Shawn Fredrick Mc Hale
Người dịch: Đặng Thị Vân Chi ( Bản nháp)
Trích từ chương 1: Sự biến đổi của văn hoá in ấn và đời sống công cộng, 1907-1945 sự sắp xếp lại các giá trị tượng trưng ...từ :" Print and power: Confucianism, Communisism, and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, University ofHawai'i press, Honolulu"
Người dịch: Đặng Thị Vân Chi ( Bản nháp)
Trích từ chương 1: Sự biến đổi của văn hoá in ấn và đời sống công cộng, 1907-1945 sự sắp xếp lại các giá trị tượng trưng ...từ :" Print and power: Confucianism, Communisism, and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, University ofHawai'i press, Honolulu"
http://chuyencuachi.blogspot.com/search/label/Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20VN%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20nh%C3%A0%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20h%E1%BB%8Dc%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ngo%C3%A0i?updated-max=2010-04-16T18:28:00-07:00&max-results=20
Luận văn này đã phải đối mặt với một vấn đề nhận thức luận khó khăn là: nhiều tác phẩm của người Việt Nam trong quá khứ đã tiếp thu một phong cách Pháp để mô tả chính họ và lịch sử của họ. Chúng tôi không thể kết luận một cách đơn giản rằng những người này là những người Việt Nam ít đích thực hơn và vì vậy là tiếng nói ít có tính đại diện hơn. Luận văn này cũng bác bỏ một học thuyết bản chất luận bao gồm cả những ý kiến nhìn nhận chủ nghĩa thực dân Pháp như một vết nhơ trên văn hoá gốc của người Việt Nam. Để giải thích nó là như thế nào cần một chút lạc đề. Như những tác phẩm của nhiều người Việt Nam khác nhau sống trong thời kì 1920-1945 cho thấy, người Việt Nam đang xây dựng những thái độ mới đối với thời gian, cuộc sống trí thức và sự tổ chức cuối thời kì thuộc địa. Sự thay đổi thái độ này thì đã diễn ra, tuy nhiên một phần của sự chuyển biến cơ bản của đời sống trí thức trong nửa đầu của thế kỉ XX, như các nhà văn Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng và thể chế mới của Trung Quốc và phương Tây để thách thức với những tư tưởng và thể chế cũ. Trích dẫn sau cho thấy hai quan điểm về sự biến đổi to lớn này.
“ Nhân dân ta sống theo kiểu tự phát, và không biết giá trị của thời gian. Chúng ta cũng không thích ứng với một kiểu hay một khuôn mẫu sống mẫu mực hoặc người dân tự khuôn mình trong trật tự để bảo vệ sự nghiệp vĩ đại và kéo dài. Chúng ta chỉ cần kiểm tra bât kì tổ chức cộng đồng nào của chúng ta cũng sẽ thấy sự kém cỏi như vậy. Các tổ chức của chúng ta được tạo ra từ một sự bùng nổ nhất thời và tất cả dần dần đi xuống và thoái trào.”
Chỉ trong 30 năm, văn học Việt Nam đã có sự tiến hoá rất nhanh chóng và đã phân chia thành đủ các loại văn thơ, như trong các nước từng có nền văn học được hình thành từ lâu rồi.
Trong các nước có nền văn học đã được hình thành vững chắc, chúng ta không thể phân biệt giữa văn xuôi và thơ trừ khi chúng đã ngoài 30 năm. Nhưng với chúng ta, một năm cũng như 30 năm đối với con người từ một thời gian khác nhau.”
Trong đoạn trích trên, sự ám chỉ của sự tham chiếu là rõ ràng, so sánh với phương Tây và các trào lưu văn học của nó, thành tựu của Việt Nam có vẻ như vừa không có thực vừa vô giá trị. Hoàng Đạo đã phàn nàn về thế nào là hành động tự phát và không có kế hoạch lâu dài của người Việt Nam, trong khi Vũ Ngọc Phan viết về đời sống ngắn ngủi của các trào lưu văn học của người Việt. Cả hai đoạn trích gây ra sự băn khoăn vì chúng gợi ra rằng cả hai nhà văn đều tin rằng người Việt Nam tự giới hạn không chống lại quá khứ của chính họ, mà chống lại một quá khứ của nước ngoài. Trong khi người này đánh giá về người kia, cả hai tác giả đã bỏ rơi chuẩn mực của chiều kích đặt nền tảng cho người Việt Nam.
Có một sự châm biếm sâu sắc trong lời bình luận của cả hai nhà văn: Nếu tính cách tự phát và hay thay đổi của giới trí thức Việt Nam làm mất đi sự gắn bó đối với tư tưởng của thời kì này, chúng cũng tiêu biểu cho một trong những thời kì sáng tạo nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam hiện đại. Thời kì được định hình ít nhất bởi sự nổi lên và đi xuống của các trào lưu văn học hơn là bởi một phong trào dữ dội và kéo dài.
Những người Việt Nam hiện đại đã nối sự thay đổi của nghệ thuật với một sự quan tâm mạnh mẽ đối với cái mới. Hoàng Đạo, một thành viên của Tự lực văn đoàn và một người chủ trương Tây hoá mạnh mẽ đã tóm tắt thái độ này vào năm 1937 “ Theo mới , hoàn toàn theo mới, không chần chừ một phút” Kết quả: Người Việt Nam đã vấp phải một sự hoang mang đủ loại nhà tư tưởng trong sự thành công một cách nhanh chóng, phá vỡ khung cảnh truyền thống, và thay đổi suy nghĩ của bản thân họ với sự bối rối sâu sắc. Nhượng Tống, nhìn lại trong năm 1945 về thời kì này, giành được kết quả hùng hồn nhất.
“ Tôi bắt đầu bằng việc học chữ Nho. Khi tôi còn nhỏ, tư tưởng của tôi một trăm phần trăm là người theo Khổng -Mạnh. Rôi tôi từ bỏ chữ Hán và bắt đầu học chữ Pháp, và đọc sách, báo để tự mình làm quen với tư tưởng của những nhà hiền triết khác. Bây giờ tôi so sánh với trước đây, tư tưởng của tôi đã thay đổi rất nhiều. Vì suy nghĩ của tôi trong thực tế, không phải nhờ tôi mà tôi có nó. Nó là sự kết hợp tất cả những tư tưởng mà tôi đã đọc được . Đó là tất cả.
Hiện nay tôi có nhiều đặc tính tốt cũng như xấu mà trước đây tôi không có. Chúng là những điều tôi lấy được từ thầy giáo, bạn bè hoặc những người mà tôi thân thiết. Tính cách của tôi nếu bạn rút lại nó, nó cũng không thuộc về bản thân tôi.
Trong một khung cảnh nổi bật, Nhượng Tống đã nhìn thấy cá tính của ông như được định rõ bởi một bài luận được xuất bản đã hiện ra trước mắt ông. Chương này khảo sát tác động của các văn bản nói chung, kiểm tra sự hình thành của văn hoá xuất bản đã góp phần vào những tác phẩm chưa hoàn thành của Nhựơng Tống. Độc giả có được sự hình dung qua đoạn trích trên về đời sống văn học qua từ phong trào này tới phong trào khác (Vũ Ngọc Phan) của giới trí thức, những người đã được dựng lên bởi các văn bản đã tình cờ diễu qua trước mắt họ ( Nhượng Tống) và chuyển thẳng từ người nho giáo thành những trí thức đa cảm hiện đại.. Sự giải thích về quan điểm như vậy về cuộc sống của giới trí thức đó là những tác phẩm chưa hoàn thành, lộn xộn và không có trọng tâm rõ ràng và một vấn đề rõ ràng là hứng thú.
Luận văn này nêu bật sự thay đổi liên tục này và mối quan hệ của nó với cấu trúc. Nó cố gắng trình bày “một câu truyện lịch sử trong tiến trình của sự biến chuyển và những hình thức nổi bật, của cuộc thảo luận giữa những quyền lực và tư tưởng địa phương và siêu địa phương”. Nó thừa nhận rằng vì một số trí thức sợ sự phát triển, đặc biệt những cơ sở của nó trong các đô thị, đời sống của giới trí thức trong những năm 1920 trở về sau thì sôi nổi và lộn xộn, trong một quá trình tự khẳng định mình. Nhưng không phải tất cả giới trí thức cùng trải qua một quá trình và sự lộn xộn này tự do phát triển như là một sự thịnh vượng của văn hoá xuất bản.
Thay vì sự chấp nhận những phát biểu của Nhượng Tống và Vũ Ngọc Phan, và Hoàng Đạo về sự chuyển biến của giới trí thức như một sự thật cho tất cả người Việt Nam, luận văn này đưa ra một cách phức tạp hơn về sự hiểu biết, cả óc sáng tạo lộn xộn của giới trí thức ở thời điểm này và sự tiến triển của lĩnh vực xuất bản đã chứa đựng và ảnh hưởng tới nó. Tôi sẽ giải thích sau đã phân tích ba lĩnh vực của cuộc thảo luận như thế nào ( tôn giáo , chính trị và văn hoá và tuyên truyền bí mật) có thể giúp chúng tôi nhận thức được cấu trúc cơ sở tác động tới sự trao đổi tri thức. Cho đến hiện nay chúng ta đủ biết rằng không phải tất cả người Việt Nam đều muốn theo mới hay ý thức rằng đời sống của giới trí thức không chắc chắn được hình thành. Người Việt Nam đã chiếm lĩnh quá khứ, đối mặt với hiện tại và cố gắng thiết lập một hệ thống để hiểu được những kinh nghiệm theo cách phức tạp đưa đến cho lịch sử Việt Nam hiện đại một sự giầu có về kết cấu mà các nhà sử học và văn học thường bỏ qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét