Joe Juelle ( tức Mr Dâu Tây)*
Joe Juelle ( Mr Dâu Tây) trong vai trò MC tại buổi biểu diễn văn nghệ mừng năm mới 2008 tại Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt- nơi anh đã theo học tiếng Việt.
Tôi đăng bài này vì thấy truyền thông có những sự ồn ào không cần thiết nhân sự kiện Ngọc Trinh trở thành Hoa hậu người Việt quốc tế.
Một phần lý do người dân nơi này quan tâm đến Hoa hậu thế giới là vì họ nghĩ người dân nơi khác cũng quan tâm. Sự thật có phải vậy không? Hay người Việt đang bị “lừa", tưởng có nhiều người xếp hàng đằng sau mình (thế mới hồi hộp), nhưng nếu quay đầu sẽ thấy chỉ có vài người thân tập trung vừa phải như chú voi đang nhai khúc mía.
Tôi viết bài này 12 tiếng sau khi thí sinh người Mỹ đăng quang trên sân khấu thành phố Sanya, Trung Quốc. Nhưng mở trang chủ của BBC (tiếng Anh) tôi không thấy thông tin về sự kiện này. Mở trang Giải trí cũng không, không có bất cứ dòng nào liên quan tới Miss World. Tôi chuyển sang trang CNN, trang thời sự lớn nhất của đất nước “nuôi” thí sinh vừa được đăng quang. Trang chủ không có tin, trang giải trí cũng không. Celine Dion đặt tên cho con, Gwyneth Paltrow không coi mình là sao...nhiều tin khác nhau nhưng 4 ký tự “m.i.s.s” không thấy đâu.
New York Times, CBS News, tôi vào nhiều trang khác cũng không thấy. Cuối cùng tôi tìm một bài ngắn mua lại của hãng AP rồi đăng ở góc “ít ánh sáng” của trang ABC News, đầu đề không viết tên thí sinh mà nhắc “một cô gái 18 tuổi”. Dưới bài chỉ có 5 phản hồi, trong đó có người hỏi vì sao một tin vớ vẩn như thế được đăng trên báo lớn.
Tôi đăng bài này vì thấy truyền thông có những sự ồn ào không cần thiết nhân sự kiện Ngọc Trinh trở thành Hoa hậu người Việt quốc tế.
Một phần lý do người dân nơi này quan tâm đến Hoa hậu thế giới là vì họ nghĩ người dân nơi khác cũng quan tâm. Sự thật có phải vậy không? Hay người Việt đang bị “lừa", tưởng có nhiều người xếp hàng đằng sau mình (thế mới hồi hộp), nhưng nếu quay đầu sẽ thấy chỉ có vài người thân tập trung vừa phải như chú voi đang nhai khúc mía.
Tôi viết bài này 12 tiếng sau khi thí sinh người Mỹ đăng quang trên sân khấu thành phố Sanya, Trung Quốc. Nhưng mở trang chủ của BBC (tiếng Anh) tôi không thấy thông tin về sự kiện này. Mở trang Giải trí cũng không, không có bất cứ dòng nào liên quan tới Miss World. Tôi chuyển sang trang CNN, trang thời sự lớn nhất của đất nước “nuôi” thí sinh vừa được đăng quang. Trang chủ không có tin, trang giải trí cũng không. Celine Dion đặt tên cho con, Gwyneth Paltrow không coi mình là sao...nhiều tin khác nhau nhưng 4 ký tự “m.i.s.s” không thấy đâu.
New York Times, CBS News, tôi vào nhiều trang khác cũng không thấy. Cuối cùng tôi tìm một bài ngắn mua lại của hãng AP rồi đăng ở góc “ít ánh sáng” của trang ABC News, đầu đề không viết tên thí sinh mà nhắc “một cô gái 18 tuổi”. Dưới bài chỉ có 5 phản hồi, trong đó có người hỏi vì sao một tin vớ vẩn như thế được đăng trên báo lớn.
Quay về Việt Nam. Trang chủ của 5 trang báo lớn nhất đều có tin về Hoa hậu Mỹ đăng quang tại Miss World 2010, đăng ở vị trí đẹp, nối bài phỏng vấn, bộ sưu tập ảnh. Còn Alexandria Mills (tên cô gái 18 tuổi đó) là hoa hậu của “người ta”. Bố mẹ bạn bè mình yêu mình hơn bố mẹ chính mình.
Cuối cùng các tin ấy bị thay bằng tin khác (“Lưu Bích song ca tình tứ với Nguyễn Hưng!”), nhưng khó có thể phủ nhận rằng báo chí Việt Nam quan tâm đến cuộc thi này hơn báo chí phương Tây, đặc biệt ở giai đoạn chọn gửi thí sinh. Tôi thấy có chất…âm mưu. Không phải âm mưu đáng sợ. Âm mưu nhẹ nhàng. Âm mưu vui. Nhưng vẫn là âm mưu. Vậy nên tôi nghiên cứu.
Giải mã các con số
Trước hết, Hoa hậu thế giới là sự kiện truyền hình. Từ khi thành lập ở Anh vào năm 1951 đến bây giờ, cuộc thi sống trên sóng. Theo trang web chính thức của Hoa hậu thế giới, mỗi năm cuộc thi thu hút “hơn 1 tỷ người xem”, thậm chí có lần cách đây mấy năm cuộc thi thu hút hơn 2 tỷ người xem. Thế giới có 7 tỷ người, trong đó hơn 1 tỷ người không có điện ở nhà. Có gần 1 tỷ trẻ em chưa đủ tuổi thưởng thức một cuộc thi hoa hâu. Cuộc thi phát trực tiếp; khi đó có ít nhất 2 tỷ người đang ngủ, chưa tính những người đang đi làm.
“Con số bịa đặt”, là nhận xét của ông Jack Loftus, cựu phát ngôn viên của hãng nghiên cứu truyền hình Neilson, khi được hỏi về thống kê khán giả truyền hình của những tổ chức như Hoa hậu thế giới đưa ra. Một báo cáo của European Tour Operators Association(Page 7) phân tích cụ thể hơn: Con số đó dựa trên số người có truyền hình ở tất cả các vùng phát tín hiệu chương trình. Những người không ở nhà, hoặc ở nhà nhưng không xem, vẫn được tính trong con số đó.
Theo báo cáo trên, số người xem Khai mạc Olympic Athens năm 2002 là khoảng 128 triệu, (trong đó có 27 triệu người Mỹ, 55 triệu người Trung Quốc). Đó là con số có thể tin được. Với Hoa hậu thế giới, một sự kiện năm nào cũng có, thiếu yếu tố thể thao, số người xem phải ít hơn nhiều. Thêm vào đó, tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, Hoa hậu thế giới chủ yếu chỉ phát trên cáp. Thậm chí chỉ trên mạng. Đó là sự kiện của ngày xưa, của một thời đã qua.
Dân “online” đã chán
Facebook và Youtube đo rất chính xác số người xem clip hoặc “thích” trang riêng (đăng ký theo dõi). Sáng nay, tôi vào trang facebook chính thức của Miss World thấy chỉ có 12.179 người “thích”. Trang facebook chính thức của Gà rán KFC chẳng hạn có 2.123.417 người thích. Nếu so sánh với tiền mặt, đó là sự khác biệt giữa một bánh mỳ pa-tê và một điện thoại màn hình cảm ứng chất lượng khá.
Cuối cùng các tin ấy bị thay bằng tin khác (“Lưu Bích song ca tình tứ với Nguyễn Hưng!”), nhưng khó có thể phủ nhận rằng báo chí Việt Nam quan tâm đến cuộc thi này hơn báo chí phương Tây, đặc biệt ở giai đoạn chọn gửi thí sinh. Tôi thấy có chất…âm mưu. Không phải âm mưu đáng sợ. Âm mưu nhẹ nhàng. Âm mưu vui. Nhưng vẫn là âm mưu. Vậy nên tôi nghiên cứu.
Giải mã các con số
Trước hết, Hoa hậu thế giới là sự kiện truyền hình. Từ khi thành lập ở Anh vào năm 1951 đến bây giờ, cuộc thi sống trên sóng. Theo trang web chính thức của Hoa hậu thế giới, mỗi năm cuộc thi thu hút “hơn 1 tỷ người xem”, thậm chí có lần cách đây mấy năm cuộc thi thu hút hơn 2 tỷ người xem. Thế giới có 7 tỷ người, trong đó hơn 1 tỷ người không có điện ở nhà. Có gần 1 tỷ trẻ em chưa đủ tuổi thưởng thức một cuộc thi hoa hâu. Cuộc thi phát trực tiếp; khi đó có ít nhất 2 tỷ người đang ngủ, chưa tính những người đang đi làm.
“Con số bịa đặt”, là nhận xét của ông Jack Loftus, cựu phát ngôn viên của hãng nghiên cứu truyền hình Neilson, khi được hỏi về thống kê khán giả truyền hình của những tổ chức như Hoa hậu thế giới đưa ra. Một báo cáo của European Tour Operators Association(Page 7) phân tích cụ thể hơn: Con số đó dựa trên số người có truyền hình ở tất cả các vùng phát tín hiệu chương trình. Những người không ở nhà, hoặc ở nhà nhưng không xem, vẫn được tính trong con số đó.
Theo báo cáo trên, số người xem Khai mạc Olympic Athens năm 2002 là khoảng 128 triệu, (trong đó có 27 triệu người Mỹ, 55 triệu người Trung Quốc). Đó là con số có thể tin được. Với Hoa hậu thế giới, một sự kiện năm nào cũng có, thiếu yếu tố thể thao, số người xem phải ít hơn nhiều. Thêm vào đó, tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, Hoa hậu thế giới chủ yếu chỉ phát trên cáp. Thậm chí chỉ trên mạng. Đó là sự kiện của ngày xưa, của một thời đã qua.
Dân “online” đã chán
Facebook và Youtube đo rất chính xác số người xem clip hoặc “thích” trang riêng (đăng ký theo dõi). Sáng nay, tôi vào trang facebook chính thức của Miss World thấy chỉ có 12.179 người “thích”. Trang facebook chính thức của Gà rán KFC chẳng hạn có 2.123.417 người thích. Nếu so sánh với tiền mặt, đó là sự khác biệt giữa một bánh mỳ pa-tê và một điện thoại màn hình cảm ứng chất lượng khá.
Biết đâu Hoa Hậu KFC lại "ăn" khách hơn?
Có ai nhớ Kaiane Aldorino không? Cô gái xinh đẹp đến từ Gibralter? Là hoa hậu thế giới năm ngoái? Nếu các bạn đọc tên không nhớ thì đừng lo. Xét về sự nổi tiếng trên internet, cô ấy không phải là “nhân vật nên nhớ”. Trang hâm mộ chính thức của Kaiane giờ phút này chỉ có 771 người “thích”. Trang hâm mộ của hotgirl Elly nhà mình có hơn 50.000 người.
Trang được nhiều người thích nhất trên facebook thuộc về Lady Gaga – hơn 20 triệu người từng bấm vào nút “like”. Nếu tiếp tục so sánh với tiền mặt, sự khác biệt ở giữa trang facebook của Kaiane Aldorino và trang của Lady Gaga là một máy tính xách tay bình thường và một máy bay phản lực riêng thuộc loại hiện đại nhất.
Báo chí Việt Nam hay lo chuyện thí sinh Việt Nam lọt vào top 20, top 15, top 5. Nhưng tôi đang nói về thí sinh đã lọt vào top 1, người chiến thắng luôn, hoa hậu của hơn 100 người đẹp được bình chọn tham gia cuộc thi mang tầm cỡ lớn nhất và có lịch sử lâu nhất thế giới! Chiến thắng rồi... biến mất. Một năm “chạy sự kiện”, một phút huy hoàng rồi...chợt tối, tiếp tục đi học, phát triển sự nghiệp, quay lại với cuộc sống bình thường. Đa số hoa hậu “thế giới” có số phận rất “địa phương”.
Kênh Youtube của tổ chức Miss World cũng vắng khách. Clip giới thiệu thí sinh ăn khách nhất chỉ có khoảng 4 nghìn lượt xem (vào ngày 31/10/10). Clip ăn khách nhất của Don Nguyễn có hơn 2 triệu lượt xem. Trong khi nội dung các clip của Don hướng tới người Việt (người Tây đâu có hiểu Teen Vọng Cổ là Teen gì mà cười), nội dung các clip Miss World hướng tới khán giả quốc tế. Và thất bại. (Nếu cuộc thi Miss World đã là như thế thì các bạn có thể tưởng tượng các cuộc thi "xa nhà" khác như miss model, international, slam, v.v.có sức hút như thế nào.)
Tôi biết Youtube và Facebook không phải là cách đo chính xác nhất. Không phải ở đâu cũng có người dùng, không phải mỗi lượt xem, mỗi lần bấm nút “like” là có một người thực sự quan tâm. Nhưng cộng với sự thiếu quan tâm của các trang thời sự tiếng Anh nêu trên, chúng tôi có thể thấy rằng “có chuyện để nói”.
Thậm chí trang web chính của Miss World, missworld.com, thiết kế như bài thi của một em nhanh nhẹn đang học lớp 12.
Bỗng chán hay chán dần?
Sự thật là cuộc thi Hoa hậu thế giới đã mất sức hút từ lâu, đặc biệt với giới trẻ phương Tây. Internet thường chạy trước truyền hình mười năm, nên với dân online sự mất hút ấy dễ nhìn thấy hơn. Nhưng với dân offline – dân xem truyền hình – sự mất hút ấy cũng có thể nhìn thấy được, miễn là nhìn kỹ. Không có thống kê chính xác về số người xem Hoa hậu thế giới trên truyền hình hàng năm, nhưng có thống kê khá chính xác về số người xem các cuộc thi sắc đẹp của Mỹ trên truyền hình.
Trang được nhiều người thích nhất trên facebook thuộc về Lady Gaga – hơn 20 triệu người từng bấm vào nút “like”. Nếu tiếp tục so sánh với tiền mặt, sự khác biệt ở giữa trang facebook của Kaiane Aldorino và trang của Lady Gaga là một máy tính xách tay bình thường và một máy bay phản lực riêng thuộc loại hiện đại nhất.
Báo chí Việt Nam hay lo chuyện thí sinh Việt Nam lọt vào top 20, top 15, top 5. Nhưng tôi đang nói về thí sinh đã lọt vào top 1, người chiến thắng luôn, hoa hậu của hơn 100 người đẹp được bình chọn tham gia cuộc thi mang tầm cỡ lớn nhất và có lịch sử lâu nhất thế giới! Chiến thắng rồi... biến mất. Một năm “chạy sự kiện”, một phút huy hoàng rồi...chợt tối, tiếp tục đi học, phát triển sự nghiệp, quay lại với cuộc sống bình thường. Đa số hoa hậu “thế giới” có số phận rất “địa phương”.
Kênh Youtube của tổ chức Miss World cũng vắng khách. Clip giới thiệu thí sinh ăn khách nhất chỉ có khoảng 4 nghìn lượt xem (vào ngày 31/10/10). Clip ăn khách nhất của Don Nguyễn có hơn 2 triệu lượt xem. Trong khi nội dung các clip của Don hướng tới người Việt (người Tây đâu có hiểu Teen Vọng Cổ là Teen gì mà cười), nội dung các clip Miss World hướng tới khán giả quốc tế. Và thất bại. (Nếu cuộc thi Miss World đã là như thế thì các bạn có thể tưởng tượng các cuộc thi "xa nhà" khác như miss model, international, slam, v.v.có sức hút như thế nào.)
Tôi biết Youtube và Facebook không phải là cách đo chính xác nhất. Không phải ở đâu cũng có người dùng, không phải mỗi lượt xem, mỗi lần bấm nút “like” là có một người thực sự quan tâm. Nhưng cộng với sự thiếu quan tâm của các trang thời sự tiếng Anh nêu trên, chúng tôi có thể thấy rằng “có chuyện để nói”.
Thậm chí trang web chính của Miss World, missworld.com, thiết kế như bài thi của một em nhanh nhẹn đang học lớp 12.
Bỗng chán hay chán dần?
Sự thật là cuộc thi Hoa hậu thế giới đã mất sức hút từ lâu, đặc biệt với giới trẻ phương Tây. Internet thường chạy trước truyền hình mười năm, nên với dân online sự mất hút ấy dễ nhìn thấy hơn. Nhưng với dân offline – dân xem truyền hình – sự mất hút ấy cũng có thể nhìn thấy được, miễn là nhìn kỹ. Không có thống kê chính xác về số người xem Hoa hậu thế giới trên truyền hình hàng năm, nhưng có thống kê khá chính xác về số người xem các cuộc thi sắc đẹp của Mỹ trên truyền hình.
Nhưng năm 1960, 1970 các cuộc thi sắc đẹp ấy phát toàn quốc, thu hút khoảng 20 triệu người xem. Bây giờ các cuộc thi ấy chủ yếu phát trên cáp, nếu thu hút 5 triệu người xem được coi là thành công. Hơn nữa, dân số Mỹ những năm 1960 là khoảng 180 triệu dân, còn bây giờ đã lên đến 310 triệu dân. Có nghĩa là vào những năm 1960, cứ 100 người Mỹ là có 10 người xem “Miss America”. Bây giờ cứ 100 người Mỹ chỉ có 1 người xem – trên cáp.
Dân Mỹ thường rất mê sự kiện Mỹ (thích bóng rổ hơn bóng đá). Nếu họ chán các cuộc thi sắc đẹp trong nước, có nghĩa họ cũng chán các cuộc thi sắc đẹp ngoài nước. Canada, Anh, Pháp...tôi cảm giác đa số nước phương Tây cũng đang ở mức rất chán. (Tôi không biết tên bất cứ thí sinh Canada nào tham gia “Miss World” cả 20 năm qua.). Có khi Venezuela, Trung Quốc và Ấn Độ đang ở mức “chưa chán nhưng hết mê”. Việt Nam đang ở mức nào? Đó là một câu hỏi thú vị.
Quá đề cao
Tôi vẫn nhớ, cách đây hai năm nhiều người phản đối khi hoa hậu tai tiếng Thùy Dung nói muốn tham gia cuộc thi Hoa hậu thế giới. “Đi thi thế giới thì phải có trình độ. Trình độ như cô này đi thi thì chỉ có xấu mặt Việt Nam”, là lời phản hồi đăng dưới bài phỏng vấn trong đó Thùy Dung kể về ước mơ được dự thi. Sự thật là người viết phản hồi mới là người đang… mơ.
Chỉ có người Việt Nam mới mổ xẻ thí sinh Việt Nam đến mức phát hiện một trình độ văn hóa “chưa được ấy lắm”. Thế giới quan tâm đến “trình độ” của thí sinh Việt Nam giống cách Việt Nam quan tâm đến trình độ của thí sinh Mông Cổ. Tức không quan tâm lắm. Nhìn ảnh. Thấy đẹp, thấy xấu, thấy thấp, thấy cao. Quên đi. Hôm kia hoa hậu Mông Cổ lọt vào top 25, nhưng chắc chỉ có người Mông Cổ mới ghi nhớ thành tích đó. “Thế giới đánh giá cao về sắc đẹp Mông Cổ!”, người Mông Cổ nói...cho người Mông Cổ nghe.
Dân Mỹ thường rất mê sự kiện Mỹ (thích bóng rổ hơn bóng đá). Nếu họ chán các cuộc thi sắc đẹp trong nước, có nghĩa họ cũng chán các cuộc thi sắc đẹp ngoài nước. Canada, Anh, Pháp...tôi cảm giác đa số nước phương Tây cũng đang ở mức rất chán. (Tôi không biết tên bất cứ thí sinh Canada nào tham gia “Miss World” cả 20 năm qua.). Có khi Venezuela, Trung Quốc và Ấn Độ đang ở mức “chưa chán nhưng hết mê”. Việt Nam đang ở mức nào? Đó là một câu hỏi thú vị.
Quá đề cao
Tôi vẫn nhớ, cách đây hai năm nhiều người phản đối khi hoa hậu tai tiếng Thùy Dung nói muốn tham gia cuộc thi Hoa hậu thế giới. “Đi thi thế giới thì phải có trình độ. Trình độ như cô này đi thi thì chỉ có xấu mặt Việt Nam”, là lời phản hồi đăng dưới bài phỏng vấn trong đó Thùy Dung kể về ước mơ được dự thi. Sự thật là người viết phản hồi mới là người đang… mơ.
Chỉ có người Việt Nam mới mổ xẻ thí sinh Việt Nam đến mức phát hiện một trình độ văn hóa “chưa được ấy lắm”. Thế giới quan tâm đến “trình độ” của thí sinh Việt Nam giống cách Việt Nam quan tâm đến trình độ của thí sinh Mông Cổ. Tức không quan tâm lắm. Nhìn ảnh. Thấy đẹp, thấy xấu, thấy thấp, thấy cao. Quên đi. Hôm kia hoa hậu Mông Cổ lọt vào top 25, nhưng chắc chỉ có người Mông Cổ mới ghi nhớ thành tích đó. “Thế giới đánh giá cao về sắc đẹp Mông Cổ!”, người Mông Cổ nói...cho người Mông Cổ nghe.
Thí sinh Mông-cổ. Học giỏi? Học kém? Có ai biết không? Có ai quan tâm?
Rồi thế giới mở mắt, nhìn lên và hỏi “Sao? Tôi vừa công nhận gì vậy?”
Thế giới không đọc báo online của Việt Nam, cũng không vào các forum, bình luận. Những người nghĩ thế giới sẽ quan tâm đến thí sinh Việt Nam đến mức phát hiện một vấn đề “trình độ” nào đó là những người quá đề cao sức tập trung của thế giới dành cho người đẹp Việt Nam, hoặc dành cho người đẹp nói chung. Thế giới ngày càng có thiện cảm với Việt Nam là điều dễ nhìn thấy. Nhưng đó là vì nhiều lý do khác. Bao giờ Việt Nam nghiên cứu kỹ về thí trình độ sinh Mông Cổ thì thế giới mới nghiên cứu kỹ về trình độ thí sinh Việt Nam.
Miss World sang Việt Nam, cơ hội hay không?
Theo tôi, lý do ban tổ chức Hoa hậu thế giới muốn đưa cuộc thi sang Việt Nam là vì họ nhận ra một trong ít thị trường còn lại mà người dân vẫn nhiệt tình với sản phẩm của họ. Không tổ chức ở Trung Quốc thì tổ chức ở đâu? Ấn Độ thì quá phức tạp. Châu Phi thì tổ chức rồi (và chỉ có Nam Phi mới tổ chức một cách an toàn). Châu Âu ít người quan tâm quá, và trong số ít người đó sẽ có người biểu tình, kêu phụ nữ không phải để chọn lựa, phí tiền quá, đi chỗ khác đi. Đi đâu?
Có khi Việt Nam mới hội nhập với thế giới nên những gì có chữ “quốc tế” sẽ được đón nhận một cách rất chu đáo. (Chính tôi hay ăn theo sự chu đáo ấy!) Văn hóa bằng cấp ở Việt Nam cũng mạnh – vậy một sự kiện kết hợp tầm cỡ “quốc tế” với cơ hội “lấy bằng” sẽ có nhiều người thích. Nhưng Việt Nam có nên đầu tư vào một sự kiện như thế không?
Tôi viết bài này một phần để đặt câu hỏi đó, một phần để “an ủi” bạn Kiều Khanh. Trường hợp của Khanh, tôi thấy báo chí đặt quá nhiều áp lực so với một cuộc thi chỉ là...Hoa hậu thế giới. Chính Khanh từng so sánh cuộc thi này với một cuộc chơi, không đặt nặng vấn đề ăn thua.
Thế giới không đọc báo online của Việt Nam, cũng không vào các forum, bình luận. Những người nghĩ thế giới sẽ quan tâm đến thí sinh Việt Nam đến mức phát hiện một vấn đề “trình độ” nào đó là những người quá đề cao sức tập trung của thế giới dành cho người đẹp Việt Nam, hoặc dành cho người đẹp nói chung. Thế giới ngày càng có thiện cảm với Việt Nam là điều dễ nhìn thấy. Nhưng đó là vì nhiều lý do khác. Bao giờ Việt Nam nghiên cứu kỹ về thí trình độ sinh Mông Cổ thì thế giới mới nghiên cứu kỹ về trình độ thí sinh Việt Nam.
Miss World sang Việt Nam, cơ hội hay không?
Theo tôi, lý do ban tổ chức Hoa hậu thế giới muốn đưa cuộc thi sang Việt Nam là vì họ nhận ra một trong ít thị trường còn lại mà người dân vẫn nhiệt tình với sản phẩm của họ. Không tổ chức ở Trung Quốc thì tổ chức ở đâu? Ấn Độ thì quá phức tạp. Châu Phi thì tổ chức rồi (và chỉ có Nam Phi mới tổ chức một cách an toàn). Châu Âu ít người quan tâm quá, và trong số ít người đó sẽ có người biểu tình, kêu phụ nữ không phải để chọn lựa, phí tiền quá, đi chỗ khác đi. Đi đâu?
Có khi Việt Nam mới hội nhập với thế giới nên những gì có chữ “quốc tế” sẽ được đón nhận một cách rất chu đáo. (Chính tôi hay ăn theo sự chu đáo ấy!) Văn hóa bằng cấp ở Việt Nam cũng mạnh – vậy một sự kiện kết hợp tầm cỡ “quốc tế” với cơ hội “lấy bằng” sẽ có nhiều người thích. Nhưng Việt Nam có nên đầu tư vào một sự kiện như thế không?
Tôi viết bài này một phần để đặt câu hỏi đó, một phần để “an ủi” bạn Kiều Khanh. Trường hợp của Khanh, tôi thấy báo chí đặt quá nhiều áp lực so với một cuộc thi chỉ là...Hoa hậu thế giới. Chính Khanh từng so sánh cuộc thi này với một cuộc chơi, không đặt nặng vấn đề ăn thua.
Theo tôi, sự thành công lớn nhất một thí sinh có thể mang lại từ cuộc thi Hoa hậu thế giới là được biết đến ở nước mình. Diễn viên Ấn Độ Aishwarya Rai là ví dụ tiêu biểu. Cố ấy là Hoa hậu thế giới thành công nhất từ trước đến giờ. Từ một cuộc thi quốc tế cô ấy đã phát triển một sự nghiệp trong nước, rồi từ sự nghiệp trong nước đó cô ấy đã quay trở lại với sân khấu quốc tế.
Theo cái nhìn đó Kiều Khanh đã quá thành đạt. Có được lọt vào top 25, top 7, top 3, được chọn tham gia hoa hậu biển, hoa hậu tài năng, hoa hậu thể thao...thế nào đi nữa thì đã hơn phân nửa dân số Việt Nam biết đến cô rồi.
Chúc mừng Kiều Khanh
Nguồn: http://www.facebook.com/note.php?note_id=165790100112748Theo cái nhìn đó Kiều Khanh đã quá thành đạt. Có được lọt vào top 25, top 7, top 3, được chọn tham gia hoa hậu biển, hoa hậu tài năng, hoa hậu thể thao...thế nào đi nữa thì đã hơn phân nửa dân số Việt Nam biết đến cô rồi.
Chúc mừng Kiều Khanh
Và ở đây nữa: http://dantri.com.vn/c135/s702-433502/quan-tam-den-miss-world-co-bilac-hau.htm
* Joe Juelle tốt nghiệp đại học ngành sân khấu tại Canada, anh sang VN làm việc và học tiếng Việt và nổi tiếng với nickname Mr Dâu Tây. Hiện nay anh có dự định theo học ở SOAS (the School of Oriental and African Studies- University of London) mà tôi vinh dự được anh mời viết thư giới thiệu anh với trường trong tư cách là người đã dậy anh môn lịch sử Việt Nam. Hi vọng trong tương lai anh sẽ trở thành nhà Việt Nam học xuất sắc. Trong ảnh Joe đang làm nhiệm vụ của MC trong buổi liên hoan văn nghệ mừng năm mới 2008 tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt- nơi anh theo học tiếng Việt.
Có thể xem Mr Dâu viết về việc học tiếng Việt ở đây: http://vi-vn.facebook.com/note.php?note_id=170516529640105
* Joe Juelle tốt nghiệp đại học ngành sân khấu tại Canada, anh sang VN làm việc và học tiếng Việt và nổi tiếng với nickname Mr Dâu Tây. Hiện nay anh có dự định theo học ở SOAS (the School of Oriental and African Studies- University of London) mà tôi vinh dự được anh mời viết thư giới thiệu anh với trường trong tư cách là người đã dậy anh môn lịch sử Việt Nam. Hi vọng trong tương lai anh sẽ trở thành nhà Việt Nam học xuất sắc. Trong ảnh Joe đang làm nhiệm vụ của MC trong buổi liên hoan văn nghệ mừng năm mới 2008 tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt- nơi anh theo học tiếng Việt.
Có thể xem Mr Dâu viết về việc học tiếng Việt ở đây: http://vi-vn.facebook.com/note.php?note_id=170516529640105
Mài nói đúng. Dân việt chỉ chăm chăm chờ hoa hậu lộ hàng, chỉ khi đó họ mới tỏ ra mình...mới chuẩn. Khặc khặc...
Trả lờiXóa