. Họ thường xuyên sử dụng các khái niệm như “ giai cấp” ‘ chính trị” và “quyền bình đẳng”, dù không phải lúc nào cũng theo cách mà người phương Tây đã dùng chúng. (55) Tuy nhiên, không phaỉ luôn luôn thấy rõ được các tác giả hiểu rõ về xã hội quanh họ như thế nào.
Cuộc trao đổi giữa Phan Khôi và Nguyễn Thị Chính làm nền cho nhiều cuộc thảo luận đương thời về “ cô gái mới” và gia đình- hai chủ đề rất được phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ quan tâm. Phan Khôi đã xem xét cuộc giải phóng phụ nữ đương thời trong mối quan hệ với các di sản Khổng giáo. Các bài viết của ông thường là các bài bình luận về việc làm thế nào thách thức được di sản như thế. Ngược lại Nguyễn Thị Chính rất ít quan tâm đến quá khứ và quay sang các khái niệm hấp thu từ phương Tây để định nghĩa quan điểm của bà. Dù có những mâu thuẫn sâu sắc, cả bà Chính và Phan Khôi đều cố gắng tìm ra câu trả lơì cho vấn đề giải phóng phụ nữ bằng việc viện dẫn các thuyết siêu việt.
Các cuộc xung đột thực tế nảy sinh từ  “cô gái mới” rơi vào khe hở của các đường hướng đối lập- và có thể là không hoà hợp với nhau. Nhưng vấn đề “cô gái mới” cũng đưa ra một kiểu thử thách khác: trong khi bà Chính và Phan Khôi tranh luận về những ý kiến, “ cô gái mới” khẳng định một lối sống đe doạ đến sự tự nhận thức của phụ nữ tầng lớp thượng lưu qua các hành động mới.
Trong phần còn lại của bài luận chúng tôi sẽ kiểm tra một số điều không rõ ràng mà các tác giả nam và nữ đưa ra xung quanh chủ đề này, một sự không rành mạch mà thường nằm ở đâu đó giữa bài phân tích mang tính duy tâm cao của Phan Khôi và đường hướng luôn mang tính duy vật của Nguyễn Thị Chính.
Vậy ai là “ cô gái mới”? Độc giả của Phụ nữ tân văn hỏi các chủ bút một cách dứt khoát: “Cô gái mới” có cần vươn lên không? có phải cô ấy đã đem đến một hình mẫu về sự giải phóng phụ nữ không? Cô gây ấn tượng cho độc giả như là một bức tranh biếm hoạ hơn là một con người thực. Cô hiện đại, theo chủ nghĩa cá nhân, có thể yêu dễ dàng, thích rèn luyện thể chất, chơi ten nit, bóng bàn, cố gắng tránh né các trách nhiệm gia đình ( theo Khổng tgiáo), thúc đẩy quyền bìnhđẳng, tin vào quyền bầu cử, đọc những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, khiêu vũ với bạn trai, lái xe hơi, mặc đồ tắm khi ra biển, uống đồ uống có cồn trong quán cà phê, mặc quần áo loè loẹt và đôi khi tự tử.(56) Những phụ nữ như vậy thách thức cách hiểu  theo Khổng giáo về vị trí của họ trong xã hội bằng cách học theo lối sống Pháp hoặc phát triển những tập quán mới của Việt Nam ( ví dụ : mặc áo dài)
Quan nệm về “cô gái mới” gây ra nhiều tranh cãi trên các trang báo Phụ nữ tân văn và các tờ báo khác của Việt Nam. Mặt khác nhiều nam và nữ phóng viên ủng hộ các kiểu quần áo, đầu tóc làm tôn vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ví dụ, đầu những năm 1930, áo dài được sáng chế và được mặc lần đầu tiên. Một nhà bình luận, viết trong báo An Nam mới đầu năm 1934 đã bình luận một cách hỗn xược về việc chiếc áo dài đã phô ra “ đôi gò nhỏ” mà trên đó có gắn hạt kim cương như thế nào.(57)  Thực ra rất nhiều tác giả lưu ý về sự phô trương để ám chỉ hình ảnh mang tính thẩm mỹ gợi cảm của thân hình người phụ nữ, một sự phô trương ủng hộ việc người phụ nữ khoe đặc điểm giới tính của họ. (58) “ Cô gái mới” không chỉ được định nghĩa bằng các thuật ngữ về giới tính mà những thái quá về tính dục / giới tính của một số phụ nữ trẻ này đã gây phiền toái cho nhiều người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu.
Theo thời gian, các chủ bút và tác giả đổi hướng tiếp cận với các tập tính phụ nữ đang ngày càng phát triển. Cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, các bài báo của Phụ nữ tân văn khuyến khích phụ nữ chơi thể thao, các môn như ten nít hay bóng đá, ăn mặc đẹp và chú ý đến sắc đẹp của họ. Nhưng những người phụ nữ mới xuất hiện trong những năm 1930 đã thách thức sự đáng tôn trọng này của giai cấp tư sản và đưa cái mới lên đỉnh điểm. Những phụ nữ ở tờ Phụ nữ tân văn rõ ràng là bị quấy rầy. Trong một bài xã luận, họ chỉ ra rằng chỉ một số ít phụ nữ hiện đại sống những cuộc sống phóng đãng như vậy. (Ví dụ: đến bãi biển và mặc đồ tắm, đến các sàn nhảy) và rằng dù sao thì những phụ nữ này là thuộc dòng dõi tư bản và những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Hầu hết phụ nữ An Nam đều không có thời gian cũng như điều kiện để trang điểm và học nhảy. Thực ra phong trào theo mới này chẳng mấy dính dáng đến đa số phụ nữ. Các chủ bút không thể chấp nhận những “ đồi phong bại tục” như vậy.(59)
Các chủ bút của tờ Phụ nữ tân văn nhanh chóng hướng  ra khỏi bất cứ sự hiểu lầm nào có thể có về cái mà họ muốn nói qua việc tấn công vào những “đồi phong bại tục”. Không phải tất cả mọi việc mà những phụ nữ hiện đại đó làm đều phải bị lên án, và không phải tất cả những mối quan tâm của phụ nữ đó là phi lí. Ví dụ: phong trào “theo mới” nói chung và sự giải phóng phụ nữ nói riêng đã nhấn mạnh việc truyền thống thường ràng buộc người phụ nữ như thế nào. Nếu những phụ nữ hiện đại này đã phân tích một số tệ nạn của xã hội một cách đúng đắn thì họ sai lầm trong khi đưa ra bất cứ quyết định nào, các chủ bút báo lập luận như vậy
Hai ví dụ minh hoạ cho điểm này là các cuộc thảo luận về tình yêu và khiêu vũ. Tình yêu là một chủ đề được bàn đến nhiều và thực tế là:
Phụ nữ bàn chuyện tình yêu là dấu hiệu của sự tiến bộ. Những cuộc thảo luận này cho thấy phụ nữ có những cá tính riêng, rằng họ có quyền quan tâm đến bản ngã và hạnh phúc của riêng mình” (60)
Thật không may, nhiều phụ nữ thuộc giai cấp tiểu tư sản đã có thái độ lãng mạn thái quá đối với tình yêu, các nhà biên tập đã kết luận như vậy. Giống như văn học lãng mạn  kiểu phương Tây, được truyền “ một thứ thần bí chủ nghĩa lạ lùng” nó đã có ảnh hưởng xấu đối với phụ nữ. Một số phụ nữ cố sức kiếm tìm tình yêu bí ẩn như thế này, “ không thể tìm thấy nó, chán đời, chán bản thân họ. Đôi khi họ đi quá xa như đi tu hoặc  tự tử”. (61) Phụ nữ trẻ đơn giản là phải nhận ra rằng tình yêu lãng mạn được mô tả trong những quyển sách như vậy có thể là một ảo ảnh. Trong một bài báo sau đó, các nhà biên tập niêm phong một số quyển sách như là Truyện KiềuTố Tâm như một loại độc dược .(62)
Nếu tình yêu lãng mạn là một ảo ảnh thì việc khiêu vũ với đàn ông là một hành động nguy hiểm. Các chủ bút chỉ ra rằng việc khiêu vũ là một phong tục cổ xưa, không chỉ có ở Hi lạp cổ đại mà cả trên toàn thế giới( trong đó có Campuchia và Việt Nam). Nó thường có ý nghĩa tín ngưỡng. Tuy nhiên người châu á không thể chấp nhận việc nam và nữ nhảy với nhau trong khi ôm nhau, kiểu nhảy này ở Việt Nam là một loại hình mới, khiêu dâm của một bộ phận nhỏ phụ nữ và nam giới” và do đó không nên bỏ qua.
            Những cuộc thảo luận về tình yêu và việc khiêu vũ cho thấy các tác giả của Phụ nữ tân văn cảm thấy bị đe doạ bởi phong trào “ theo mới” như thế nào. Những bài báo sau đó, với cái nhìn bao quát hơn về tình trạng này, chỉ ra rằng phong trào này có ý nghĩa hạn chế. Nhưng các tác giả chưa bao giờ đi đến sự nhất trí về vấn đề này. để nhấn mạnh sự phong phú của các cuộc thảo luận về xã hội thời kì này, tôi muốn khép lại phần này bằng việc trình bày hai cách tiếp cận khá khác nhau về vấn đề giải phóng phụ nữ: Cách tiếp cận của các chủ bút của tờ Phụ nữ tân văn và cách tiếp cận của Phan Văn Hùm. Khi phân tích những lối tiếp cận này, việc ai đó có thể tranh luận rằng cuộc thảo luận về các vấn đề của phụ nữ đã phát triển dần từ sự quan tâm rắc rối về quyền của phương Tây trong thời kì “ hợp tác Việt Pháp” đến việc hấp thu có phê phán hơn những ý kiến của phương Tây trong những năm 1930 là có thể hiểu được. Chúng ta có thể ủng hộ cho sự tranh luận này bằng cách chỉ ra tính phức tạp ngày càng tăng của lời phân tích về xã hội, có dùng những khái niệm như “giai cấp”, “ xã hội”,  “hệ tư tưởng” và “ cách mạng”. Hướng tiếp cận đó không ngang bằng  với tính phong phú, không đoán trước được, hay bản chất chắp vá trong tư duy của người Việt Nam về thời kì này. Nó cũng không thấy được sự chuyển biến từ những năm 1910 đến những năm 1930 trong điều kiện đó là quá trình nhận thức gián đoạn.
            Theo các chủ bút của Phụ nữ tân văn, giải pháp cho vấn đề của phụ nữ không nằm ở chỗ sao chép phong tục phương Tây hay đánh giá cao cái mới về phương diện mới mẻ của nó. Sự giải phóng phụ nữ có thể xảy ra khi mọi người tấn công các nền tảng kinh tế của tính không bình đẳng của phụ nữ.
                            “ Các khái niệm về giai cấp đã tạo ra hai phe thuộc tầng lớp tư bản và tầng lớp lao động, và kết quả này vẫn ảnh hưởng đến phong trào của phụ nữ. ảnh hưởng này đang ngày càng dễ nhận ra, khi các lợi ích ( của hai bên) đang ngày càng cách xa nhau. Đối mặt với xung đột lợi ích này, phụ nữ tầng lớp trung lưu và bình dân đang tiến theo hai con đường khác nhau. (Nhưng) Nếu họ gặp các tình huống (thuận lợi), họ sẽ có thể nắm tay nhau trong cuộc đấu tranh- như trong các vấn đề về nghề nghiệp phụ nữ và nam nữ bình quyền”.(64)
           Lời trích dẫn trên đây cộng với lời bàn trước đó trong cuộc thảo luận giữa Phan Khôi và Nguyễn Thị Chính, cho thấy rõ rằng các tư tưởng Mác xít đã thấm sâu vào bài nói chuyện về sự giải phóng phụ nữ.  Sẽ là thẳng thắn khi kết luận rằng những lời phát biểu đó là bằng chứng của sự phát triển trong suy nghĩ của người Việt Nam về vị trí của người phụ nữ trong xã hội từ năm 1918-1934. Ví dụ, một số trí thức đã bỏ qua vấn đề vị trí của phụ nữ trong xã hội bằng cách đưa ra những giải pháp mang tính toàn cầu cho sự không bình dẳng trong xã hội. Do đó, đối mặt với một nhận thức của một số trí thức ( như Phan Khôi) rằng : Gia đình là nuồn gốc của nhiều vấn đề xã hội, Trôtkit Phan Văn Hùm đưa ra lập luận rằng:
                                   “Nếu chúng ta xem xét ( vấn đề này) một cách cẩn thận, chúng ta thấy rõ ràng rằng nếu không có gia đình thì sẽ không có trở ngại nào cho sự tiến hoá của xã hội. Ngược lại, nó sẽ đưa xã hội theo một con đường tiến hoá hoàn toàn tốt đẹp.
          Nếu không có gia đình, mọi người có thể sống với nhau trong tình yêu thương, không giai cấp, không có sự lợi dụng và không tranh chấp với nhau” (65)
 Phan Văn Hùm tranh luận rằng lập trường của ông rõ ràng là lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Mac xít- không phải là không tưởng. Nhưng tôi thấy khó  có thể hiểu được ông ta mong đợi người Việt Nam đi từ một xã hội có các gia đình tới một xã hội không có mối ràng buộc xã hội đó như thế nào.
          Các quan điểm của các chủ bút tờ Phụ nữ nhân văn và Phan Văn Hùm đã đối chọi với các bài xã luận vạch ra các quan điểm về việc khiêu vũ và tình yêu. Các biên tập viên cố gắng vượt ra ngoài giai cấp tư sản mới và gửi thông điệp về sự giải phóng phụ nữ trong phạm vi một bài phân tích về giai cấp. Các bài xã luận và bài báo này được đặt bên nhau để đối chiếu giữa các bản quảng cáo cho các sản phẩm chăm sóc trẻ em, kem bôi mặt ( ví dụ: Kem Radium với một bức tranh có hình một gương mặt hồng hào) và các bài báo phục vụ cho bạn đọc thuộc tầng lớp tư sản.
         Các bản quảng cáo và bài báo cổ vũ cho lối sống tư sản dưới ách đô hộ của Pháp đã mâu thuẫn với thông điệp của bài phân tích về giai cấp.


Phần kết luận đọc ở đâyhttp://chuyencuachi.blogspot.com/2013/07/an-pham-va-quyen-luc-cac-cuoc-thao-luan_8335.html
Chú thích:
46. Trong một trong những cuốn tiểu thuyết có tầm cỡ nhỏ hơn của mình, “ Tân Phong nữ sĩ ( 1937?)” Hồ Biểu Chánh dường như cham biếm tờ báo. Hof Biểu Chánh , một tác giả viét khoẻ, là nhà viết tiểu thuyết miền Nam hàng đầu trong những năm 1920 và đầu những năm 1930. Trong cuốn sách này, một nữ nhân vật chính tên Tân Phong điều hành một tờ báo dành cho nữ giới ở Sài Gòn gọi là Tân phụ nữ”. Cuộc sống mà cô sống có thể độc giả đương thời cho là bê bối.
47. Phan Khôi (1887-1959) là một trí thức nổi tiếng cuối những năm 30, ông là 1 học giả và là người phê bình đạo Khổng, một nhà viét tiểu luận cho  nhiều tờ báo Sài Gòn, Huế hà Nội và là người tham gia phong trào thơ mới đàu những năm 1930
48. Nguyễn Thị Chính, như tôi đã giả định, là một người Trốt kit, cô đã lấy một người Trốt kít là Tạ Thu Thâu (1905-1945), người sáng lập ra tờ báo Sài Gòn La Lutte.
49.Phần này dựa trên cuốn Vấn đề phụ nữ giải phóng với nhân sinh quan của Phan Khôi.PNTV. 7-7-1932, tr5-7
“Khái niệm nhân sinh quan” có nhiều nghĩa. Nó có thể được dịch tốt nhất là “ quan niệm về cuộc sống của con người” hay thậm chí “ quan niệm về bản chất con người, đôi khi tôi sử dụng thuạt ngữ “ quan điểm về thế giới” để biểu đạt ya này. Tôi xin cám ơn giáo sư Vĩnh Sính đã thúc dẩy tôi giải thích rõ điểm này.
         50. Như trên.
         51. Cùng sách trang 7. Những ý nghiã của viẹc xem xét như thế này thật là hay, Nhưng Phan Khôi không phát triển điểm này.
        52. Nguyễn Thị Chính “ Trả lời bài: Vấn đề phụ nữ với nhân sinh quan” PNTV 4-8-1932 tr9.
        53. Cùng sách, tr11
        54. Ví dụ xem nửa sau của bài tiểu luận của Phan Khôi với nhan đề “ Vấn đề phụ nữ giải phóng với nhân sinh quan” PNTV, 21-7 1932, tr5-8
        55.Ví dụ, đôi khi các tác giả liên hệ đến phụ nữ như  giai cấp.
        56.Những đặc điểm này xuất hiện trong nhiều bài báo trong PNTV ( nhất là các bài xã luận trong “ PNTV” ( Nhất là các bài xã luận năm 1934) và trong cuốn tiểu thuyết trước kia được ca ngợi của Hồ Biểu Chánh là “ Tân phong nữ sĩ”
       57. An Nam mới.4-1-1934
       58. Tiểu thuyết “ Trống mái” của Khái Hưng mang lại 1 sự kết hợp đề tài này với hình thể tự nhiên. Một phụ nữ trẻ xuất thân từ gia đình giàu có tên Hiên nhận thấy 1 ngư dân, tên voi, có một cơ thể đẹp. lúc đầu cô chỉ nghĩ đến việc nói chuyện với anh ta và chụp ảnh cơ thể anh ta. Cô đần dần nghĩ rằng cơ thể anh ta rất tuyệt nếu cưới anh ta- không phải cô yêu anh ta mà vì anh ta đẹp trai.
       59. Phong trào “Theo mới”- PNTV, 22-3-1934
      60. “ Phụ nữ với ái tình”- PNTV, 7-6-1934
       61. Cùng sách. Thái độ phản tín ngưỡng này được thấy trong các bài báo khác nhau của tờ báo. Nó nhắc lại thái độ chống giáo sĩ của nhiều trí thức người Pháp- và không chú ý gì đến những cuộc thảo luận mang tính trí thức của các nhà sư đạo Phật Việt Nam và công kích những người đó vào cuối những năm 1920-1930.
    62. “ ảnh hưởng của tiểu thuyết trng nữ giới PNTV 30-8-1934
    63 “ Phụ nữ với khiêu vũ PNTV 29-7-1934, tr2
    64 Vạch con đường đi PNTV, 29-3-1934, tr1-2

    65. Phan Văn Hùm “ Xã hội  cần có gia đình không” PNTV, 30-8-1934,tr7. Bài này minh hoạ cho một vấn đề chủ chốt với các ảnh hưởng lên suy nghĩ của người Việt Nam. Có phải chủ  nghĩa không tưởng của Phan Văn Hùm bắt nguồn từ tư tưởng Mác xít, từ quan điểm của Khang Hữu Vi rằng xã hội sẽ tiến hoá đến 1 điểm mà nó không cần gia đình giai cấp hay nhiều thể  chế khác, hay từ thời đại hoàng kim của Việt Nam? Phan Văn Hùm, thường được xếp loại là một người theo chủ thuyết Trốtkít ( chủ thuyết xét lại) viết các bài báo và sách về rất nhiều chủ đề- Như là phép biện chứng Mác xít, Wang Yang mong và đạo Phật

Ấn phẩm và quyền lực: Các cuộc thảo luận ở Việt Nam xung quanh vấn đề vị trí của người phụ nữ trong xã hội, 1918-1934(3)

Shawn Mc Hale       
Đặng Thị Vân Chi dịch từ:  Taylor KW  and Jonh. K.Whitmore(1995),  Editor. Essays in to Vietnamse pastsCornel University NewYork.
                                                                           
 3. Các trang báo của Nữ giới chung năm 1918
          Nữ giới chung là tờ báo phụ nữ đầu tiên của của phụ nữ Việt Nam. bà Sương Nguyệt Anh (?-1921), một nhà thơ nổi tiếng, một goá phụ và là con gái thứ năm của nhà yêu nước miền Nam- Nguyễn Đình Chiểu- đã đảm nhận nhiệm vụ  biên tập và vận động cho các bài báo năm 1918. Lúc đầu, dường như Sương Nguyệt Anh muốn tờ báo giữ gìn đạo đức Khổng giáo và tạo nên ý thức cộng đồng độc giả trong khuôn khổ hợp tác Việt- Pháp. Ví dụ bà viết rằng Pháp là “ một người mẹ nuôi dưỡng, yêu thương chúng ta như con gái út” (27). Tuy nhiên các ấn tượng ban đầu đưa đến những ý tưởng sai lầm. trong phần này tôi sẽ bàn đến việc các nhà báo chuyên mục của tờ báo này hành động như những người ủng hộ cho phụ nữ như thế nào, trước hết là thúc đẩy  việc giáo dục cho phụ nữ và sau đó là xem xét một cách thận trọng các ý kiến về việc nam nữ bình quyền và nữ quyền (28)
           Trong phần mở đầu của báo, Sương Nguyệt Anh nêu lên quan điểm  của mình về vai trò của tờ báo dành cho nữ giới.
Khi tờ báo này xuất hiện ngày nay, mục đích chính yếu nhất của nó là khởi xướng phong trào nữ học. Nó sẽ không dám dính líu gì tới chính trị và không có ý tranh đua với nam giới” (29)
 Sợ rằng lời tuyên bố này bị hiểu lầm, bà Sương Nguyệt Anh đã giải thích rõ thêm các quan điểm của mình, cho rằng tờ báo sẽ không bàn đến  nữ quyền mà sẽ tập trung vào vấn đề nữ học, một chủ đề bao gồm moị việc từ đọc sách đến  giữ vững tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh(30). Cũng trong lời  mở đầu bà nói về nhu cầu “ bày tỏ tầm quan trọng của chủng tộc, để đưa Nam, Trung, Bắc về một mối và xây dựng một cộng đồng lớn.” (31)
Nhiều thành viên của tầng lớp thượng lưu ca ngợi sự hợp tác Việt -Pháp và chỉ ra 1 vài lĩnh vực trong đó người Pháp đã gây ảnh hưởng đối với cuộc sống của phụ nữ. Một số nhà báo chuyên mục của Nữ giới chung coi nữ học là vấn đề ưu tiên rõ ràng và hầu như chẳng có lý do gì mà không giáo dục nữ giới. Ngay cả Nguyễn Mạnh Bổng, (dùng một trong những bút danh nữ giới là Nguyễn Song Kim) nói: “ sự thông minh của phụ nữ đất nước ta không thua gì so với nam giới” (32). Nhưng phụ nữ phải đối mặt với nhiều trở ngại. Trước hết, các nhà báo chuyên mục khẳng định phụ nữ không được đánh giá cao như nam giới. Thứ hai, phụ nữ không tìm được những quyển sách thích hợp.
Như mọi người đều biết, các quyển sách cũ dạy phụ nữ và thiếu nữ ( trừ những ngoại lệ là các tác phẩm về đạo đức) chắc chắn ngày nay không còn phù hợp. Thế giới trước đây là thế giới riêng của đàn ông, trong khi đó thế giới ngày nay là thế giới của cả phụ nữ nữa” (33)
Sương Nguyệt Anh cũng chỉ ra rằng lúc đó rất ít sách tiếng Trung Quốc hay tiếng Pháp là phù hợp với phụ nữ và thiếu nữ.
Trong bối cảnh này, các nhà báo của tờ Nữ giới chung bàn luận về chủ đề sự bình đẳng của nữ giới , mà chủ đề này cũng gắn liền với chủ đề nữ học một cách kì lạ. Một mặt nữ học dường như là 1 mục tiêu rõ ràng hiển nhiên, có thể đo bằng số lượng sách cho phụ nữ, số nữ sinh và các biện pháp xác định được số lượng. Ngược lại, quyền bình đẳng của phụ nữ khó hiểu hơn; các nhà báo chuyên mục của Nữ giới chung đã có lúc khó khăn để định nghĩa khái niệm đó. Trong đầu mục của báo, bà Sương Nguyệt Anh đã nói rằng tờ báo sẽ không bàn đến những vấn đề này. Bà nhanh chóng thất hứa. Sau khi chính bà viết về chủ đề đó, các nhà báo chuyên mục khác cũng tham gia bàn luận về nó.
Các tác giả của Nữ giới chung tránh xa các ý nghĩa chính trị cả khái niệm quyền bình đẳng và tập trung  vào ý nghĩa văn hoá của sự bình dẳng trong xã hội giữa hai giới tính. Những tác giả này, nhiều người giống nhau trong quan niệm về các  thứ bậc tự nhiên giữa các nhóm xã hội và giới tính, đã đấu tranh để bảo vệ sự bình đẳng và quyền bình đẳng và mày mò tìm cách giải thích những khái niệm này cho người đọc.
 Trong một bài báo  thời kì đầu, Sương Nguỵêt Anh cho rằng quyền bình đẳng có nghĩa là “phụ nữ cũng có cùng lợi ích như nam giới...” (35) Sương Nguyệt Anh không bao gồm trong đó quan niệm về sự bình đẳng. Giống như những nhà nữ quyền phương Tây, bà tin rằng phụ nữ cũng thông minh như nam giới. Tuy nhiên bà cho rằng những cuộc nói chuyện về bình đẳng vẫn còn là sớm khi phụ nữ chưa được giáo dục đầy đủ. Hơn nữa theo bà các  lĩnh vực của nam và nữ bị chia rẽ và không thể vi phạm; Đối với phụ nữ “ trông coi việc nhà và giúp đỡ chồng dạy dỗ con cái là lẽ tự nhiên.” Sự tổn hại sẽ xảy ra trong xã hội nếu gia đình được coi là một toà án đế quốc mà ở đó hai phe tranh luận để giành quyền kiểm soát.(37). Tóm lại, sự bình đẳng về tri thức không có nghĩa là sự giống nhau về vai trò.
Các nhà báo chuyên mục của Nữ giới chung thường khăng khăng rằng khái niệm “quyền bình đẳng” và “ nam nữ bình quyền”đến từ phương Tây nhưng lại gán cho chúng những ý nghĩa khác nhau đối với sự thật này. Cô Bích Đào cho rằng hai từ “ nữ quyền” xuất hiện ở Đông á khi “con thuyền văn hoá” phương Tây tiến vào khu vực này. (38) Cô Liễu bóng gió dặt câu hỏi về tầm quan trọng của sự kiện này, tranh luận rằng sự bình đẳng nam nữ có từ thời Gia Long lập nước ( năm 1802) (39). Sương Nguyệt Anh chỉ ra rằng nam giới có lẽ là các nhà cải cách Trung Quốc nhận nhiệm vụ thúc đẩy quyền bình đẳng nam nữ. (40). Tóm lại không có thoả thuận nào về việc  quan niệm về quyền bình đẳng đến Việt nam khi nào, mặc dù hầu hết các tác giả cho rằng nó do người phương Tây mang đến. Nói chung các tác giả tranh luận rằng “ “quyền bình đẳng” và “nữ quyền” là những khái niệm bổ xung vào tư cách và đạo đức của người Việt Nam cho dù Việt Nam đã sẵn sàng cho sự bình đẳng và kiểu sống phương Tây hay chưa thì vẫn  không rõ ràng chút nào.
Những bài báo này cho thấy dấu hiệu căng thẳng giữa việc tuân theo lối sống Khổng giáo và việc chấp nhận các khái niệm về sự bình đẳng của phương Tây. Không có ai cho rằng có thể có sự bình đẳng trong các phương diện của xã hội nông dân ở Việt Nam( như trong các truyền thống, các thừa kế, dân gian hay lệ làng). Nói cách khác, trong thực tiễn của những ai không thuộc tầng lớp thượng lưu có học. Cô Bích Đào đã nói bóng gió dến khó khăn trong việc thực hành theo kiểu phương Tây, cô cho rằng các thói quen của người Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam.
“ Nước ta vẫn còn giáp với biển Đông. Việc học của chúng ta là do người Trung Quốc, nền giáo dục và các giá trị đạo đức của chúng ta giống với của Trung Quốc; chúng ta cư xử với nhau trong xã hội, tai ta nghe, mắt ta thấy, óc ta nghĩ và ta cảm thấy giống người Trung Quốc.”
Cô Bích Đào đồng ý rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã giảm bớt do sự xuất hiện của người Pháp. Hơn nữa, cô thấy trong lịch sử Việt Nam dấu tích của một xã hội bình đẳng: “ phụ nữ như Hai Bà Trưng, Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương đều nắm quyền trong xã hội. Nhưng Bích Đào đau xót lưu ý rằng trong khi những phụ nữ này nắm quyền thì họ lại không bảo vệ nữ quyền” (43). Bà Nguyễn Thị Bổng - có thể là nhà báo nam Nguyễn Mạnh Bổng viết dưới một trong các bút danh của ông lại có một hướng khác. Mặc dù ông tin rằng phụ nữ phải dựa vào “ phái mạnh”, ông lập luận rằng “ ảnh hưởng của chúng ta biểu lộ ra ngoài từ khuê môn của phụ nữ, kết quả là chúng ta có quyền lực lớn trong xã hội”. (44)
Các tác giả của tờ “ Nữ giới chung” đã có những ý kiến trái ngược nhau về dấu hiệu hứa hẹn trong tương lai của những ý tưởng mới về sự bình đẳng. Họ không dám chắc việc tương lai sẽ chỉ mang lại sự tiến bộ được chào đón, hưởng ứng- thực ra, họ không rõ những khái niệm mới nào về nữ quyền sẽ  cần phải có. Thứ hai là ngoài trường học của nữ sinh và báo chí, có rất ít cơ quan cung cấp bối cảnh cho sự phát triển những ý tưởng này.
 Khi đọc những bài báo này, tôi rất ngạc nhiên trước thái độ khó hiểu của các tác giả của chúng. Họ hưởng ứng các quan niệm của Tây phương về sự bình đẳng và sự giáo dục dành cho phụ nữ, trong khi lại bám chặt lấy các ý tưởng về cấp bậc giữa các nhóm xã hội theo Khổng giáo. Trong khi coi những ý tưởng này là những ý tưởng mới nhập từ phương Tây, thì một số tác giả lại lấy làm đau xót chỉ ra rằng mầm mống của sự bình đẳng có thể tìm thấy trong xã hội và trong lịch sử Việt Nam. Các tác giả thường chấp nhận ý kiến rằng nam nữ bình quyền là một mục đích hằng được mơ ước- nhưng họ không chấp nhận ý kiến rằng nam giới và nữ giới nên chia sẻ các công việc và lợi ích như nhau.
Để kết luận phần này, tôi muốn chuyển từ cuộc thảo luận về các cuộc tranh luận xung quanh vị trí của người phụ nữ trong xã hội để nói đến hai vấn đề có liên quan: việc chuyển đổi, các ý nghĩa mơ hồ  (không rõ ràng) của các khái niệm mới được đưa vào ( như là quyền bình đẳng) và cách mà  phương tiện báo chí ảnh hưởng tới việc tiếp nhận các ý kiến đó.
Các nhà báo chuyên mục của tờ Nữ giới chung đấu tranh với vấn đề chủ chốt liên quan tới việc hấp thụ tư tưởng nước ngoài. Những tư tưởng mới này thiếu nghĩa rõ ràng, xác định . Hơn nữa độc giả Việt Nam có khả năng tình cờ bắt gặp tư tưởng phương Tây về sự bình đẳng lần đầu tiên qua các bài viết của các nhà cải cách Trung Quốc, những người này tự đưa ra lời giải thích riêng về ý nghĩa của các khái niệm đó. Quá trình diễn dịch và hấp thu này đã làm biến dạng các quan niệm của phương Tây về sự bình đẳng. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi tư tưởng về nam nữ bình quyền và nữ quyền đã có những nghĩa  mới- đôi khi mơ hồ. Tính mơ hồ của các khái niệm này được một nhà báo chuyên mục của Nữ giới chung thể hiện:
Cho dù nữ quyền là gì đi nữa, chúng không phải là những viên đá tròn, không phải là những mẩu gỗ dài và không có hình lục giác hay bát giác, nghĩa là có hình dạng và chất... ( nữ quyền) vững chắc như một cơn gió nhẹ thổi trên mặt cỏ và đẹp như bầu trời buổi sáng. Chúng làm cho ta tôn trọng mọi ngươi, chúng làm ta sợ, làm ta yêu..” (45)
 Dù chúng là gì đi nữa, tác giả dường như đang muốn nói rằng, các khái niệm này là tuyệt vời nhưng bí ẩn. Nhiều bài viết trong Nữ giới chung dường như cố gắng xua tan đi điều bí ẩn bao quanh các khái niệm như vậy về sự bình đẳng.
Tính mơ hồ không rõ ràng của những khái niệm mới được hấp thu này lại càng tăng lên do các cách hiểu rất khác nhau của các tầng lớp xã hội về phía đa số độc giả Việt Nam. Nhiều bài báo trong tờ báo này có nhắc đến các quan niệm của Khổng giáo về tầng lớp xã hội, cả về phương diện các nhóm cấu thành xã hội. Khái niệm hiện đại về giai cấp không hiện diện trên các trang của tờ báo. Sương Nguyệt Anh và các nhà báo chuyên mục của bà tin tưởng vào một xã hội được điều tiết tốt không chỉ về mặt kinh tế mà cả phương diện đạo đức cơ bản. Họ tin rằng các vấn đề mà phụ nữ đối mặt đòi hỏi phải có các biện pháp mang tính đạo đức. Hướng giải quyết các vấn đề về phụ nữ này đối lập hẳn với các bài luận có ý thức về giai cấp và các bài luận chiếm ưu thế ở tờ Phụ nữ tân văn trong năm tồn tại cuối cùng (1934).
 Như tôi đã lập luận từ trước, phương tiện báo chí với các nhóm các văn bản riêng biệt ( tiêu đề,  bản quảng cáo...) có ảnh hưởng đối với việc tiếp nhận các văn bản. Trang đầu tiên của Nữ giới chung đem đến cho người đọc ý tưởng rằng tờ báo sẽ kết hợp những điều tốt nhất của phương Đông và phương Tây: tiêu đề của tờ báo được viết bằng tiếng Việt, sau đó là tiếng Pháp, sau đó là mẫu tự tiếng Trung. Ngược lại tiêu đề của mỗi phần thường ( chứ không phải lúc nào cũng vậy) chỉ được viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung mà thôi.
Mỗi kì phát hành, đều có vô số bài báo, bản quảng cáo. Ví dụ kì phát hành ngày 22-12-1918 có một bản quảng cáo kín trang cho một công ty bán hàng Pathé Freres, sữa La Petite Fremiere, xà phòng le Chat và ‘ Whisky Black and White”. các bài báo về cách làm nước si rô và nấu món mì ống ý xuất hiện, cũng như bài luận ngắn về “Các trách nhiệm của phụ nữ” và làm một bài thơ ca ngợi Nữ giới chung. Ví dụ này về các văn bản và bán văn bản, dù không toàn diện nhưng cũng tiêu biểu cho tờ báo. Tổng hợp lại, những đầu mối này đưa ra một thông điệp đầy mâu thuẫn cho người đọc. Tờ báo bản thân là hàng hoá, đã quảng cáo các hàng của giai cấp tư bản phương Tây. các bản quảng cáo cho đủ mọi thể loại hàng tiêu dùng kèm theo những bài viết đắm chìm trong cách nhìn á Đông về thế giới. Nói cách khác, các đầu mối về văn bản và bán văn bản tồn tại trong sự căng thẳng chẳng lấy gì làm dễ chịu.

Phần tiếp theo: "Các trang báo của Phụ nữ tân văn " đọc ở đây:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2013/07/an-pham-va-quyen-luc-cac-cuoc-thao-luan_1503.html
Chú thích:
27 Câu truyện đọc sách
28 “ Quyền có nghĩa là quyền, quyền lực, quyền uy” có nhiều nghĩa hơn chữ quyền tiếng Anh. Hơn nữa, vấn đề nữ quyền được thảo luận trong bối cảnh phụ nữ đòi quyền bầu cử ở phương Tây, một vấn đề  quan trọng thứ yếu ở Việt Nam. Do đó phụ nữ Việt Nam hiểu từ “ quyền phụ nữ” như một thuật ngữ mang tính xã hội và văn hoá nhiều hơn là thuật ngữ thuộc sự bầu cử.
29. Sương nguyệt Anh “ Lời tựa đầu”, tr1
30 Như trên
31. Như trên, tr 3
32 Nguyễn Song Kim (tức là Nguyễn Mạnh Bổng), “ Việc nữ học” Nữ giới hung, 19-7-1918, tr3. Các nhà báo chuyên mục khác  cũng đồng thời có cảm giác này. Trong các bút danh của Nguyễn Mạnh Bổng, xem lời giới thiệu  về Nam Phong (1917-1934) của Phạm Thị Ngoan.
33 Sương Nguyệt Anh, “ Xã thuyết”- Bàn về sách dạy đàn bà” NGC, 4-4-1918.tr1.
34, Như trên
35 Sương Nguyệt Anh, “ Nghĩa nam nữ bình quyền là gì?” NGC 22-2-1918, tr1.
36. Như trên tr2.
37. Như trên
38. Mile Bích Đào “ Bàn thêm về chữ nữ quyền” NGC, 15-3-1918, tr1
39 Mile Liễu, “ Nữ quyền tự do luận” NGC 15-3-1918.tr7
 40. Sương Nguyệt Anh, “ Xã Thuyết- Nghĩa Nam nữ bình quyền là gì? tr1.
41. Mile Bích Đào “ Bàn thêm về chữ nữ quyền” tr1
42. Hai Bà Trưng ( mất năm 43 ), nổi tiếng vì đã dẫn đầu đoàn quân Việt Nam chống ngoại xâm Trung Quốc, Đoàn Thị Điểm (1705-1746) được cho rằng đã dịch “ Chinh phụ ngâm” từ bản tiếng Trung Quốc của Đặng Trần Côn sang tiếng Việt, Hồ Xuân Hương ( thế kỉ 19) là một nhà thơ nữ nổi tiếng.
43. Như trên.
44 Nguyễn Thị Bổng, “ Đạo dần bà”-NGC 7-6-1918, tr1
 45. Mile Bích Đào, “ Bàn thêm về chữ nữ quyền” tr1

Ấn phẩm và quyền lực: Các cuộc thảo luận ở Việt Nam xung quanh vấn đề vị trí của người phụ nữ trong xã hội, 1918-1934 (2)

 Shawn Mc Hale

Đặng Thị Vân Chi dịch từ:  Taylor KW  and Jonh. K.Whitmore(1995),  Editor. Essays in to Vietnamse pastsCornel University NewYork.
                                                                        
                                     2. Thế giới  độc giả
          Độc giả Việt Nam đã mang lại cho các bài viết các câu chuyện lịch sử về đời sống cá biệt, các kiểu đọc, các kĩ năng diễn giải và các quan niệm về quyền lực của chữ viết và chữ in. Thật không may là các học giả khi phân tích các bài viết tiếng Việt đã không thảo luận về mối quan hệ giữa việc đọc- hay người đọc với các bài viết. Họ cho là người Việt Nam thời đó đọc các bài viết theo cùng một cách như người Việt Nam, người Âu, người Mỹ ngày nay đọc. Phần này sẽ bàn về vấn đề đọc hay cụ thể hơn là về cách mà phụ nữ Việt Nam tiếp cận các bài viết.
          Trong 20 năm qua, nhiều nhà lý luận văn học và một số ít các nhà sử học đã chuyển sự quan tâm của họ từ việc chỉ tập trung vào các bài viết như một điểm để hiêủ nghĩa sang cách tiếp cận nhấn mạnh mối quan hệ giữa độc giả và bài viết.(13) Chartier, người tôi đã nhắc đến lập luận rằng: “ lịch sử của các kiểu đọc hẳn phải chỉ ra những thiên hướng đặc trưng ghi dấu các cộng đồng độc giả và và truyền thống đọc của họ” và điều đó - bằng cách mở rộng -cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích ý nghĩa của văn bản.(14)
          Trong bối cảnh thực dân, việc chuyển hướng chú ý về phía người đọc góp phần tạo nên mối quan tâm lớn hơn đến cách mà khán thính giả (dù là người đọc, người nghe hay người xem cũng vậy) hiểu các bài viết và các buổi diễn. (15). Trong trường hợp người Việt Nam, nó tập trung sự chú ý vào vai trò tích cực mà  người Việt Nam có được  những ảnh hưởng  thích đáng từ bên ngoài.
Việc hiểu được các ảnh hưởng về văn học và lý luận trong khuynh hướng ban đầu của chúng không giúp chúng ta hiểu được cách người Việt Nam tái tạo ý nghĩa của chúng trong một ngữ cảnh khác. Chúng ta cần hiểu một cách không đơn giản  chỉ những ý nghĩa gắn với các bài viết khác nhau mà cả những tác động trong “phạm vi mong đợi” khác nhau, ví dụ như: một thời đại lịch sử và các quy ước về ý thức hệ khác nhau vẫn có cách để hiểu tác phẩm. (Ví dụ: Liệu chúng ta có thể nói một cách trung thực rằng sự đề cao  của trường phái lãng mạn đối với cá nhân được hiểu theo cùng một cách như   ở Pa ri thế kỉ XIX và ở Sài Gòn thế kỉ XX không? ý tưởng này nghe có vẻ ngớ ngẩn). Mặc dù chúng ta không thể tranh luận một cách máy móc rằng những chia rẽ về xã hội  quyết định việc hiểu các bài viết và một điều không kém phần đúng đắn là giới tính và địa vị xã hội có ảnh hưởng đến việc đọc và tiếp nhận các ấn phẩm in ra. Mặc dù trong nhiều trường hợp, độc giả đọc to lên cho những người khác trong nhóm nghe, các nhận xét của tôi trong các đoạn văn sau là xoay quanh độc giả. ( Kinh nghiệm nghe trong nhóm- dù trong bối cảnh theo nghi thức hay trong bối cảnh mà người nghe có thể đặt các câu hỏi với người đọc- đã giúp truyền đạt các ý kiến vượt ra ngoài phạm vi số ít những người có học.)
           Giữa những năm từ năm 1918 đến1930, giới độc giả Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc. Sự đi lên của nền văn hoá in ấn có ảnh hưởng lớn nhất- nhưng không giới hạn  trong giới thượng lưu ở các đô thị. Tôi đặc biệt muốn tìm hiểu về các độc giả nữ, những người tạo nên lực lượng bạn đọc chính của cả hai tờ báo mà tôi sẽ thảo luận chi tiết sau. Đối với những người phụ nữ có thể đọc và đủ khả năng mua các xuất bản phẩm, sách báo là những cửa sổ mở ra một thế giới rộng lớn hơn. Kiến thức và những kĩ năng diễn giải mà họ thể hiện cho các bài viết đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những hiểu biết của họ về chữ in.
           Trước hết, để hiểu phụ nữ với tư cách  là độc giả và tác giả, chúng ta cần quán triệt một số đặc điểm mấu chốt về vị trí của họ trong xã hội. Những vai trò giới tính phát triển một cách tự nhiên từ năm 1918 đến năm 1934, nhưng ở cả hai thời điểm này phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu nắm quyền hành trong nhà nhiều hơn so với trong các lĩnh vực xã hội. Năm 1918, bà Sương Nguyệt Anh bình luận rằng: “ Phụ nữ như một ngọn đèn: ở trong nhà thì họ toả sáng rực rỡ, còn ra ngoài đường thì họ nhạt nhoà...(17). Sự đối lập mang tính biểu trưng phụ nữ/ việc nhà và đàn ông/ việc công đã định hình sự phát triển quá trình đọc và viết của phụ nữ. Nó có ảnh hưởng đến mọi thứ từ các loại sách mà tác giả viết về phụ nữ cho tới những chủ đề mà phụ nữ nghĩ rằng họ có thể thảo luận. Ví dụ Sương Nguyệt Anh đã tuyên bố rằng : tờ báo của bà trong khi đặt vấn đề về giáo dục phụ nữ “ sẽ không dám can thiệp vào chính trị, và cũng không dám mạo hiểm tranh đua với đàn ông” (18). Đến những năm 1930, phụ nữ đã bớt dè dặt trong việc đề cập đến các chủ đề chính trị và tham gia thảo luận về các vấn đề xã hội. Tuy nhiên nhiều đàn ông coi họ như những kẻ xâm  phạm  thế giới báo chí mà đàn ông cai trị. Thậm chí vào những năm 1930, các biên tập viên của của Phụ nữ tân văn đôi lúc đã phải tự vệ chống lại những nhà báo nam, những người có có khuynh hướng chế nhạo phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ của họ. Khi một nhà báo chuyên mục của tờ Phụ nữ tân văn thực hiện một chuyến đi diễn thuyết để cổ vũ cho phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ năm 1934 ( và cả tờ báo mà bà cộng tác ), một số phóng viên đã đặt câu hỏi về đạo đức của bà. Rõ ràng là phụ nữ đã tiến xa kể từ năm 1918, nhưng họ vẫn bị coi như những ngọn đèn chỉ  toả sáng nhất trong nhà. Nói tóm lại phạm vi công chúng  bị phân chia trong khoảng 1918 và 1934, và tình trạng này chỉ thay đổi một cách chậm chạp.
           Nghề làm báo của phụ nữ cũng phải đối mặt với một trở ngại chủ yếu nữa: Có ít phụ nữ Việt Nam có thể đọc được. Những người này thường thuộc giới thượng lưu- mặc dù một số phụ nữ nghèo cũng học được kĩ năng đọc.(19) Việc học đọc quả là hứng thú cũng như đôi khi nhầm lẫn. Bà Tuyết Mai bày tỏ những cảm giác này khi bà chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách đầu tiên với một bạn đọc trong số những độc giả của báo Nam Phong:
          “ Tôi đã học từ lâu , nhưng chỉ mới bắt đầu học chữ quốc ngữ... Cho tới lúc đó tôi chỉ học tiếng Pháp. Mặc dù chữ quốc ngữ đã được dạy ở trường, người ta chỉ học nó một tuần một buổi và một trong những buổi đó cũng là giờ chơi của chúng tôi.
          Tôi nghĩ về việc chữ quốc ngữ có giá trị như thế nào đối với chúng ta, nó cần thiết như thế nào, tuy nhiên chúng tôi chỉ có một giờ mỗi tuần để học nó. giờ học đó lại bị coi thường, khinh thị. tôi vẫn không hiểu tại sao. Trước tình hình đó, tôi cảm thấy chán ngán và mệt mỏi. tôi thấy dạ dày rỗng tuếch. Tôi vẫn không hiểu tại sao chữ tây ( tiếng Pháp) lại được coi trọng đến vậy trong khi tiếng mẹ đẻ lại bị coi khinh như vậy.
          Tôi thật may mắn khi thầy của tôi với lối nghĩ sâu xa, đầy lo lắng đã nhất quyết dạy chúng tôi chữ quốc ngữ. giờ học chữ quốc ngữ giờ đây trở nên quan trọng và quý giá, và không còn bị thờ ơ như trước đây. tôi hoàn toàn  rất vui sướng và cảm động. Do đó tôi bắt đầu học chữ quốc ngữ.”(20)
           Tôi muốn nêu bật một vài điểm về đoạn viết này. Người đọc hẳn phải ngạc nhiên về việc chữ quốc ngữ có giá trị như thế nào đối với Tuyết Mai. Trong khi đó người viết đoạn văn này cảm thấy người Pháp coi chữ quốc ngữ thấp kém hơn ngôn ngữ của mình. Thực ra nhiều người Việt Nam cảm thấy ngôn ngữ của họ thấp kém hơn so với tiếng Pháp. Trong một bài báo năm 1934, nhà báo Nguyễn Thị Kiêm nhắc đến việc bà có hỏi một số phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu tại sao họ không bao giờ dùng tiếng An nam, hay đọc sách chữ quốc ngữ, họ trả lời rằng “tiếng An nam khó hiểu và chẳng rõ ràng chút nào.” (21). Quan niệm về tính thấp kém của ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với cách mà người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu liên hệ việc đọc với sự đô hộ của thực dân.
           Các độc giả nữ không có một kiến thức nền hay lịch sử để áp dụng khi đọc các bài viết  như nam giới. Tình trạng này đã dẫn đến việc các bài báo giải thích việc đọc là gì và nó làm gì : một điều tức cười trong những điều tức cười, bởi vì các bài báo này sẽ được hiểu chủ yếu thông qua việc đọc! Năm 1931, một tác giả kí dưới bài báo của bà ( hay ông) là “T .V” đã chỉ ra rằng:
 “ Việc đọc không chỉ đơn thuần là mở bất kì quyển sách nào, nhìn vào nó và nghĩ về nó. Việc đọc cũng đòi hỏi có phương pháp...
           Tất cả các quyển sách đều có một hệ thống, có nghĩa là có phần mở đầu và phần kết luận. Mọi người nên đọc từ chương đầu tiên cho đến chương cuối cùng. Đừng có nhảy cóc khi đọc. Và đừng có đọc từ giữa chương sau đó quay lại từ đầu.
          Còn đối với những quyển sách không có hệ thống thì mọi người chắc chắn không  được đọc theo kiểu như vậy. Việc bạn đọc từ giữa hay giữa một đoạn văn cũng chẳng khác gì nhau. Ví dụ trong một tuyển tập thơ, bút kí hay chuyện ngắn, chẳng có lí do gì để đọc từ đầu đến cuối cả” (22)
           Lời khuyên này có lẽ rất rõ ràng đối với chúng ta- nhưng nó cho thấy nhiều độc giả chưa nắm được những gì chúng ta coi là bước thực hành cơ bản. tác giả tiếp tục chỉ ra rằng các loại tài liệu khác nhau thì cần các phương pháp đọc khác nhau. Thơ và bài hát cần được học thuộc, ngược lại triết  và khoa học cần được đọc để nắm được ý chính. Khi đọc các quyển sách cũ, mọi người cần cố gắng hiểu chúng bằng đôi mắt của một người thời đó.(23)
           Từ những lời trích dẫn trên, chúng ta thấy rằng việc đọc sách cần được nuôi dưỡng và thực hiện có phương pháp. Người đọc cũng nhận thấy rằng nó có một khía cạnh về đạo đức. Trong một bài báo trên Nam phong năm 1930, một nữ tác giả nổi tiếng từ Hà Tiên là Mộng Tuyết khẳng định rằng:
          “ Thông qua việc đọc sách, ta có thể mở mang trí tuệ, thấu hiểu quá khứ và hiện tại, thấy những điều đáng quan tâm và học chúng và được cảnh báo về các điều tầm thường. Thông qua việc đọc sách một con người ngu ngốc có thể trở nên khôn ngoan. Sự  thông thái đó là đạo đức và thành thực khác với sự xảo quyệt và lừa lọc  của những kẻ  vô học.”(24)
           Lời trích dẫn trên chứa đầy tính thượng lưu và chủ nghĩa đạo đức . Mặc dù nó do một phụ nữ viết, nó cũng có thể được viết bởi một người đàn ông. nhưng phụ nữ thực sự đã thấy rằng việc đọc và học có những chức năng khác nhau đối với nam giới và phụ nữ. Thay vì đóng vai trò của những người đọc thụ động đối với chữ viết và chữ in, phụ nữ ngày càng coi việc đọc là quyền lợi của riêng họ. Năm 1933, một chủ bút của Phụ nữ tân văn hô hào cổ vũ phụ nữ đọc từ một quan điểm của phụ nữ.: “ Khi bạn đọc một quyển sách hay đọc  một tờ báo, hãy tự hỏi liệu nó ủng hộ hay làm phương hại đến lợi ích của chúng ta ( các lợi ích về) phong trào phụ nữ” (25).Thái độ này có thể là phản ứng trước thực tế là hầu hết các tài liệu in ấn đều nhằm vào phái nam.
           Từ năm 1918 đến những năm 1930, việc đọc nói chung đã hoàn thành các chức năng giáo dục và mang lại phẩm giá. Các bài viết thường tự cho nó là một hoạt động của nam giới. Tuy nhiên các tác giả nam thỉnh thoảng cũng cổ vũ phụ nữ đọc, hẳn là do những ảnh hưởng tốt có thể có, nhưng họ cũng gửi đến bức thông điệp úp mở bằng cách cảnh báo về những nguy hiểm của việc đọc. Ví dụ một nhà bình luận là nam giới đã tranh luận một cách dè dặt rằng: giáo dục nói chung  giúp phụ nữ kiềm chế dục tình, trong khi một nhà bình luận khác nhắc nhở người đọc rằng một số phụ nữ trẻ đã tự tử ở Hà Nội sau khi đọc sách .(26) Cách hiểu mang tính đạo đức về việc đọc này, với thông điệp mơ hồ, thay đổi một cách chậm chạp. Các bài viết của Sương Nguyệt Anh và Mộng Tuyết chỉ ra rằng việc đọc sách có thể nang cao giá trị và trí tuệ của phụ nữ. Trong những năm 1920 và những năm 1930, việc kêu gọi phụ nữ học hành và học đọc rất phổ biến, ngay cả khi kết quả vẫn còn khiêm tốn.
           Trong các trang báo của tờ  Nữ giới chungPhụ nữ tân văn cũng như các tờ báo khác, vai trò về đạo đức của việc đọc và viết thường được nhấn mạnh đồng thời rằng việc đọc ngày càng ít được coi là một hoạt động thuộc giới tính. hơn nữa, trong khi dường như có thoả thuận về yêu cầu đạo đức  thì lại không có sự nhất trí nào việc tính đạo đức đó là gì. Kết quả thật lộn xộn, vì người viết cố gắng cảm nhận về ảnh hưởng của phương Tây, Trung Quốc và Việt nam đối với xã hội Việt Nam và xác định 1 đường lối hiện đại, nhưng mang chất Việt Nam.

Phần tiếp theo: " Các trang báo của Nữ giới chung năm 1918" đọc ở đây:
 http://chuyencuachi.blogspot.com/2013/07/an-pham-va-quyen-luc-cac-cuoc-thao-luan_779.html

Chú thích:
13. Ba người ủng hộ hàng đầu lời bình phẩm nghiêng về phía khán giả hơn” là Wolggang Iser, Hans Robert Jauss và Stanley Fish. đối với những lời giới thiệu cho đường hướng đáng chú ý của Iser, nghệ thuật tiếp nhận mang tính lịch sử của Jaus và sự phát triển khái niệm “ cộng đồng diễn giải ( hay cộng đồng chia sẻ những quy tắc đọc của Fish, xem Wolggang Iser” Quá trình đọc: một đường hướng đáng chú ý” trong lời bình phẩm hồi đáp độc giả: từ chủ nghĩa hình thức đến hậu chủ nghĩa kết cấu” Jame Tompkins ( Batimore Johns Hopkin University Press, 1980) các trang50-69, bài tiểu luận trích dẫn của Hans Robert Jauss, ‘ lịch sử văn học như một thác thức đối với học thuyết văn học” trong cuốn “Hướng  về nghệ thuật tiếp thu” của ông ( Minneapolis: University ò Minnesota Press, 1982) các trang 2-45, Standley Fish, “ có bài viết nào trong giai cấp nào không? - “ quyền lực của các cộng đồng diễn giải ( Cambridge: Havard University Press, 1980)
14. Roger Chartier  “ Le monde representation” tr1510
15. lối tiếp cận đó gây tiếng vang với những nghiên cứu lịch sử gần đây của Vicênt Rafael và Takaski Shiraishi, nhấn mạnh cách mà mọi người dân bản sứ  hấp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài qua ‘ cách dịch”. Xem Vicent Rafael “ Chủ nghĩa thực dân gò bó”: Việc dịch và việc cải đạo Cơ đốc giáo trong xã hội Ta ga log dưới ách thống trị của Tây ban nha” ( Ithâc: Cornell University Press, 1988) và Takashi Shiraishi “ một thời đại chuyển động” ( Ithaca Cornell University press. 1990
16. Trong hai thập kỉ trước Hans Robert Jauss đã đề cập đến vấn đề thay đổi những ước vọng từ phía độc giả và họ có ảnh hưởng thế nào đối với việc tiếp thu 1 tác phẩm. nghệ thuật tiếp thu của Jaus cố gắng cung cấp cơ sở lí thuyết cho các cách hiểu lich sử khác nhau về tác phẩm nhất định, tranh luận rằng những lối tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào điều kiện “ các phạm vi ước vọng” khác nhau từ phía độc giả. xem các bài tiểu luận được thu thập trong cuốn Toward an Aesthetic of  Reception của Hans Jauss
17. Sương Nguyệt Anh, ‘ lời tựa đầu .Nữ giới chung 1-2-1918 tr2
18 Như trên
19 Một ví dụ thú vị là Nguyễn Thị Thập, sinh năm 1908, sau đã trở thành chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam. trong hồi kí bà viết lúc còn bé.
“ Tôi thích đọc sách một cách điên cuồng. mỗi khi tôi mang những rổ chuối hay cây cọ đến chợ để bán, tôi không dám ăn quá  nhiều bánh. Tôi muốn tiết kiệm tiền để mua sách đọc. Những quyển sách này nhỏ mỏng như  Vỏ Đống Sổ, Bách Thủ Hạ, vì nước hoà rôi, Giọt máu chung tình... tôi đọc đi đọc lại chúng. tôi không bao giờ chán chúng.
Nguyễn Thị Thập : Từ đất Tiền Giang (Đoàn Giỏi viết lại). TP Hồ Chí minh, NXB Văn Nghệ 1986
20 Tuyết Mai, Bông hoa đầu mùa. nam Phong, 118- 7/1927, tr526
21. Nguyễn Thị Kiêm. “ Sự học và việc làm của phụ nữ. PNTV. 15-3-1934, tr5.
22 TV. Câu truyện đọc sách. PNTV 21-12-1933 tr5
23 Như trên
24. Mộng Tuyết “ Bông hoa đua nở, nam Phong.146-1/1930
25 Bài xã luận: thái độ của ta đối với báo chí và sách vở pNTV 22-1-1933 tr6.

 26. Thiếu Sơn “ Sự học và đàn bà” PNTV 7-9-1933, tr8, Tv  Câu truyện đọc sách...


PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...