Okakura Tenshin (I862-I9I3)
( chương VII, Trà nhân, trong cuốn Trà thư, NXB Thế giới, 2009) từ trangI45-I53)
Người dịch:Nishino Noriko ,giáo viên dạy Trà đạo- cố vấn câu lạc bộ Trà đạo Trúc Diệp
Lê Yến Minh
Đoàn Phương Ly
Lê Mai Hương
Người giới thiệu: GS Tani Akira- một trong những nhà nghiên cứu về Trà Đạo hàng đầu của Nhật Bản
Người biên tập tiếng Việt: Lê Kim Nhung- giảng viên văn học của Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội
Người hiệu đính: Trần Đoàn Lâm- GĐ nhà Xuất bản Thế giới.
Người dịch:Nishino Noriko ,giáo viên dạy Trà đạo- cố vấn câu lạc bộ Trà đạo Trúc Diệp
Lê Yến Minh
Đoàn Phương Ly
Lê Mai Hương
Người giới thiệu: GS Tani Akira- một trong những nhà nghiên cứu về Trà Đạo hàng đầu của Nhật Bản
Người biên tập tiếng Việt: Lê Kim Nhung- giảng viên văn học của Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội
Người hiệu đính: Trần Đoàn Lâm- GĐ nhà Xuất bản Thế giới.
Trong tôn giáo, vị lai ở phía sau ta. Trong nghệ thuật, hiện tại là vĩnh cửu. Các vị Trà nhân tin rằng, sự thưởng thức nghệ thuật thực sự chỉ đến với những người nào tạo ra nghệ thuật ảnh hưởng tới cuộc sống. Vì vậy, họ tìm cách điều chỉnh cuộc sống hàng ngày bằng những tiêu chuẩn cao về sự tinh tế có được trong Trà thất. luôn luôn phải giữ thanh tịnh và việc dàm đạo được xếp đặt để không bao giờ phá vỡ sự hài hòa của không gian xung quanh. Kiểu dáng và màu sắc các trang phục, tư thế và cách đi đứng- tất cả đều thể hiện cá tính thẩm mỹ. Không thể xem nhẹ các vấn đề này, vì chừng nào một con người chưa thể tự làm đẹp mình thì người đó không có quyền tiếp cận cái đẹp. Vì vậy Trà Nhân cố gắng trở nên hơn một người nghệ sĩ, mà là chính bản thân nghệ thuật. Đó chín là Thiền của Mỹ học. Sự hoàn hảo có ở khắp mọi nơi, chỉ cần ta quyết nhận ra nó hay không. Kiryu rất thích viện dẫn một bài thơ cổ:
Với những người chỉ mong mỏi hoa
Ta sẽ vui lòng chỉ ra mùa xuân nở rộ
Còn lưu lại trong những chồi nụ khó nhọc
Trên sườn đồi tuyết phủ (I)
Đóng góp của Trà Nhân thật sự đa dạng. Họ đã cải cách hoàn toàn kiến trúc cổ điển, trang trí nội thất và và tạo ra phong cách mới mà chúng ta đã miêu tả trong chương nói về trà thất- một phong cách thậm chí ảnh hưởng đến các cung điện và Thiền viện được xây cất sau thế kỷ I6. Một Kobori Enshiu đa tài đã để lại nhiều chứng tích nổi bật về thiên tài của mình trong Ly cung Katsura (2). thành Nagoya (3) và Nhị Điều (4) thành và tự viện Kohoan (5). Tất cả các khu vườn nổi tiếng ở Nhật Bản đều do Trà Nhân thiết kế . Đồ gốm của chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ đạt được chất lượng tuyệt hảo, nếu như các Trà Nhân không thổi hồn vào đó - việc chế tạo Trà cụ đòi hỏi phải phát huy hết mức sự khéo léo của những người thợ làm gốm. Bảy lò gốm nung của Enshiu (6) được toàn bộ học giả về gốm Nhật Bản biết đên. Nhiều loại vải dệt mang tên các Trà Nhân, những người đã tạo ra màu sắc, kiểu dáng. Thật sự không thể tìm ra bất cứ lĩnh vực nào mà Trà nhân không để lại dấu ấn kỳ tài của mình. Trong hội họa và sơn mài, có vẻ gần như là thừa nếu ta nói đến những đóng góp to lớn của họ. Một trong những trường phái hội họa danh tiếng nhất có nguồn gốc từ Trà Nhân Honami Koetsu(7), cũng nổi tiếng là một nghệ nhân sơn mài và gốm. Nếu đặt cạnh các tác phẩm của ông, thi sự tuyệt phẩm của người cháu trai Koho và người cháu trai họ Korin (8)và Kenzan(9) gần như bị lu mờ. Toàn bộ trường phái Korin như người ta thường gọi vậy là là một biểu hiện của Trà Đạo. trong các đường nét phóng khoáng của trường phái này, chúng ta dường như tìm thấy sức sống của chính thiên nhiên ở đó.
Bộ đồ trà hay còn được gọi là Trà cụ
Cho dù ảnh hưởng của Trà nhân trong lĩnh vực nghệ thuật có mạnh đến đâu cũng không thể so sánh được với ảnh hưởng của họ tới cách sống. Không chỉ trong tập tục của một xã hội thanh lịch mà còn cả trong sự sắp đặt mọi chi tiết trong gia đình, chúng ta đều cảm nhận thấy sự hiện diện của Trà nhân. Rất nhiều các món ăn tinh tế, cũng như cách phục vụ món ăn đều là sáng tạo của họ. Trà nhân dạy chúng ta chỉ mặc y phục có màu sắc trang nhã. Họ chỉ dẫn cho chúng ta có một tinh thần phù hợp khi tiếp cận hoa. Họ nhấn mạnh vào yêu thích sự mộc mạc một cách tự nhiên của ta, và chỉ cho chúng ta thấy vẻ đẹp của sự khiêm nhường. Thực chất thông qua gia huấn của Trà nhân, trà đã đi vào cuộc sống của người dân.
Trong chúng ta, những ai không biết bí quyết điều chỉnh cuộc sinh tồn một cách hợp lý trong một bề hỗn độn đầy rắc rối, xuẩn ngốc mà chúng ta gọi là cuộc sống, thì luôn sống trong trạng thái khổ sở, trong khi cố tỏ ra vẻ hạnh phúc và hài lòng một cách hão huyền. Chúng ta loạng choạng cố tìm cách giữ cho tinh thần bình ổn, và nhìn thấy điềm báo giông tố nơi mỗi đám mây đang trôi phía chân trời. Tuy nhiên trong những cuộn sóng ào ạt lướt ra xa về phía vĩnh hằng vẫn có niềm vui và vẻ đẹp. Sao ta không hòa vào cái hồn của chúng, hoặc, giống như Liệt tử, cưỡi trên chính trận cuồng phong đó.
Chỉ có những ai sống với cái đẹp mới có thể chết đẹp. Khoảnh khắc cuối cùng của những Trà nhân vĩ đại cũng ngập tràn sự tinh tế thanh cao như chính cuộc sống của họ. Luôn luôn tìm cách sống hài hòa với nhịp điệu vĩ đại của vũ trụ, họ luôn sẵn sàng đi vào cõi vô định. " Tiệc trà cuối cùng của Rikyu" sẽ tồn tại mãi là tột đỉnh của sự bi tráng..."
Trà thất
Tình bạn giữa Rikyu và Taiko Hideyoshi đã có từ lâu, và người võ sĩ vĩ đại rất trọng vọng bậc Trà Nhân này. Nhưng tình bạn của một bạo chúa luôn là vinh dự nguy hiểm. Đó là thời kỳ đầy rẫy phản trắc, và người người ta thậm chí không tin tưởng cả người thân cận nhất của mình. Rikyu không phải là một cận thần nô lệ và thường dám tranh luận với trái ý với bạo chúa của mình. Lợi dụng những lúc lạnh nhạt trong mối quan hệ với Taiko và Rikyu, kẻ thù của Rikyu đã vu cho ông có dính líu đến một âm mưu đầu độc bạo quân. Lời đồn tới tai của Hideyoshi rằng, chén trà xanh do chính vị Trà nhân chuẩn bị có chứa thuốc độc. Với Hideyoshi, nghi ngờ cũng đủ là lý do cho án tử hình ngay tức khắc, và không có sự cầu khẩn nào lay chuyển được ý chí của kẻ thống trị đương cơn thịnh nộ. Kẻ bị xử tử chỉ được ban một đặc ân duy nhất là vinh dự được tự tay kết liễu mình.
Vườn
Vào ngày giã từ định mệnh, Rikyu mời những môn đệ trưởng của mình tới tham dự buổi tiệc trà cuối cùng. Các vị khách đau buồn hội tụ ở machial. Khi họ nhìn vào Roji, hàng cây dường như cũng rung động và trong tiếng xào xạc của lá cây như vọng lại tiếng thì thầm của các vong hồn. Những cây đèn xám đứng giống như âm binh oai nghiêm trước cửa Địa ngục. Một làn hương trầm thoang thoảng tỏa ra từ phòng trà; đó là lời mời khách bước vào. Từng người một tiến vào và ngồi vào chỗ của mình. Tại Tokonoma, có treo một bức kakemono (II) thể hiện bút pháp tuyệt vời của một vị sư thời xưa nói về sự phù du của mọi điều thế tục. Tiếng reo của nồi nước đang sôi trên lò than nghe như tiếng ve kêu buồn bã khi phải giã từ mùa hạ. Rồi vị chủ nhà bước vào phòng. Từng người một được mời thưởng thức trà, và từng người một lặng lẽ uống cạn chén trà, chủ nhân là người uống sau cùng. Theo nghi lễ, vị khách chính xin phép hỏi bộ đồ trà. Rikyu đặt các vật dụng khác nhau trước mặt họ cùng với bức thư pháp. Sau khi mọi người bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của chúng, Rikyu tặng mỗi người tham dự tiệc trà một vật làm kỷ niệm. Ông chỉ giữ lại chiếc bát. " Chiếc bát đã bị ô uế bởi đôi môi kẻ bất hạnh này, sẽ không bao giờ được sử dụng nữa". Nói xong ông đập vỡ chiếc bát làm nhiều mảnh.
Buổi tiệc trà kết thúc, các vị khách nén kìm nước mắt một cách khó khăn, nói lời từ biệt cuối cùng và rời phòng trà. Duy nhất một người, người gần gũi và thân cận nhất được yêu cầu ở lại để chứng kiến hồi kết. Rikyu cởi bỏ Trà phục và cẩn thận gấp lại đặt trên chiếu, để lộ ra tử phục trắng tinh khiết được mặc giấu cho đến lúc bấy giờ. Ông dịu dàng ngắm nhìn lưỡi dao định mệnh sáng loáng, rồi ngâm vài vần thơ tao nhã:
Xin chào mi
Lưỡi gươm vĩnh hằng
Qua cả Phật đà
Qua cả Đạt Ma
Mi tự xuyên qua
Với một nụ cười trên khuôn mặt, Rikyu bước vào cõi vô định
Với một nụ cười trên khuôn mặt, Rikyu bước vào cõi vô định
-------------------------
* Theo nguyên bản tiếng Anh, Trà nhân được dịch từ Tea-Master. Có người dịch Tea- master là Nghệ nhân trà đạo, nhưng theo tôi Nghệ nhân gắn với những người làm nghề thủ công. Còn Trà đạo không phải là một nghề thủ công mà là một nghi lễ, một triết lý sống, là Đạo. Nếu dùng Nghệ nhân sẽ không làm rõ được sự khác biệt ấy. Những người học Trà đạo để biết pha trà theo kiểu Trà đạo hiện nay chắc không được gọi là Trà Nhân. Trà Nhân là thuật ngữ và đi cùng với nó là cả một bảng những quy tắc thực hành tu dưỡng kèm theo. Trong Trà đạo có những khái niệm mang ý nghĩa quy ước riêng như : Trà Nhân, Trà Thất, Trà cụ, Trà phục...
* Theo nguyên bản tiếng Anh, Trà nhân được dịch từ Tea-Master. Có người dịch Tea- master là Nghệ nhân trà đạo, nhưng theo tôi Nghệ nhân gắn với những người làm nghề thủ công. Còn Trà đạo không phải là một nghề thủ công mà là một nghi lễ, một triết lý sống, là Đạo. Nếu dùng Nghệ nhân sẽ không làm rõ được sự khác biệt ấy. Những người học Trà đạo để biết pha trà theo kiểu Trà đạo hiện nay chắc không được gọi là Trà Nhân. Trà Nhân là thuật ngữ và đi cùng với nó là cả một bảng những quy tắc thực hành tu dưỡng kèm theo. Trong Trà đạo có những khái niệm mang ý nghĩa quy ước riêng như : Trà Nhân, Trà Thất, Trà cụ, Trà phục...
Chú thích:
I. Thơ của Fujiwara no Ietaka ( II58-I237), quý tộc và nhà thơ lớn của Nhật bản
2. Ly cung Kasurra là một cung điện có vườn và kiến trúc ngoài trời nằm ở ngoại ô phía tây nam Kyoto. Đây là một trong những báu vật văn hóa kích thước lớn quan trọng của Nhật bản. khu vườn Ly cung là một kiệt tác của kiểu vườn Nhật Bản. cung điện gồm tòa nhà, trà thất và vườn. nó đem l;ại những thiết kế vô giá cho các cung điện Hoàng gia thời kỳ Edo
3. Thành Nagoya được Tokugawa xây cho con trai thứ 9 của mình
4. Nhị Điều thành do Tokugawa Ieyasu xây để bảo vệ lâu đài hoàng đế ở Kyoto
5. Chùa Daitoku
6 Là bảy lò ghốm của Enshiu cho sản xuất gốm sứ phù hợp với nghệ thuật Trà đạo
7.Honami Koetsu: (I558-I637) là một trà nhân sinh ra ở Kyoto, đồng thời cũng là thợ làm gốm, nghệ nhân sơn mài, là nhà thư pháp nổi tiếng, được xem là người mở đường cho trường phái hội họa Rimpa, một trong những trường phái hội họa lớn nhất Nhật bản. ông cũng là nghệ nhân gốm với những tác phẩm Raku nổi tiếng trong giới Trà đạo.
8.Ogata Korin: (I658-I7I6)là họa sỹ và nghệ nhân sơn mài và nhuộm vải, là anh trai của Ogata Kenza. Trường phái của ông được người đời sau gọi là Rimpa
9.Ogata Kenzan : (I663-I743), nghệ nhân gốm ở Kyoto, phong cách của opong là gốm hoa văn nhiều màu vẽ bằng bút lông.
I0 Rimpa: là một trường phái hội họa chính của Nhật bản từ thế kỷ I7 do Tawaraya Soutasu sáng lập và Otaga Korin xiển dương. Honami Koetsu và Otaga Kenzan củng cố và phát huy trong lĩnh vực gốm sứ, sơn mài. thuật ngữ " Rympa" bản thân là âm tiết cuối từ Korin được khắc trên tiền thời Minh trị
II. kakemono: tranh cuộn hay bức thư pháp treo tường.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về việc đào tạo một thợ thủ công ở Nhật Bản ở đây:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/03/tinh-than-nghe-nhan.html
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về việc đào tạo một thợ thủ công ở Nhật Bản ở đây:
http://chuyencuachi.blogspot.com/2011/03/tinh-than-nghe-nhan.html
Khuyến mại thêm hình tôi thưởng thức Trà theo phong cách Trà đạo tại Sảnh đường Vàng ở Kyoto
Đây là Sảnh đường Vàng- Nơi đây người ta có thể mở tiệc trà
Nhật Bản đã quá nổi tiếng với phong tục trà đạo http://www.tieckienvang.com.vn/tea-break-tiec-tra-lp88p1.html
Trả lờiXóa