Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Dấu ấn thời gian và những kỷ vật kháng chiến


Đây là tên cuộc triển lãm khai mạc  chiều 15/12/2010 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự. Tôi đã được dự cuộc khai mạc này một cách hết sức tình cờ. Đây là lần thứ 2 đến bảo tàng này cho buổi học trong  một chương trình cố định. Thứ sáu trước, chúng tôi đã đến, nhưng phải quay về vì là ngày đóng cửa theo lịch phục vụ của Bảo tàng. Hôm nay chúng tôi đến thì Bảo tàng cũng lại đóng cửa để phục vụ cho cuộc triển lãm chuyên đề Dấu ấn thời gian- Những kỷ vật kháng chiến nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Nhưng như các cụ nói, trong cái rủi có cái may, tôi gặp một người quen- một tiền bối, học trên tôi một khóa, hiện là một cán bộ của Bảo tàng đã nhận ra tôi sau khá nhiều năm và đã cho phép tôi và các em sinh viên vào dự lễ Khai mạc triển lãm, đồng thời cũng là Lễ trao giải cuộc thi Viết về Những kỷ vật kháng chiến.



Đây là chị Ngọc Lâm- TS Sử học, cán bộ của Bảo tàng, người bảo lãnh cho cô trò chúng tôi


Cắt băng khai mạc triển lãm là bác Lê Khả Phiêu. Đến dự cuộc triển lãm tôi còn thấy có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam


 Và khá đông những vị khách , tôi đoán cũng từ Đại sứ quán Mỹ 

Cuộc triển lãm đã trưng bày nhiều kỷ vật của một thời chống Mỹ- có lẽ đó là lý do  của việc có nhiều người đến từ Đại sứ quán Mỹ.




Do bệnh nghề nghiệp, chắc vậy, tôi quan tâm tới tài liệu chữ viết. Triển lãm lần này đã trưng bày bản gốc Nhật ký bằng tranh của Lê Đức Tuấn ( Trung tâm tư liệu về chiến tranh Việt Nam ở Texas mới bàn giao cho Việt Nam, những trang nhật ký...) Chị Ngọc Lâm- trưởng phòng Trưng bày và tuyên truyền cho tôi biết thêm, nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm hiện đang được bảo quản rất tốt tại Trung tâm tư liệu Việt Nam tại Texas. Việt Nam ta hiện chưa thể có điều kiện bảo quản tốt được như vậy


Nhiều cựu chiến binh cũng gửi tặng những kỷ vật của họ, những bức thư nối liền tình cảm giữa nhưng người ở hậu phương và những người ngoài tiền tuyến. Hôm nay, họ lại có mặt ở đây để gặp lại những kỷ vật của mình với niềm tin tưởng những tâm sự của họ sẽ giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến.


Tôi cũng chợt thấy xúc đông khi gặp lại chiếc mũ rơm vẫn theo chúng tôi trên đường tới trường trong những năm 1965-1968.



Các em sinh viên của tôi cũng đã được gặp những nhân chứng lịch sử: Vợ chồng người bác sĩ quân y



( Ảnh này có góc chụp tốt hơn- rõ mặt các em sinh viên của tôi hơn- tôi lấy từ báo Công an nhân dân)
Người Phi công lái chiếc mày bay Mic21 đã bắn rơi chiếc F4 của Mỹ trong trận đầu tiên của chiến dịch tập kích bằng mày bay B52 của Mỹ trong năm 1972, anh Nguyễn Hồng Mỹ. Anh đã kể cho sinh viên của tôi nghe về cuộc chiến đấu của anh trên bầu trời những ngày tháng  khốc liệt đó. Các em sinh viên đều hào hứng với câu chuyện của anh





Chúng tôi còn được gặp người  anh hùng huyền thoại Lê Mã Lương


Và trong những ngày như hôm nay, người cựu chiến binh năm xưa vẫn bồi hồi nhớ đến những người bạn đã ra đi. Anh Nguyễn Hồng Mỹ đã kể về người bạn của mình anh Vũ Xuân Thiều đã hi sinh khi lao thẳng máy bay vào maý  bay của kẻ thù trong một tình huống bất khả kháng. Đó là anh đã phải đối mặt với máy bay địch trong một cự lý quá ngắn. Anh Mỹ đã ngậm ngùi đọc một bài thơ anh làm về nỗi buồn của những người lính khi nhớ về những người đồng đội của mình đã không có mặt trong ngày chiến thắng. Tiếc rằng tôi đã không thể ghi lại bài thơ của anh, nhưng biết đó là một bài thơ hay vì nó được viết bởi một tình cảm chân thực của những con người đã cùng nhau cận kề cái chết.



Câu chuyện về anh Nguyễn Hồng Mỹ có thể đọc thêm ở đây:

3 nhận xét:

  1. Trưng bày này hay quá, cho copy sang trang web của Bảo tàng Nhân học nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Có cần để tớ post thêm một số ảnh nữa không?

    Trả lờiXóa
  3. Có điều kiện thì làm thêm một entry khác về trưng bày

    Trả lờiXóa

PHONG TRÀO TẨY CHAY HOA KIỀU Ở VIỆT NAM NĂM 1919 (qua nguồn tư liệu báo chí đầu thế kỷ 20)*

                                                                                                          Đặng Thị Vân Chi * Đặt vấn đề T...